Giúp trẻ tạo thói quen ngủ ngon
2023-07-25T00:16:55+07:00 2023-07-25T00:16:55+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/giup-tre-tao-thoi-quen-ngu-ngon-1732.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/q-8.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/07/2023 11:29 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Trẻ em sẽ luôn gặp vấn đề về giấc ngủ của mình. Một là không muốn ngủ rồi thức đến đêm mới ngủ. Hai là muốn đi ngủ sớm nhưng lại tỉnh dậy vào ban đêm.
Trong trường hợp đầu, trẻ không muốn ngủ là do trẻ vẫn còn đang mải mê, ham vui làm chuyện gì đó chưa muốn leo lên giường. Khi đã thấm mệt, trẻ mới khóc đòi mẹ đi ngủ.
Trong trường hợp số 2, đó là do trẻ không muốn ở một mình. Tâm trí trẻ luôn hoạt động và thường khó chuyển sang trạng thái thư giãn giống như người lớn. Hơn nữa, một số trẻ sẽ có chu kỳ ngủ ngắn, ngủ không sâu, và trẻ chưa biết được khi nào nên ngủ tiếp và khi nào nên thức dậy. Do đó, việc giúp trẻ tạo thói quen ngủ ngon là vô cùng quan trọng.
Việc rèn con ngủ đủ và đúng giờ vô cùng khó, nhưng nếu thành công sẽ tạo ra một hiệu quả rất lớn đối với cả gia đình. Bạn sẽ không còn phải la hét quát tháo trẻ đi ngủ, cũng như thức dậy vào ban đêm để dỗ trẻ. Hãy xem những cách dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon nhé
Lập kế hoạch về giấc ngủ
Việc lập kế hoạch khi đi ngủ là quan trọng và bạn cần phải duy trì nó trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu con ngủ lúc 10h, thì trong các ngày còn lại, bạn phải thực hiện nghiêm túc và làm gương cho con. Hãy khắc phục từng chút một, giúp con nằm lên giường. Điều này sẽ có hiệu quả sau ít nhất 2 tuần.
Tạo tín hiệu đi ngủ
Các giấc ngủ đêm luôn đi kèm với những tín hiệu rõ ràng. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta coi những tín hiệu này là điều tự nhiên - như việc thay quần áo, đánh răng và đọc sách trước khi đi ngủ. Để tạo ra những tín hiệu tương tự cho con, hãy thực hiện các hoạt động theo thứ tự nhất định vào buổi tối.
Biến giờ đi ngủ trở nên thú vị
Hãy tránh dùng việc đi ngủ như một hình phạt hoặc một cách đe dọa đối với con. Thay vào đó, hãy nhắc đến giờ đi ngủ như là một khoảnh khắc đặc biệt, thời gian để tận hưởng cùng nhau, tạo dựng tình cảm và đọc sách, điều này rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, học tập và sự tràn đầy năng lượng của con.
Bật đèn ngủ
Trẻ nhỏ có thể sợ hãi bóng tối và không thể ngủ được. Do đó khi đi ngủ, bạn nên bật đèn ngủ, độ sáng ở mức vừa phải, không gây khó chịu .Đèn ngủ mờ giúp trẻ vẫn hình dung ra không gian quen thuộc và không làm phiền đến giác ngủ của trẻ. Hạn chế hoạt động
Sau khi tắt đèn, bạn nên hạn chế các hoạt động của con như uống nước, đi vệ sinh vì nếu đi lại nhiều sẽ khiến bé không còn muốn ngủ nữa.
Giúp trẻ hiểu ngủ là hoạt động cần thiết
Nếu thiếu sự hướng dẫn từ người lớn, trẻ sẽ không hiểu được mối liên hệ giữa việc ngủ đủ giấc và cảm thấy gắt gỏng, bực bội vào ngày hôm sau. Khi trẻ lớn hơn, hãy giải thích cho trẻ thấy rằng nếu trẻ không ngủ đủ giấc, thì sẽ rất khó thức dậy vào sáng hôm sau. Lời khuyên
- Trẻ 2 đến 3 tuổi: Con cần ngủ khoảng 12 đến 13 giờ/ngày trong giai đoạn này. Vì vậy, hãy đảm bảo bé đi ngủ đúng giờ. Bạn có thể sử dụng biểu đồ phần thưởng ngôi sao và những lời khích lệ để con đạt được mục tiêu đi ngủ đúng giờ.
- Trẻ 4 đến 5 tuổi: Lúc này, con có thể cần ngủ ít hơn một chút, vì vậy bạn có thể cho bé nghỉ ngơi ngắn vào ban ngày. Nếu gặp khó khăn khi gọi con dậy để đi học vào buổi sáng, hãy dần điều chỉnh thời gian ngủ bằng cách tắt đèn ngủ sớm hơn 15 phút mỗi tuần cho đến khi bé tuân thủ giờ đi ngủ đúng đắn.
- Trẻ 6 đến 7 tuổi: Ở thời điểm này, việc làm bài tập về nhà có thể khiến lịch đi ngủ trễ hơn. Hãy tham khảo ý kiến giáo viên của con về thời gian làm bài tập về nhà và giúp con tuân thủ theo lịch trình đó. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ do lo lắng về bạn bè hoặc công việc học tập, vì vậy hãy tạo cơ hội cho con chia sẻ mối quan ngại của mình trước khi đi ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Trong trường hợp số 2, đó là do trẻ không muốn ở một mình. Tâm trí trẻ luôn hoạt động và thường khó chuyển sang trạng thái thư giãn giống như người lớn. Hơn nữa, một số trẻ sẽ có chu kỳ ngủ ngắn, ngủ không sâu, và trẻ chưa biết được khi nào nên ngủ tiếp và khi nào nên thức dậy. Do đó, việc giúp trẻ tạo thói quen ngủ ngon là vô cùng quan trọng.
Việc rèn con ngủ đủ và đúng giờ vô cùng khó, nhưng nếu thành công sẽ tạo ra một hiệu quả rất lớn đối với cả gia đình. Bạn sẽ không còn phải la hét quát tháo trẻ đi ngủ, cũng như thức dậy vào ban đêm để dỗ trẻ. Hãy xem những cách dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon nhé
Lập kế hoạch về giấc ngủ
Việc lập kế hoạch khi đi ngủ là quan trọng và bạn cần phải duy trì nó trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu con ngủ lúc 10h, thì trong các ngày còn lại, bạn phải thực hiện nghiêm túc và làm gương cho con. Hãy khắc phục từng chút một, giúp con nằm lên giường. Điều này sẽ có hiệu quả sau ít nhất 2 tuần.
Tạo tín hiệu đi ngủ
Các giấc ngủ đêm luôn đi kèm với những tín hiệu rõ ràng. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta coi những tín hiệu này là điều tự nhiên - như việc thay quần áo, đánh răng và đọc sách trước khi đi ngủ. Để tạo ra những tín hiệu tương tự cho con, hãy thực hiện các hoạt động theo thứ tự nhất định vào buổi tối.
Biến giờ đi ngủ trở nên thú vị
Hãy tránh dùng việc đi ngủ như một hình phạt hoặc một cách đe dọa đối với con. Thay vào đó, hãy nhắc đến giờ đi ngủ như là một khoảnh khắc đặc biệt, thời gian để tận hưởng cùng nhau, tạo dựng tình cảm và đọc sách, điều này rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, học tập và sự tràn đầy năng lượng của con.
Bật đèn ngủ
Trẻ nhỏ có thể sợ hãi bóng tối và không thể ngủ được. Do đó khi đi ngủ, bạn nên bật đèn ngủ, độ sáng ở mức vừa phải, không gây khó chịu .Đèn ngủ mờ giúp trẻ vẫn hình dung ra không gian quen thuộc và không làm phiền đến giác ngủ của trẻ. Hạn chế hoạt động
Sau khi tắt đèn, bạn nên hạn chế các hoạt động của con như uống nước, đi vệ sinh vì nếu đi lại nhiều sẽ khiến bé không còn muốn ngủ nữa.
Giúp trẻ hiểu ngủ là hoạt động cần thiết
Nếu thiếu sự hướng dẫn từ người lớn, trẻ sẽ không hiểu được mối liên hệ giữa việc ngủ đủ giấc và cảm thấy gắt gỏng, bực bội vào ngày hôm sau. Khi trẻ lớn hơn, hãy giải thích cho trẻ thấy rằng nếu trẻ không ngủ đủ giấc, thì sẽ rất khó thức dậy vào sáng hôm sau. Lời khuyên
- Trẻ 2 đến 3 tuổi: Con cần ngủ khoảng 12 đến 13 giờ/ngày trong giai đoạn này. Vì vậy, hãy đảm bảo bé đi ngủ đúng giờ. Bạn có thể sử dụng biểu đồ phần thưởng ngôi sao và những lời khích lệ để con đạt được mục tiêu đi ngủ đúng giờ.
- Trẻ 4 đến 5 tuổi: Lúc này, con có thể cần ngủ ít hơn một chút, vì vậy bạn có thể cho bé nghỉ ngơi ngắn vào ban ngày. Nếu gặp khó khăn khi gọi con dậy để đi học vào buổi sáng, hãy dần điều chỉnh thời gian ngủ bằng cách tắt đèn ngủ sớm hơn 15 phút mỗi tuần cho đến khi bé tuân thủ giờ đi ngủ đúng đắn.
- Trẻ 6 đến 7 tuổi: Ở thời điểm này, việc làm bài tập về nhà có thể khiến lịch đi ngủ trễ hơn. Hãy tham khảo ý kiến giáo viên của con về thời gian làm bài tập về nhà và giúp con tuân thủ theo lịch trình đó. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ do lo lắng về bạn bè hoặc công việc học tập, vì vậy hãy tạo cơ hội cho con chia sẻ mối quan ngại của mình trước khi đi ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng