Cẩn trọng khi nước tiểu đổi màu
2023-08-29T01:22:06+07:00 2023-08-29T01:22:06+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/can-trong-khi-nuoc-tieu-doi-mau-1979.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/tieu_mau_dau_hieu_cua_mot_so_1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/08/2023 07:12 | Cảnh báo
-
Màu sắc của nước tiểu là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Vì thê, màu sắc bất thường của nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý bên trong cơ thể.
Nước tiểu là chất thải trao đổi chất được sản xuất hàng ngày, cơ thể con người bài tiết nước tiểu thông qua hệ thống tiết niệu và đường tiết niệu. Nó không chỉ có tác dụng loại bỏ chất thải chuyển hóa mà còn điều chỉnh sự cân bằng của nước và chất điện giải. Khi trời nóng, nước tiểu là phương tiện quan trọng để cơ thể giải nhiệt.
Đối với một người trưởng thành bình thường, lượng nước tiểu trung bình hàng ngày khoảng 1500 - 2000ml. Vì thế, sự thay đổi thành phần nước tiểu có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe mỗi người. Điều gì xảy ra với cơ thể khi nước tiểu đổi màu?
Nước tiểu thường có màu trong suốt đến vàng nhạt. Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước mà chúng ta tiêu thụ và nồng độ các chất chuyển hóa trong cơ thể.
Nếu nước tiểu có màu sắc khác thường như đỏ, hồng, đen, xanh lam, xanh lá cây, tím, trắng hoặc các màu khác, điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.
Nước tiểu trong suốt
Nước tiểu trong và không màu thường được xem là một dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu thì cần phải xem xét việc uống quá nhiều thuốc có gây rối loạn cơ chế tiểu tiện bình thường của cơ thể hay không.
Việc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng “say nước”, khi mà lượng nước trong cơ thể vượt quá giới hạn mà chúng ta có thể chịu đựng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi. Ngoài ra, nếu ai đó đang dùng thuốc lợi tiểu, việc uống quá nhiều thuốc có thể làm rối loạn cơ chế tiểu tiện bình thường của cơ thể như: đau bụng, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Nước tiểu màu vàng sẫm
Nếu nước tiểu có màu sẫm và lượng nước tiểu ít - đó là dấu hiệu của việc cơ thể không được cung cấp đủ nước. Điều này dễ gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu nước tiểu thỉnh thoảng có màu vàng sẫm, đó là bình thường. Còn trường hợp màu nước tiểu vẫn không hồi phục sau khi uống đủ nước, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác.
Hoặc trong trường hợp, sau khi uống vitamin B và các chất bổ sung dinh dưỡng khác, nước tiểu có thể chuyển sang màu vàng sáng hơn. Điều này không có nghĩa là cơ thể có vấn đề gì, nhưng cũng cần chú ý đến việc bổ sung vitamin có vượt quá lượng khuyến cáo hay không. Nước tiểu màu đỏ hồng
Nước tiểu có màu lạ có thể do ăn quá nhiều thực phẩm giàu sắc tố như: củ cải đường, thanh long đỏ, cà rốt và quả mâm xôi. Ngoài ra, một số loại thuốc như rifampicin, metronidazole, daunorubicin, warfarin, epalrestat cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ và có bột.
Tuy nhiên, khi uống rifampin, không chỉ nước tiểu đổi màu mà nước bọt, mồ hôi của cơ thể con người cũng có khả năng chuyển sang màu đỏ cam.
Nếu không có các yếu tố trên, khả năng xấu nhất cần được tính đến là tiểu máu. Các căn bệnh khác như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi, bệnh thận và khối u đều có thể gây ra máu trong nước tiểu.
Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này trong thời gian dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau buồn tiểu, tiểu rắt, tiểu ít thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Nước tiểu màu nước tương, đen
Nếu nước tiểu có màu giống như nước tương thì đó có thể là do các loại thuốc như metronidazole, nitrofurantoin, senna, methocarbamol, sorbitol và cresol dẫn xuất phenol… - những loại thuốc khá chuyên biệt.
Nếu bạn đang tiêm bổ sung sắt, nó cũng có thể gây ra sự đổi màu nước tiểu do các hợp chất được hình thành khi sắt được bài tiết.
Nhưng nếu không dùng thuốc, thì cần xem xét cơ thể mình có điều gì không ổn. Loại nước tiểu sẫm màu này thường gặp ở những bệnh nhân bị đái ra máu lâu năm, bệnh thận nặng, ngộ độc phenol, u ác tính… Dù nguyên nhân là gì cũng cần đến bệnh viện khám ngay khi thấy màu nước tiểu “lạ” như vậy. Nước tiểu màu tím
Nước tiểu màu tím thường là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm trùng. Điều này thường xảy ra sau khi bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu. Hội chứng túi nước tiểu màu tím là một trong những tình trạng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nước tiểu màu trắng
Nếu nước tiểu có màu trắng đục, có thể là do nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt. Còn nếu nước tiểu giống như sữa, có thể là do bị giun chỉ hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết quanh thận.
Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi màu của nước tiểu chủ yếu do thực phẩm, thuốc và bệnh tật. Nếu nguyên nhân là do ăn phải một số loại thực phẩm, màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
Nếu sự đổi màu nước tiểu là do phản ứng lành tính với thuốc, nó thường tự biến mất sau khi ngừng thuốc…Còn nếu bạn không nằm trong các vấn đề trên thì hãy tới bệnh viện để kiểm tra nhé!
Đối với một người trưởng thành bình thường, lượng nước tiểu trung bình hàng ngày khoảng 1500 - 2000ml. Vì thế, sự thay đổi thành phần nước tiểu có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe mỗi người. Điều gì xảy ra với cơ thể khi nước tiểu đổi màu?
Nước tiểu thường có màu trong suốt đến vàng nhạt. Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước mà chúng ta tiêu thụ và nồng độ các chất chuyển hóa trong cơ thể.
Nếu nước tiểu có màu sắc khác thường như đỏ, hồng, đen, xanh lam, xanh lá cây, tím, trắng hoặc các màu khác, điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.
Nước tiểu trong suốt
Nước tiểu trong và không màu thường được xem là một dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu thì cần phải xem xét việc uống quá nhiều thuốc có gây rối loạn cơ chế tiểu tiện bình thường của cơ thể hay không.
Việc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng “say nước”, khi mà lượng nước trong cơ thể vượt quá giới hạn mà chúng ta có thể chịu đựng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi. Ngoài ra, nếu ai đó đang dùng thuốc lợi tiểu, việc uống quá nhiều thuốc có thể làm rối loạn cơ chế tiểu tiện bình thường của cơ thể như: đau bụng, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Nước tiểu màu vàng sẫm
Nếu nước tiểu có màu sẫm và lượng nước tiểu ít - đó là dấu hiệu của việc cơ thể không được cung cấp đủ nước. Điều này dễ gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu nước tiểu thỉnh thoảng có màu vàng sẫm, đó là bình thường. Còn trường hợp màu nước tiểu vẫn không hồi phục sau khi uống đủ nước, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác.
Hoặc trong trường hợp, sau khi uống vitamin B và các chất bổ sung dinh dưỡng khác, nước tiểu có thể chuyển sang màu vàng sáng hơn. Điều này không có nghĩa là cơ thể có vấn đề gì, nhưng cũng cần chú ý đến việc bổ sung vitamin có vượt quá lượng khuyến cáo hay không. Nước tiểu màu đỏ hồng
Nước tiểu có màu lạ có thể do ăn quá nhiều thực phẩm giàu sắc tố như: củ cải đường, thanh long đỏ, cà rốt và quả mâm xôi. Ngoài ra, một số loại thuốc như rifampicin, metronidazole, daunorubicin, warfarin, epalrestat cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ và có bột.
Tuy nhiên, khi uống rifampin, không chỉ nước tiểu đổi màu mà nước bọt, mồ hôi của cơ thể con người cũng có khả năng chuyển sang màu đỏ cam.
Nếu không có các yếu tố trên, khả năng xấu nhất cần được tính đến là tiểu máu. Các căn bệnh khác như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi, bệnh thận và khối u đều có thể gây ra máu trong nước tiểu.
Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này trong thời gian dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau buồn tiểu, tiểu rắt, tiểu ít thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Nước tiểu màu nước tương, đen
Nếu nước tiểu có màu giống như nước tương thì đó có thể là do các loại thuốc như metronidazole, nitrofurantoin, senna, methocarbamol, sorbitol và cresol dẫn xuất phenol… - những loại thuốc khá chuyên biệt.
Nếu bạn đang tiêm bổ sung sắt, nó cũng có thể gây ra sự đổi màu nước tiểu do các hợp chất được hình thành khi sắt được bài tiết.
Nhưng nếu không dùng thuốc, thì cần xem xét cơ thể mình có điều gì không ổn. Loại nước tiểu sẫm màu này thường gặp ở những bệnh nhân bị đái ra máu lâu năm, bệnh thận nặng, ngộ độc phenol, u ác tính… Dù nguyên nhân là gì cũng cần đến bệnh viện khám ngay khi thấy màu nước tiểu “lạ” như vậy. Nước tiểu màu tím
Nước tiểu màu tím thường là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm trùng. Điều này thường xảy ra sau khi bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu. Hội chứng túi nước tiểu màu tím là một trong những tình trạng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nước tiểu màu trắng
Nếu nước tiểu có màu trắng đục, có thể là do nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt. Còn nếu nước tiểu giống như sữa, có thể là do bị giun chỉ hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết quanh thận.
Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi màu của nước tiểu chủ yếu do thực phẩm, thuốc và bệnh tật. Nếu nguyên nhân là do ăn phải một số loại thực phẩm, màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
Nếu sự đổi màu nước tiểu là do phản ứng lành tính với thuốc, nó thường tự biến mất sau khi ngừng thuốc…Còn nếu bạn không nằm trong các vấn đề trên thì hãy tới bệnh viện để kiểm tra nhé!
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng