5 bí quyết giúp cha mẹ cùng con vượt qua giai đoạn dậy thì
2023-01-24T11:48:00+07:00 2023-01-24T11:48:00+07:00 https://songkhoe360.vn/sinh-ly/5-bi-quyet-giup-cha-me-cung-con-vuot-qua-giai-doan-day-thi-489.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/5-bi-quyet-giup-cha-me-cung-con-vuot-qua-giai-doan-day-thi.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/01/2023 11:48 | Tâm sinh lý
-
Ai cũng trải qua giai đoạn tuổi dậy thì, nó là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của một đứa trẻ,. Nó rất quan trọng vì có thể quyết định tới quãng đời về sau của con. Đây là thử thách cả với con lẫn cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng đồng hành cùng con trong giai đoạn quan trọng này để nắm bắt được tâm lý của con thay đổi hàng ngày và hướng dẫn điều chỉnh con theo hướng tích cực nhất.
1. Xây dựng mối quan hệ tích cực với con
Xây dựng mối quan hệ tích cực với con rất quan trọng. Điều này khiến con cảm thấy gần gũi, tin tưởng hơn với cha mẹ, từ đó con dễ dàng lắng nghe lời khuyên và làm theo những quy tắc của cha mẹ.
Tôn trọng con là điều đầu tiên cha mẹ cần có. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con, không chỉ trích, không quát mắng khi con có những suy nghĩ hay hành động không vừa ý của bạn. Hãy bình tĩnh nói chuyện với con, gợi mở để con chia sẻ lý do mà con nghĩ vậy, làm vậy, để hiểu cách suy nghĩ của con từ đó có cách giải thích cho con hợp lý nhất. Để làm được điều đó thì lắng nghe là điều cha mẹ cần làm. Khi cha mẹ kết nối được với con thì bạn mới có thể đồng hành cùng con trong quãng thời gian khó khăn này!
Khi đưa ra lời khuyên thì cha mẹ nên theo hướng như là chia sẻ kinh nghiệm, kể chuyện của bản thân, hơn là lên giọng giáo huấn, con phải làm thế này, phải làm thế kia. Hãy giúp con hiểu là như vậy mới là đúng, là phù hợp.
Cha mẹ nên khen ngợi, công nhận những nỗ lực, thành quả của con. Có thể những điều ấy không to lớn, nhưng chỉ cần là con làm tốt hơn hôm qua, hãy ghi nhận những cố gắng ấy của con để con biết con làm đúng và có động lực để tốt hơn.
2. Sẵn sàng để con tự lập:
Càng trưởng thành, con càng có nhiều mối quan hệ và dần sẽ ngưng nhận sự giúp đỡ, chia sẻ của cha mẹ. Giai đoạn này sẽ có những chuyện con không chia sẻ với cha mẹ, thậm chí là muốn giấu bạn. Còn cha mẹ lại dễ thiếu kiên nhẫn, tò mò tìm hiểu nhưng con lại càng thờ ơ, xa lánh. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị trước tinh thần, nhẫn nại để thích nghi với sự thay đổi của con.
3. Giáo dục giới tính cho con:
Tuổi dậy thì đánh dấu sự bắt đầu trưởng thành về chức năng sinh sản của con trẻ. Vì vậy các kiến thức về giới tính, về sinh sản rất cần thiết cho con để không bị hoang mang, hoảng sợ khi thấy các hiện tượng như kinh nguyệt ở bé gái, mộng tinh ở trẻ trai. Bên cạnh đó giúp con biết cách tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tự bảo vệ bản thân trước những kẻ xấu muốn lợi dụng con.
Cha mẹ cần giải thích cho con về giai đoạn dậy thì, những biến đổi trong cơ thể của con, để con hiểu rằng đây là những điều hoàn toàn tự nhiên. Nếu con cảm thấy sợ hãi hay hoang mang thì cha mẹ nên trấn an, để con thấy rằng luôn được cha mẹ quan tâm, sẽ thoải mái và an tâm hơn.
Hướng dẫn con vệ sinh cá nhân cũng rất cần thiết. Cha mẹ nên hướng dẫn con cách vệ sinh khi sau khi đi vệ sinh, khi tắm rửa, đối với trẻ gái là trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp con thoải mái, tự tin hơn để vui chơi, học tập, còn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh có thể ảnh hưởng tới sinh sản sau này.
Dạy con phân biệt, đề phòng những trường hợp nguy hiểm như những người bám theo, dạy con tránh xa người lạ, những người cố tình đụng chạm vào những vùng nhạy cảm. Cha mẹ có thể đưa con tới các lớp học tự vệ để con biết ứng phó khi gặp những đối tượng xấu.
4. Xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp và khoa học cho con:
Cha mẹ cần góp ý xây dựng cho con lối sống khoa học cho con, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không nên ép con làm theo, mà nên giải thích để con cùng lựa chọn những điều con cảm thấy phù hợp.
Một chế độ ăn với đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất là cần thiết. Bên cạnh các loại gạo, ngô, khoai là các nguồn tinh bột quen thuộc thì các loại ngũ cốc cũng mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho con. Đạm nên sử dụng từ các loại thịt như thịt bò, gà, các loại cá, hải sản như tôm, cua,... Cần bổ sung thêm rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin khoáng chất. Dù chỉ là những chất cần với một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò trong tất cả các chức năng của cơ thể. Tránh các thực phẩm quá nhiều chất béo, dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, phủ tạng động vật,... Không sử dụng các chất kích thích rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,... cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Trẻ bị thừa cân, béo phì vừa rất không tốt cho sức khỏe với các nguy cơ bệnh xương khớp, bệnh chuyển hóa, vừa không mang tính thẩm mỹ, con có thể bị các bạn trêu chọc dễ ảnh hưởng tâm lý của con. Do đó, dù con đang trong tình trạng này hay hay không thì cùng với chế độ ăn lành mạnh cần phối hợp với luyện tập thể dục thể thao. Tất cả các môn thể thao đều tốt, trong đó một số môn giúp con phát triển toàn diện như bơi lội cha mẹ nên đề xuất cho con.
5. Không đặt áp lực quá lớn lên con
Thường trẻ ở tuổi dậy thì đang học cấp 2, chương trình học nặng hơn so với chương trình tiểu học. Và trong thời đại hiện nay thì việc học ngày càng tạo nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ không nên ép con học quá nhiều, học những môn con không thích, tạo áp lực điểm số cho con, dễ khiến con chán nản, mất đi niềm thích thú học tập, nhất là trong giai đoạn dậy thì thì tâm lý của con rất nhạy cảm.
Nên điều chỉnh giờ giấc của con, cân bằng giữa vui chơi và học tập. Khuyến khích con học tập, tìm hiểu theo cách con thấy thoải mái, thay vì ép buộc, nhồi nhét kiến thức.
Cần khuyến khích, công nhận những nỗ lực của con, chứ không nên chỉ nhìn vào kết quả, so sánh con với chính con của ngày hôm qua, chứ không nên so sánh với bạn A hay chị B. Các thống kê cho thấy trẻ ở giai đoạn này dễ bị áp lực, stress dẫn đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, tâm lý.
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn rất quan trọng. Nếu không được định hướng tốt con dễ đi theo những cái xấu, tiêu cực. Vì vậy sự đồng hành của cha mẹ là yếu tố không thể thiếu. Nhẹ nhàng, bình tĩnh, lắng nghe, trở thành người bạn của con sẽ hiệu quả để cùng con vượt qua giai đoạn này.
Xây dựng mối quan hệ tích cực với con rất quan trọng. Điều này khiến con cảm thấy gần gũi, tin tưởng hơn với cha mẹ, từ đó con dễ dàng lắng nghe lời khuyên và làm theo những quy tắc của cha mẹ.
Tôn trọng con là điều đầu tiên cha mẹ cần có. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con, không chỉ trích, không quát mắng khi con có những suy nghĩ hay hành động không vừa ý của bạn. Hãy bình tĩnh nói chuyện với con, gợi mở để con chia sẻ lý do mà con nghĩ vậy, làm vậy, để hiểu cách suy nghĩ của con từ đó có cách giải thích cho con hợp lý nhất. Để làm được điều đó thì lắng nghe là điều cha mẹ cần làm. Khi cha mẹ kết nối được với con thì bạn mới có thể đồng hành cùng con trong quãng thời gian khó khăn này!
Khi đưa ra lời khuyên thì cha mẹ nên theo hướng như là chia sẻ kinh nghiệm, kể chuyện của bản thân, hơn là lên giọng giáo huấn, con phải làm thế này, phải làm thế kia. Hãy giúp con hiểu là như vậy mới là đúng, là phù hợp.
Cha mẹ nên khen ngợi, công nhận những nỗ lực, thành quả của con. Có thể những điều ấy không to lớn, nhưng chỉ cần là con làm tốt hơn hôm qua, hãy ghi nhận những cố gắng ấy của con để con biết con làm đúng và có động lực để tốt hơn.
2. Sẵn sàng để con tự lập:
Càng trưởng thành, con càng có nhiều mối quan hệ và dần sẽ ngưng nhận sự giúp đỡ, chia sẻ của cha mẹ. Giai đoạn này sẽ có những chuyện con không chia sẻ với cha mẹ, thậm chí là muốn giấu bạn. Còn cha mẹ lại dễ thiếu kiên nhẫn, tò mò tìm hiểu nhưng con lại càng thờ ơ, xa lánh. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị trước tinh thần, nhẫn nại để thích nghi với sự thay đổi của con.
3. Giáo dục giới tính cho con:
Tuổi dậy thì đánh dấu sự bắt đầu trưởng thành về chức năng sinh sản của con trẻ. Vì vậy các kiến thức về giới tính, về sinh sản rất cần thiết cho con để không bị hoang mang, hoảng sợ khi thấy các hiện tượng như kinh nguyệt ở bé gái, mộng tinh ở trẻ trai. Bên cạnh đó giúp con biết cách tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tự bảo vệ bản thân trước những kẻ xấu muốn lợi dụng con.
Cha mẹ cần giải thích cho con về giai đoạn dậy thì, những biến đổi trong cơ thể của con, để con hiểu rằng đây là những điều hoàn toàn tự nhiên. Nếu con cảm thấy sợ hãi hay hoang mang thì cha mẹ nên trấn an, để con thấy rằng luôn được cha mẹ quan tâm, sẽ thoải mái và an tâm hơn.
Hướng dẫn con vệ sinh cá nhân cũng rất cần thiết. Cha mẹ nên hướng dẫn con cách vệ sinh khi sau khi đi vệ sinh, khi tắm rửa, đối với trẻ gái là trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp con thoải mái, tự tin hơn để vui chơi, học tập, còn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh có thể ảnh hưởng tới sinh sản sau này.
Dạy con phân biệt, đề phòng những trường hợp nguy hiểm như những người bám theo, dạy con tránh xa người lạ, những người cố tình đụng chạm vào những vùng nhạy cảm. Cha mẹ có thể đưa con tới các lớp học tự vệ để con biết ứng phó khi gặp những đối tượng xấu.
4. Xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp và khoa học cho con:
Cha mẹ cần góp ý xây dựng cho con lối sống khoa học cho con, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không nên ép con làm theo, mà nên giải thích để con cùng lựa chọn những điều con cảm thấy phù hợp.
Một chế độ ăn với đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất là cần thiết. Bên cạnh các loại gạo, ngô, khoai là các nguồn tinh bột quen thuộc thì các loại ngũ cốc cũng mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho con. Đạm nên sử dụng từ các loại thịt như thịt bò, gà, các loại cá, hải sản như tôm, cua,... Cần bổ sung thêm rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin khoáng chất. Dù chỉ là những chất cần với một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò trong tất cả các chức năng của cơ thể. Tránh các thực phẩm quá nhiều chất béo, dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, phủ tạng động vật,... Không sử dụng các chất kích thích rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,... cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Trẻ bị thừa cân, béo phì vừa rất không tốt cho sức khỏe với các nguy cơ bệnh xương khớp, bệnh chuyển hóa, vừa không mang tính thẩm mỹ, con có thể bị các bạn trêu chọc dễ ảnh hưởng tâm lý của con. Do đó, dù con đang trong tình trạng này hay hay không thì cùng với chế độ ăn lành mạnh cần phối hợp với luyện tập thể dục thể thao. Tất cả các môn thể thao đều tốt, trong đó một số môn giúp con phát triển toàn diện như bơi lội cha mẹ nên đề xuất cho con.
5. Không đặt áp lực quá lớn lên con
Thường trẻ ở tuổi dậy thì đang học cấp 2, chương trình học nặng hơn so với chương trình tiểu học. Và trong thời đại hiện nay thì việc học ngày càng tạo nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ không nên ép con học quá nhiều, học những môn con không thích, tạo áp lực điểm số cho con, dễ khiến con chán nản, mất đi niềm thích thú học tập, nhất là trong giai đoạn dậy thì thì tâm lý của con rất nhạy cảm.
Nên điều chỉnh giờ giấc của con, cân bằng giữa vui chơi và học tập. Khuyến khích con học tập, tìm hiểu theo cách con thấy thoải mái, thay vì ép buộc, nhồi nhét kiến thức.
Cần khuyến khích, công nhận những nỗ lực của con, chứ không nên chỉ nhìn vào kết quả, so sánh con với chính con của ngày hôm qua, chứ không nên so sánh với bạn A hay chị B. Các thống kê cho thấy trẻ ở giai đoạn này dễ bị áp lực, stress dẫn đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, tâm lý.
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn rất quan trọng. Nếu không được định hướng tốt con dễ đi theo những cái xấu, tiêu cực. Vì vậy sự đồng hành của cha mẹ là yếu tố không thể thiếu. Nhẹ nhàng, bình tĩnh, lắng nghe, trở thành người bạn của con sẽ hiệu quả để cùng con vượt qua giai đoạn này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng