6 Việc làm vô tình của cha mẹ vô tình dạy hư con
2023-07-30T23:31:02+07:00 2023-07-30T23:31:02+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/6-viec-lam-vo-tinh-cua-cha-me-vo-tinh-day-hu-con-1773.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/6-viec-lam-vo-tinh-cua-cha-me-vo-tinh-day-hu-con-5.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
30/07/2023 13:22 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Trẻ con là tấm gương phản chiếu của người lớn và thường bắt chước người lớn thực hiện hành động trong ngày. Do đó, nỗ lực dạy trẻ của bạn có thể đổ sông đổ biển nếu như cha mẹ vô tình làm những việc này.
Trẻ em vẫn đang trong quá trình phát triển về cả thể chất và tinh thần, và do đó, trẻ thường thể hiện các hành vi ngỗ ngược như một cách để thu hút sự chú ý và biểu thị nhu cầu và tâm trạng của mình.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cách cha mẹ dạy dỗ và quan tâm đến con đang gặp vấn đề. Nhiều người lớn không nhận thức được rằng hành vi của họ có thể ảnh hưởng lớn đến cách trẻ nhỏ xử sự và phản ứng ra sao.
Cãi nhau trước mặt con
Trong gia đình, chuyện bố mẹ bất hoà, xảy ra xung đột tranh cãi là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng nếu trẻ chứng kiến điều này thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý. Có rất nhiều bộ phim Hàn Quốc về chủ đề gia đình đã phản ánh điều này khi cha mẹ thường xuyên cãi nhau, con trở nên cọc cằn, cục tính, có hành vi chống đối xã hội.
Trên thực tế, nếu con trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ lục đục, chúng có thể hiện xu hướng lơ là, tránh xa một người trong hai và tìm đến người còn lại. Thậm chí, chúng có thể đối diện với mỗi người bố mẹ theo một cách khác nhau nhằm đòi hỏi được thứ mình muốn. Sự bất hòa giữa bố mẹ có thể khích lệ con trẻ có những hành vi chống đối và cãi vã với chính các phụ huynh, bởi chúng nghĩ rằng mình cũng có thể nổi đóa lên và "nổi loạn". Chỉ trích con cái
Ai cũng có thể cảm thấy tổn thương khi liên tục bị chỉ trích. Đối với trẻ, điều này còn đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ bị chỉ trích lâu dần sẽ tự hoài nghi về năng lực bản thân,trở nên tự ti và xa lánh, không muốn giao tiếp với người khác.
Chúng sẽ tạo nên một lớp vỏ bọc vô cùng cứng rắn bên ngoài để thể hiện rằng mình hoàn toàn ổn nhưng thực tế, bên trong, chúng là những đứa trẻ vô cùng đáng thương và dễ bị tổn thương. Nếu như có bất kỳ ai đụng chạm đến vỏ bọc, hay là năng lực, sự tự tin của trẻ, chúng sẽ nổi điên lên và có những hành vi không kiểm soát.
Còn nếu cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao vào con cái, nhưng thay vì khen ngợi, lại thể hiện sự bất bình và phản đối, không có gì ngạc nhiên khi con trẻ dần trở nên bướng bỉnh và khó chiều hơn. Sự khắc nghiệt quá mức này có thể dẫn đến những vấn đề cần sự can thiệp chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng sức khỏe tinh thần bị tổn hại của trẻ. Làm bạn với con - dễ thành tiêu cực
Phụ huynh muốn xây dựng mối quan hệ bạn bè với con cái và cho phép con cảm thấy thoải mái về các quy tắc và kỷ luật. Tuy nhiên, kiểu gần gũi này cũng đi kèm với những rủi ro lớn hơn lợi ích, bởi họ có thể mất đi quyền lực và sự tôn trọng từ con nhỏ.
Những phụ huynh "thoải mái" thường có xu hướng áp đặt các lựa chọn quá khó cho con, mà họ nghĩ rằng con có thể thực hiện được như họ. Điều này có thể góp phần đến thất bại trong việc nuôi dạy con. Cho con quá nhiều lựa chọn
Việc cho con lựa chọn nhằm giúp trẻ tự lập hơn, chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình, và là một bí kíp để dạy trẻ không mè nheo, vòi vĩnh quá đáng. Tuy nhiên, việc này cũng có điểm yếu nhất định. Đưa ra 2 sự lựa chọn trong tầm chấp nhận của bố mẹ là đủ để trao cho con. Quá nhiều sự cân nhắc sẽ dễ dàng khiến trẻ bị choáng ngợp.
Đối với trẻ em, việc không thể quyết định sẽ gây nên sự xáo trộn. Nếu trẻ chọn phải điều gì đó không được bố mẹ chấp thuận, bố mẹ sẽ phải đi ngược lại lời nói của mình, vô tình tạo nên hình ảnh một người khó tin tưởng. Kết quả là, đứa trẻ sẽ cố gắng tiếp tục nũng nịu để “thắng” cho bằng được và có thứ mình muốn. Ra lệnh cho con
Một số phụ huynh áp dụng cách dạy con giống như trong môi trường quân đội. Họ chỉ ra những quy định mà con phải tuân thủ mà không giải thích lý do rõ ràng. Khi không hiểu tại sao, những đứa trẻ này có thể cảm thấy bị đối xử bất công và trở nên nổi loạn. Một số hành vi thường thấy là nói dối, đối đầu hoặc đóng cửa mặt trước mặt bố mẹ.
Tình huống này có thể giải quyết một cách đơn giản bằng cách cung cấp lời giải thích cụ thể và thấu đáo, giúp con hiểu rõ tại sao lại cần hành xử như cách bố mẹ khuyên bảo. Thông tin chi tiết này sẽ giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và tự điều chỉnh bản thân. Với trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, họ sẽ nhanh chóng nhận ra và tôn trọng các giá trị cũng như quá trình ra quyết định của người lớn hơn. Phát ngôn hộ con
Trẻ em có thể thể hiện hành vi nói chuyện thô lỗ do thiếu kỹ năng xã hội. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do cha mẹ thường nói thay cho con mình trong các tình huống giao tiếp. Để giúp trẻ em học cách cư xử và tôn trọng trong việc giao tiếp, chúng cần được trực tiếp tham gia vào các tình huống xã hội. Những dịp đơn giản như giới thiệu bản thân, xin lỗi và cảm ơn sẽ giúp trẻ học được phép lịch sự và cách giao tiếp với người khác.
Trên đây là những hành vi vô tình cha mẹ thực hiện khiến con trở nên khó dạy bảo hơn. Cha mẹ hãy lưu ý để tránh không mắc phải những sai lầm không đáng có nhé.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cách cha mẹ dạy dỗ và quan tâm đến con đang gặp vấn đề. Nhiều người lớn không nhận thức được rằng hành vi của họ có thể ảnh hưởng lớn đến cách trẻ nhỏ xử sự và phản ứng ra sao.
Cãi nhau trước mặt con
Trong gia đình, chuyện bố mẹ bất hoà, xảy ra xung đột tranh cãi là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng nếu trẻ chứng kiến điều này thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý. Có rất nhiều bộ phim Hàn Quốc về chủ đề gia đình đã phản ánh điều này khi cha mẹ thường xuyên cãi nhau, con trở nên cọc cằn, cục tính, có hành vi chống đối xã hội.
Trên thực tế, nếu con trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ lục đục, chúng có thể hiện xu hướng lơ là, tránh xa một người trong hai và tìm đến người còn lại. Thậm chí, chúng có thể đối diện với mỗi người bố mẹ theo một cách khác nhau nhằm đòi hỏi được thứ mình muốn. Sự bất hòa giữa bố mẹ có thể khích lệ con trẻ có những hành vi chống đối và cãi vã với chính các phụ huynh, bởi chúng nghĩ rằng mình cũng có thể nổi đóa lên và "nổi loạn". Chỉ trích con cái
Ai cũng có thể cảm thấy tổn thương khi liên tục bị chỉ trích. Đối với trẻ, điều này còn đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ bị chỉ trích lâu dần sẽ tự hoài nghi về năng lực bản thân,trở nên tự ti và xa lánh, không muốn giao tiếp với người khác.
Chúng sẽ tạo nên một lớp vỏ bọc vô cùng cứng rắn bên ngoài để thể hiện rằng mình hoàn toàn ổn nhưng thực tế, bên trong, chúng là những đứa trẻ vô cùng đáng thương và dễ bị tổn thương. Nếu như có bất kỳ ai đụng chạm đến vỏ bọc, hay là năng lực, sự tự tin của trẻ, chúng sẽ nổi điên lên và có những hành vi không kiểm soát.
Còn nếu cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao vào con cái, nhưng thay vì khen ngợi, lại thể hiện sự bất bình và phản đối, không có gì ngạc nhiên khi con trẻ dần trở nên bướng bỉnh và khó chiều hơn. Sự khắc nghiệt quá mức này có thể dẫn đến những vấn đề cần sự can thiệp chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng sức khỏe tinh thần bị tổn hại của trẻ. Làm bạn với con - dễ thành tiêu cực
Phụ huynh muốn xây dựng mối quan hệ bạn bè với con cái và cho phép con cảm thấy thoải mái về các quy tắc và kỷ luật. Tuy nhiên, kiểu gần gũi này cũng đi kèm với những rủi ro lớn hơn lợi ích, bởi họ có thể mất đi quyền lực và sự tôn trọng từ con nhỏ.
Những phụ huynh "thoải mái" thường có xu hướng áp đặt các lựa chọn quá khó cho con, mà họ nghĩ rằng con có thể thực hiện được như họ. Điều này có thể góp phần đến thất bại trong việc nuôi dạy con. Cho con quá nhiều lựa chọn
Việc cho con lựa chọn nhằm giúp trẻ tự lập hơn, chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình, và là một bí kíp để dạy trẻ không mè nheo, vòi vĩnh quá đáng. Tuy nhiên, việc này cũng có điểm yếu nhất định. Đưa ra 2 sự lựa chọn trong tầm chấp nhận của bố mẹ là đủ để trao cho con. Quá nhiều sự cân nhắc sẽ dễ dàng khiến trẻ bị choáng ngợp.
Đối với trẻ em, việc không thể quyết định sẽ gây nên sự xáo trộn. Nếu trẻ chọn phải điều gì đó không được bố mẹ chấp thuận, bố mẹ sẽ phải đi ngược lại lời nói của mình, vô tình tạo nên hình ảnh một người khó tin tưởng. Kết quả là, đứa trẻ sẽ cố gắng tiếp tục nũng nịu để “thắng” cho bằng được và có thứ mình muốn. Ra lệnh cho con
Một số phụ huynh áp dụng cách dạy con giống như trong môi trường quân đội. Họ chỉ ra những quy định mà con phải tuân thủ mà không giải thích lý do rõ ràng. Khi không hiểu tại sao, những đứa trẻ này có thể cảm thấy bị đối xử bất công và trở nên nổi loạn. Một số hành vi thường thấy là nói dối, đối đầu hoặc đóng cửa mặt trước mặt bố mẹ.
Tình huống này có thể giải quyết một cách đơn giản bằng cách cung cấp lời giải thích cụ thể và thấu đáo, giúp con hiểu rõ tại sao lại cần hành xử như cách bố mẹ khuyên bảo. Thông tin chi tiết này sẽ giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và tự điều chỉnh bản thân. Với trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, họ sẽ nhanh chóng nhận ra và tôn trọng các giá trị cũng như quá trình ra quyết định của người lớn hơn. Phát ngôn hộ con
Trẻ em có thể thể hiện hành vi nói chuyện thô lỗ do thiếu kỹ năng xã hội. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do cha mẹ thường nói thay cho con mình trong các tình huống giao tiếp. Để giúp trẻ em học cách cư xử và tôn trọng trong việc giao tiếp, chúng cần được trực tiếp tham gia vào các tình huống xã hội. Những dịp đơn giản như giới thiệu bản thân, xin lỗi và cảm ơn sẽ giúp trẻ học được phép lịch sự và cách giao tiếp với người khác.
Trên đây là những hành vi vô tình cha mẹ thực hiện khiến con trở nên khó dạy bảo hơn. Cha mẹ hãy lưu ý để tránh không mắc phải những sai lầm không đáng có nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng