Con quấy khóc và đòi bế - Làm thế nào để xoa dịu bé khi đặt bé nằm xuống
2023-05-15T10:17:44+07:00 2023-05-15T10:17:44+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/con-quay-khoc-va-doi-be-lam-the-nao-de-xoa-diu-be-khi-dat-be-nam-xuong-1254.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/con-quay-khoc-va-doi-be-lam-the-nao-de-xoa-diu-be-khi-dat-be-nam-xuong-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/05/2023 09:06 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Em bé quấy khóc và luôn đòi được bế trên tay hay em bé ngủ ngon lành khi được ba mẹ đung đưa nhưng lại mở mắt và khóc thút thít khi đặt vào nôi? Có lẽ, đây là những vấn đề đã quá phổ biến khi chăm sóc bất kỳ một đứa trẻ nào. Mặc dù việc bế và ôm bé thường xuyên là rất tốt, nhưng cũng có những lúc ba mẹ thấy mệt mỏi và cần đặt con xuống.
Vậy tại sao em bé lại luôn khóc lóc phản đối khi đặt nằm xuống? Làm cách nào để dỗ bé? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Tại sao trẻ sơ sinh lại khóc nháo khi đặt nằm xuống?
Có rất nhiều lý do khiến em bé cảm thấy thoải mái và hài lòng nhất khi được bế và khóc nháo khi bị đặt xuống. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm lo lắng về sự xa cách, khó chịu hoặc thích nghi với môi trường mới.
• Em bé muốn gần gũi hơn với ba mẹ
Không có gì là đáng ngạc nhiên khi trẻ sơ sinh thường cần rất nhiều sự quan tâm, sự gần gũi về mặt thể chất với những người chăm sóc bởi em bé đã quen với sự thoải mái trong tử cung ấm áp của người mẹ cùng những âm thanh êm dịu của nhịp đập trái tim mẹ. Do đó, việc em bé cảm thấy an toàn hơn khi được bảo bọc trong vòng tay ấm áp là điều hoàn tự nhiên. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần gũi cũng sẽ giúp hình thành sự gắn bó và cảm giác an toàn với người thân, giúp phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc của bé.
• Em bé trải qua phản xạ giật mình
Trẻ sơ sinh rất dễ trải qua phản xạ giật mình (còn được gọi là phản xạ Moro) khiến chúng vô tình vung tay và chân, đồng thời ngửa đầu ra sau. Phản xạ này thường đánh thức trẻ và có thể khiến bé thấy sợ hãi và quấy khóc. Đây là một trong nhiều phản xạ tự nhiên và có thể sẽ biến mất sau khoảng 2 tháng tuổi. 2. Vậy đối với em bé lớn hơn thì sao? Tại sao con vẫn khóc hoặc la hét khi bị đặt xuống?
Những em bé lớn hơn cũng có thể không thích bị đặt xuống do một số nguyên nhân sau:
• Con cảm thấy lo lắng
Trẻ sơ sinh bắt đầu cảm thấy lo lắng về sự chia ly vào khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi. Tại thời điểm này, các em bé đã thiết lập sự gắn bó với những người thân thường ngày hay chăm sóc chúng. Nỗi lo lắng về sự xa cách là một phần bình thường trong quá trình phát triển của con và đó là dấu hiệu ba mẹ đã thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn với con.
Trong trường hợp này, ba mẹ có thể giúp giảm bớt lo lắng về sự xa cách bằng các buổi "thực hành" ngắn cách nhau. Đặt em bé ở một nơi an toàn và nói với con rằng bạn sẽ quay lại sớm, sau đó rời khỏi tầm nhìn của chúng trong vài giây. Tiếp tục và dần dần kéo dài thời gian để bé quen và cảm thấy an toàn kể cả khi không có ai bên cạnh.
• Con không có khả năng tự xoa dịu
Nhiều em bé thích được ôm và đung đưa vào ban đêm hoặc cho ăn khi đi ngủ. Một số em bé có thể dễ dàng chuyển sang không gian ngủ riêng, nhưng một số lại có thể thức dậy khi bạn đặt chúng xuống để tự ngủ.
Đây là một kỹ năng cần có thời gian để học và ba mẹ có thể dạy con bằng cách thiết lập một thói quen đi ngủ nhất quán và đặt bé xuống trong tình trạng buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. 3. Làm thế nào để bé con ngừng khóc tôi đặt xuống?
Có một số cách bạn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn để trẻ không khóc khi bạn đặt trẻ xuống:
• Tạo môi trường ấm áp, an toàn cho bé: Nhiều trẻ sơ sinh được xoa dịu bằng cách quấn tã, hoặc quấn trong một chiếc chăn mỏng. Sự vừa vặn của một chiếc nôi cũng giống như sự ấm cúng của tử cung giúp giảm khả năng phản xạ giật mình của bé.
• Địu em bé: Địu em bé giúp bắt chước trải nghiệm của em bé trong bụng mẹ. Nhiều trẻ sơ sinh thích được ôm sát trong địu và những chuyển động của mẹ thậm chí có thể giúp bé dễ ngủ hơn. • Hãy thử một ghế nhún hoặc xích đu: Nếu con khóc khi bạn đặt chúng xuống một tấm thảm chơi, thay vào đó hãy thử cho bé chơi trên một chiếc ghế nhún hoặc xích đu. Nhiều em bé thích chuyển động qua lại của các thiết bị này và việc sử dụng chúng có thể mang lại cho ba mẹ thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết. • Thử luyện ngủ cho bé lớn hơn: Khi được khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có khả năng tự xoa dịu bản thân và ngủ một cách độc lập. Ba mẹ có thể giúp dạy những kỹ năng này bằng phương pháp huấn luyện giấc ngủ giúp bé học cách tự ngủ.
Chắc hẳn, việc quấy khóc và đòi được bế của em bé đôi lúc có thể gây ra nhiều mệt mỏi, phiền phức cho ba mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và kiên nhẫn và rèn luyện cho bé những thói quen tốt để bé có thể trở nên ngoan ngoãn vâng lời hơn.
1. Tại sao trẻ sơ sinh lại khóc nháo khi đặt nằm xuống?
Có rất nhiều lý do khiến em bé cảm thấy thoải mái và hài lòng nhất khi được bế và khóc nháo khi bị đặt xuống. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm lo lắng về sự xa cách, khó chịu hoặc thích nghi với môi trường mới.
• Em bé muốn gần gũi hơn với ba mẹ
Không có gì là đáng ngạc nhiên khi trẻ sơ sinh thường cần rất nhiều sự quan tâm, sự gần gũi về mặt thể chất với những người chăm sóc bởi em bé đã quen với sự thoải mái trong tử cung ấm áp của người mẹ cùng những âm thanh êm dịu của nhịp đập trái tim mẹ. Do đó, việc em bé cảm thấy an toàn hơn khi được bảo bọc trong vòng tay ấm áp là điều hoàn tự nhiên. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần gũi cũng sẽ giúp hình thành sự gắn bó và cảm giác an toàn với người thân, giúp phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc của bé.
• Em bé trải qua phản xạ giật mình
Trẻ sơ sinh rất dễ trải qua phản xạ giật mình (còn được gọi là phản xạ Moro) khiến chúng vô tình vung tay và chân, đồng thời ngửa đầu ra sau. Phản xạ này thường đánh thức trẻ và có thể khiến bé thấy sợ hãi và quấy khóc. Đây là một trong nhiều phản xạ tự nhiên và có thể sẽ biến mất sau khoảng 2 tháng tuổi. 2. Vậy đối với em bé lớn hơn thì sao? Tại sao con vẫn khóc hoặc la hét khi bị đặt xuống?
Những em bé lớn hơn cũng có thể không thích bị đặt xuống do một số nguyên nhân sau:
• Con cảm thấy lo lắng
Trẻ sơ sinh bắt đầu cảm thấy lo lắng về sự chia ly vào khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi. Tại thời điểm này, các em bé đã thiết lập sự gắn bó với những người thân thường ngày hay chăm sóc chúng. Nỗi lo lắng về sự xa cách là một phần bình thường trong quá trình phát triển của con và đó là dấu hiệu ba mẹ đã thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn với con.
Trong trường hợp này, ba mẹ có thể giúp giảm bớt lo lắng về sự xa cách bằng các buổi "thực hành" ngắn cách nhau. Đặt em bé ở một nơi an toàn và nói với con rằng bạn sẽ quay lại sớm, sau đó rời khỏi tầm nhìn của chúng trong vài giây. Tiếp tục và dần dần kéo dài thời gian để bé quen và cảm thấy an toàn kể cả khi không có ai bên cạnh.
• Con không có khả năng tự xoa dịu
Nhiều em bé thích được ôm và đung đưa vào ban đêm hoặc cho ăn khi đi ngủ. Một số em bé có thể dễ dàng chuyển sang không gian ngủ riêng, nhưng một số lại có thể thức dậy khi bạn đặt chúng xuống để tự ngủ.
Đây là một kỹ năng cần có thời gian để học và ba mẹ có thể dạy con bằng cách thiết lập một thói quen đi ngủ nhất quán và đặt bé xuống trong tình trạng buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. 3. Làm thế nào để bé con ngừng khóc tôi đặt xuống?
Có một số cách bạn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn để trẻ không khóc khi bạn đặt trẻ xuống:
• Tạo môi trường ấm áp, an toàn cho bé: Nhiều trẻ sơ sinh được xoa dịu bằng cách quấn tã, hoặc quấn trong một chiếc chăn mỏng. Sự vừa vặn của một chiếc nôi cũng giống như sự ấm cúng của tử cung giúp giảm khả năng phản xạ giật mình của bé.
• Địu em bé: Địu em bé giúp bắt chước trải nghiệm của em bé trong bụng mẹ. Nhiều trẻ sơ sinh thích được ôm sát trong địu và những chuyển động của mẹ thậm chí có thể giúp bé dễ ngủ hơn. • Hãy thử một ghế nhún hoặc xích đu: Nếu con khóc khi bạn đặt chúng xuống một tấm thảm chơi, thay vào đó hãy thử cho bé chơi trên một chiếc ghế nhún hoặc xích đu. Nhiều em bé thích chuyển động qua lại của các thiết bị này và việc sử dụng chúng có thể mang lại cho ba mẹ thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết. • Thử luyện ngủ cho bé lớn hơn: Khi được khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có khả năng tự xoa dịu bản thân và ngủ một cách độc lập. Ba mẹ có thể giúp dạy những kỹ năng này bằng phương pháp huấn luyện giấc ngủ giúp bé học cách tự ngủ.
Chắc hẳn, việc quấy khóc và đòi được bế của em bé đôi lúc có thể gây ra nhiều mệt mỏi, phiền phức cho ba mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và kiên nhẫn và rèn luyện cho bé những thói quen tốt để bé có thể trở nên ngoan ngoãn vâng lời hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng