Tại sao rối loạn tâm sinh lý thường xảy ra ở tuổi dậy thì?

30/01/2023 14:20 | Tâm sinh lý
- Những đứa trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng khó khăn cho các ông bố bà mẹ để nuôi dạy con cái. Trẻ trải qua nhiều thay đổi về mặt thể chất, tinh thần cảm xúc, nội tiết tố và nhận thức từ 1 đứa trẻ dần dần bước vào tuổi trưởng thành. Vì vậy, rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì thường xuyên xảy ra và là điều không thể tránh.
Lý do dẫn đến rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc cơ thể, tâm lý, sinh lý vô cùng phức tạp. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường xảy ra thường xuyên so với các độ tuổi khác dẫn đến các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì. 

Khi ở trong giai đoạn này, cơ thể bên ngoài của trẻ có sự biến đổi mạnh mẽ. Các bộ phận, tứ chi trên cơ thể trở nên lớn hơn, ham muốn tình dục cũng dần xuất hiện. Đối với nữ giới, trẻ sẽ phát triển ở ngực, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xảy ra… con trai sẽ bị vỡ giọng, mọc râu, ria mép, lông ở vùng kín…

Nguyên nhân chính, theo các nhà nghiên cứu, dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển mạnh và nhanh của các hormone nội tiết tố bao gồm estrogen (nữ giới) và testosterone (nam giới). Trẻ dần xuất hiện các trạng thái cảm xúc nhạy cảm, rất dễ cáu giận và nổi nóng. Nếu như cha mẹ và thầy cô không hiểu mà còn tác động mạnh vào những thay đổi tâm sinh lý này của trẻ, sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến các rối loạn cảm xúc. 
 
Tại sao rối loạn tâm sinh lý thường xảy ra ở tuổi dậy thì?
Rối loạn tâm sinh lý là vấn đề đau đầu của cha mẹ khi con bước vào tuổi dậy thì

Đối với bạn bè cùng trang lứa, trẻ nào xuất hiện các dấu hiệu tuổi dậy thì sớm hơn thường bị trêu chọc. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ mọc nhiều mụn và thường bị chê bai về ngoại hình. Chiều cao thay đổi cũng khiến các em bị bối rối. 

Về tâm lý, giai đoạn chuyển giao này khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý xấu trước những lời trêu chọc. Nếu không được giải tỏa và định hướng, trẻ sẽ càng trở nên lo lắng sợ hãi, hoang mang, lâu dần gây áp lực lên tâm lý. Từ đó, trẻ sẽ dễ mắc các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì như rối loạn cảm xúc, hành vi…

Rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì được biểu hiện như thế nào?

Rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì được thể hiện qua nhiều cách khác nhau và phổ biến, dễ thấy nhất là rối loạn cảm xúc. Trẻ thường trở nên nhạy cảm do sự rối loạn xảy ra tại não bộ, khiến tinh thần trở nên bất ổn, dễ chuyển từ cảm xúc tích cực thành tiêu cực, ức chế và ngược lại. Ví dụ, trẻ có thể thấy mất ngủ, chán ăn, hoạt động chậm, gầy sút, thường xuyên mất tập trung và dễ bị kích động bởi những lời miệt thị hay cảm xúc tiêu cực…

Stress và trầm cảm cũng là 1 biểu hiện của hội chứng tâm lý tuổi dậy thì khi trẻ phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhà trường, bạn bè. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, trẻ thường có xu hướng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay cáu kỉnh và khó ngủ… cùng bạn. 

Trầm cảm có thể là một hội chứng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, là một rối loạn tâm thần dễ xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, do căng thẳng từ môi trường xung quanh, học tập, áp lực từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc do các chất kích thích mà trẻ học tập. . . . Triệu chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên là: buồn bã, thiếu quan tâm đến xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng bi quan, cô lập, ngại giao tiếp với người thân, bạn bè…
Trẻ bị trầm cảm thường tự cho mình là bị cô lập với thế giới bên ngoài , nhiều bạn chỉ biết quan tâm và sống mãi trong thế giới “ảo” lại càng nguy hiểm. Tuổi dậy thì, căng thẳng và trầm cảm cũng có thể dẫn đến hành vi tự tử. Vì vậy, đây đều là những khủng hoảng tâm lý ở tuổi mới lớn, cha mẹ không nên xem nhẹ.
 
Tại sao rối loạn tâm sinh lý thường xảy ra ở tuổi dậy thì?
Rối loạn tâm sinh lý dẫn đến nhiều hệ lụy

Rối loạn tâm lý là biểu hiện nguy hiểm tuổi dậy thì

Nhiều trẻ em phát triển lòng tự trọng thấp, tự ti và nóng nảy khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Tâm lý mặc cảm lâu dần khiến trẻ nhút nhát, ngại tiếp xúc, không thích thể hiện và thường nghi ngờ khả năng của mình. Lòng tự trọng thấp sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, thừa cân và các trạng thái khác, lâu dài sẽ mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng và các hội chứng tâm lý khác. Ở lứa tuổi vị thành niên, việc dễ bị ảnh hưởng bởi sách báo của bạn xấu, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các rối loạn hành vi và hậu quả nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, đánh người khác, chống người thi hành công vụ, trốn nhà, quậy phá cho người lớn. . . 

Cha mẹ cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì?

Việc đầu tiên là cha mẹ cần phải đồng hành cùng con, thường xuyên kết nối chia sẻ chuyện trò với con, để nắm bắt tâm lý con. Vì ở cái tuổi dậy thì này thì tâm lý con thay đổi hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Tiếp theo Cha mẹ nên tìm hiểu về các rối loạn tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên bằng cách nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia y tế, nhà tâm lý học hoặc giáo viên và bằng cách đọc sách để biết thông tin hữu ích. Hãy chú ý đến hành vi của con bạn, vì tuổi vị thành niên là thời kỳ chuyển tiếp và thay đổi lớn đối với con bạn. Nếu những thay đổi của con bạn nghiêm trọng, kịch tính và đột ngột, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tâm thần. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý, cha mẹ không nên giấu giếm, mặc cảm với trẻ mà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt. 

Cuối cùng hãy làm bạn với con ở bất cứ độ tuổi nào nhất là trong giai đoạn tuổi dậy thì cha mẹ sẽ hiểu được con, nhận được sự chia sẻ những thay đổi suy nghĩ trong con, lúc này con sẽ bớt cô đơn, lạc lõng về sự thay đổi trong cơ thể, và thay đổi về tâm lý. Bố mẹ hãy đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn tuổi dậy thì này.

Rối loạn tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Quan trọng là bố mẹ dành thời gian cho con bao nhiêu trong số thời gian của bố mẹ. Thì việc rối loạn tâm lý tuổi này sẽ trôi qua rất nhanh và nhẹ nhàng.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây