Người tiểu đờng sử dụng bột sắn dây có an toàn không?
2023-09-15T16:25:33+07:00 2023-09-15T16:25:33+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/nguoi-tieu-dong-su-dung-bot-san-day-co-an-toan-khong-2089.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/20200529_bot-san-day-02.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/09/2023 07:57 | Hỏi đáp
-
Tôi đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 trong một thời gian dài và thích thực phẩm chứa sắn dây. Tôi có thể sử dụng sắn dây một cách an toàn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình không? (Nguyễn Văn Hùng, 55 tuổi, Đà Nẵng)
Thưa độc giả Hùng cũng như quý độc giả cùng có mối quan tâm,
Sắn là một loại rau củ (giống như khoai lang) rất giàu tinh bột và thường được phơi khô rồi nghiền thành bột. Bột sắn là chất thay thế không chứa gluten bổ dưỡng cho các loại bột làm từ ngũ cốc như lúa mì nguyên hạt.
Trong y học cổ truyền, sắn dây còn có tên gọi khác là “cát căn”, có tính mát, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, thăng dương chỉ tả, sinh tân dịch, giải rượu, … Ngoài ra, theo y học hiện đại, sắn dây cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời bạn không thể bỏ qua bao gồm:
• Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh: sắn có hàm lượng carbohydrate cao. Loại carb này đi qua quá trình tiêu hóa ở ruột non và đến ruột kết. Ở đây, nó được lên men và hoạt động như một prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột. Quá trình này sau đó cũng giải phóng các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) rất có lợi cho sức khỏe con người.
• Hỗ trợ giảm cân: ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm cân. Với 3 gram chất xơ trong mỗi cốc bột sắn có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với các loại bột tinh chế.
• Đường huyết: một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn thực phẩm giàu tinh bột kháng, như bột sắn, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Cụ thể, những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì ăn 10-15 gram bột sắn mỗi ngày có mức đường huyết lúc đói thấp hơn, lượng huyết sắc tố A1C thấp hơn và cải thiện độ nhạy insulin, giúp đường được hấp thu vào máu hiệu quả hơn. Quay lại câu hỏi của bạn Hùng, ta có thể thấy rằng sắn dây hoàn toàn có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Ngoài ra, trên thang chỉ số đường huyết, sắn có số điểm là 46, thấp hơn các loại tinh bột khác như gạo và khoai lang do bên cạnh carbohydrate, sắn dây cũng chứa nhiều chất xơ và một số protein. Do đó, đây hoàn toàn là một lựa chọn rất có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Vậy có những cách dùng bột sắn dây như thế nào là tốt nhất cho người tiểu đường?
Có rất nhiều cách sử dụng bột sắn dây tốt cho sức khỏe như ăn sống, nấu chín, pha nước uống. Tuy nhiên, việc uống sống vẫn đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tiểu đường. Bạn có thể lấy bột sắn dây pha với nước, thêm một ít nước cốt chanh và đường thô (đường thốt nốt, đường đen, …) để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn có thể thêm sắn dây để nấu cháo gạo lứt cũng là một món ăn ngon miệng cho người tiểu đường.
Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được bột sắn dây, thậm chí nó còn rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng vẫn cần có một chế độ ăn uống cân đối, thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng và đảm bảo chỉ số đường huyết của bạn luôn ổn định.
Sắn là một loại rau củ (giống như khoai lang) rất giàu tinh bột và thường được phơi khô rồi nghiền thành bột. Bột sắn là chất thay thế không chứa gluten bổ dưỡng cho các loại bột làm từ ngũ cốc như lúa mì nguyên hạt.
Trong y học cổ truyền, sắn dây còn có tên gọi khác là “cát căn”, có tính mát, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, thăng dương chỉ tả, sinh tân dịch, giải rượu, … Ngoài ra, theo y học hiện đại, sắn dây cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời bạn không thể bỏ qua bao gồm:
• Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh: sắn có hàm lượng carbohydrate cao. Loại carb này đi qua quá trình tiêu hóa ở ruột non và đến ruột kết. Ở đây, nó được lên men và hoạt động như một prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột. Quá trình này sau đó cũng giải phóng các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) rất có lợi cho sức khỏe con người.
• Hỗ trợ giảm cân: ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm cân. Với 3 gram chất xơ trong mỗi cốc bột sắn có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với các loại bột tinh chế.
• Đường huyết: một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn thực phẩm giàu tinh bột kháng, như bột sắn, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Cụ thể, những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì ăn 10-15 gram bột sắn mỗi ngày có mức đường huyết lúc đói thấp hơn, lượng huyết sắc tố A1C thấp hơn và cải thiện độ nhạy insulin, giúp đường được hấp thu vào máu hiệu quả hơn. Quay lại câu hỏi của bạn Hùng, ta có thể thấy rằng sắn dây hoàn toàn có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Ngoài ra, trên thang chỉ số đường huyết, sắn có số điểm là 46, thấp hơn các loại tinh bột khác như gạo và khoai lang do bên cạnh carbohydrate, sắn dây cũng chứa nhiều chất xơ và một số protein. Do đó, đây hoàn toàn là một lựa chọn rất có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Vậy có những cách dùng bột sắn dây như thế nào là tốt nhất cho người tiểu đường?
Có rất nhiều cách sử dụng bột sắn dây tốt cho sức khỏe như ăn sống, nấu chín, pha nước uống. Tuy nhiên, việc uống sống vẫn đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tiểu đường. Bạn có thể lấy bột sắn dây pha với nước, thêm một ít nước cốt chanh và đường thô (đường thốt nốt, đường đen, …) để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn có thể thêm sắn dây để nấu cháo gạo lứt cũng là một món ăn ngon miệng cho người tiểu đường.
Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được bột sắn dây, thậm chí nó còn rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng vẫn cần có một chế độ ăn uống cân đối, thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng và đảm bảo chỉ số đường huyết của bạn luôn ổn định.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng