Trẻ trên 5 tuổi đái dầm vào ban đêm có sao không?

08/09/2023 07:48 | Hỏi đáp
- Con tôi năm nay đã 7 tuổi nhưng vẫn còn hiện tượng đái dầm vào ban đêm. Đây có phải biểu hiện của bệnh gì hay không và làm cách nào để bé không đái dầm khi ngủ nữa thưa bác sĩ? (Trần Thu Hoài, TP.HCM).
Thưa chị Hoài, 
Đái dầm ở trẻ em là một hiện tượng khá phổ biến nhưng nó thường tự biến mất khi bé lớn lên. Trong một số trường hợp khi bé đã trên 5 tuổi mà vẫn còn đái dầm vào ban đêm như trong trường hợp kể trên thì đó là một dấu hiệu sức khỏe mà ba mẹ phải hết sức chú ý. 
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ lớn tuổi
Các nguyên nhân gây ra vấn đề đái dầm ở trẻ lớn tuổi có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như:
Dung tích bàng quang nhỏ: Nếu bàng quang của trẻ có dung tích nhỏ, nó có thể không thể chứa đủ nước tiểu trong thời gian ngủ, dẫn đến việc đái dầm ở bé.
20190925 045826 443161 tre dai dam max 1800x1800
Không sản xuất đủ hormone vasopressin: Vasopressin là một hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng nước tiểu được sản xuất và giải chất thải trong cơ thể. 
Khi cơ thể sản xuất không đủ hormone vasopressin, thường do sự chậm phát triển thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng trẻ đái dầm vào ban đêm. 
Yếu tố di truyền: Vấn đề đái dầm có thể có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc bệnh đái dầm, khả năng trẻ cũng sẽ có nguy cơ.
Bị ảnh hưởng tâm lý: Các tình huống tâm lý như căng thẳng, lo lắng hoặc sự thay đổi bất thường trong cuộc sống (bố mẹ ly hôn, mất người thân, …) có thể gây ra việc đái dầm ở trẻ lớn tuổi.
Mộng du hoặc chứng ngủ sâu: Trong một số trường hợp, trẻ có thể đái dầm khi đang bị mộng du và mơ thấy mình đang ở trong nhà vệ sinh hay nhà tắm.
Nguyên nhân bệnh lý: Một số tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, tiểu đường hoặc các vấn đề y tế khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát thời gian đi tiểu của bé. 
dai dam 1
2. Trẻ 5 – 6 tuổi đái dầm có nên đi khám bác sĩ không?
Nếu trẻ trên 5 tuổi mà vẫn gặp vấn đề đái dầm, thì việc khám bác sĩ là rất quan trọng bởi đái dầm ở tuổi lớn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe thể chất hay tinh thần như kể trên. Do đó, việc đưa bé đến bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của vấn đề đái dầm ở bé, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 
Có 2 biện pháp chữa bệnh đái dầm cho bé là: 
• Điều chỉnh hành vi: cho bé đi tiểu trước khi ngủ, hạn chế uống nước 2 tiếng trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể định kỳ gọi bé dậy đi tiểu vào ban đêm. 
Điều trị bằng thuốc: tùy vào sức khỏe của bé mà bác sĩ sẽ kê cho bé các loại thuốc khác nhau để trị chứng đái dầm của bé. 
Như vậy, việc đái dầm ở trẻ lớn hơn 5 tuổi là khá nguy hiểm và cần có sự can thiệp từ bác sĩ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên để ý thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý của trẻ và tích cực hỗ trợ trẻ trong quá trình loại bỏ chứng đái dầm. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây