Có nên dùng ti giả cho em bé?
2023-08-17T14:16:00+07:00 2023-08-17T14:16:00+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/co-nen-dung-ti-gia-cho-em-be-1910.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/co-nen-dung-ti-gia-cho-em-be-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/08/2023 14:16 | Hỏi đáp
-
Con tôi năm nay 3 tháng tuổi. Tôi đọc rất nhiều bài viết về lợi ích và tác hại của ti giả trên mạng, nhưng thực sự vẫn không biết là có nên dùng cho con hay không. Tôi mong nhận được lời giải đáp ạ.(Vũ Ngọc Bích, Vĩnh Phúc)
Xin chào chị Bích,
Ti giả là vật dụng giúp thay thế cho ti của mẹ, và có nhiều công dụng khác nhau. Ti giả sẽ đỡ mẹ rất nhiều, giúp mẹ nhàn hơn vì khi con bú được lửng bụng hoặc bú no thường có thói quen nhay ti, ngậm ti và nghịch ti.
Dùng ti giả, mẹ sẽ đỡ phải bế con suốt và mỏi tay. Ti giả cũng đôi khi giúp mẹ dỗ dành con không khóc.
Ti giả cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn, ngoan hơn và đi vào giấc ngủ mà không cần dỗ dành, ru ngủ quá nhiều. Nếu vào ban ngày, các mẹ còn có sức để dỗ con ngủ, nhưng khi vào ban đêm, cho con ngậm ti giả để ngủ ngon là lựa chọn sáng suốt. Nhờ có ti giả, mẹ chỉ cần cho bé bú no, sau đó cho bé ngậm ti giả là bé sẽ rất ngoan và sâu giấc hơn. Theo nhiều nghiên cứu, ti giả cũng làm giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đây là một hiện tượng đau lòng khi một em bé khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường nào bất ngờ qua đời mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Về nhược điểm, việc lạm dụng ti giả khi con đi ngủ đôi khi sẽ lại trở thành rắc rối. Nếu trẻ quen với việc ngậm ti giả khi đi ngủ, khi rơi ra, trẻ sẽ sạo sục, thức giấc và khóc đêm. Khi đó, mẹ sẽ phải dậy, dỗ con và tìm lại ti giả để trẻ tiếp tục sử dụng.
Sử dụng ti giả kéo dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng. Nếu sử dụng trong thời gian dài, ti giả có thể gây ra các tác động tiêu cực lên răng cửa của bé, có thể làm cho chúng mọc xiên hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc hàm trên, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng. Nguy cơ của việc này bao gồm khả năng vẩu răng cửa và gây sự lệch khớp cắn, làm cho hàm răng không khít nhau. Ngoài ra, việc ngậm núm giả cũng có thể dẫn đến tăng tiết nước bọt, gây tình trạng cao răng tăng lên và từ đó tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn răng miệng. Hoặc nếu như trẻ 3-4 tuổi vẫn ngậm ti giả thì thực sự đây là một vấn đề lớn, gọi là nghiện ti giả.
Cho con dùng ti giả cũng sẽ làm gián đoạn quá trình cho con bú. Sử dụng ti giả có thể làm cho việc bú thật trở nên khó khăn hơn, vì em bé có thể bị nhầm lẫn giữa việc sử dụng ti giả và núm vú thật.
Trong trường hợp của con chị, Songkhoe360 cho rằng có thể dùng được ti giả. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú ti giả thì không có vấn đề gì quá lớn. Trong giai đoạn này, nếu mẹ cho con bú trực tiếp thì hãy đợi khoảng sau 3-4 tuần đầu, khi con đã quen với việc bú ti mẹ, ổn định thói quen bú ti thì mới cho con ngậm ti giả. Có một số lưu ý khi dùng ti giả cho con. Các mẹ không được lạm dụng ti giả để dỗ dành con. Khi con khóc, hãy thử tất cả các phương pháp dỗ con khác, trước khi nghĩ đến việc cho con ngậm ngay ti giả, vì nó sẽ rất dễ khiến con bị nghiện. Các mẹ chỉ nên cho bé sử dụng khi muốn bé ngủ sâu giấc hơn và ngon hơn trước khi bé bú no. Nếu bé dậy và chơi thì không nên dùng ti giả.
Nếu bé không hứng thú với ti giả, đừng ép con. Ngoài ra, ti giả cần được tiệt trùng thường xuyên vì nó có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên thay ti giả khoảng 3 tháng/ lần, chọn kích cỡ phù hợp với lứa tuổi, và không chọn các loại có kẹp, sợi dây đeo vì nó có thể vướng vào cổ em bé.
Thời điểm cai ti giả hợp lý nhất là 6 tháng tuổi, tức là nếu con bạn trên 6 tháng, hãy ngừng sử dụng ti giả cho con.
Trên đây là những thông tin Songkhoe360 thông tin đến chị Bích và bạn đọc. Hy vọng đã giúp đỡ được các mẹ trong việc giúp con dùng ti giả an toàn.
Ti giả là vật dụng giúp thay thế cho ti của mẹ, và có nhiều công dụng khác nhau. Ti giả sẽ đỡ mẹ rất nhiều, giúp mẹ nhàn hơn vì khi con bú được lửng bụng hoặc bú no thường có thói quen nhay ti, ngậm ti và nghịch ti.
Dùng ti giả, mẹ sẽ đỡ phải bế con suốt và mỏi tay. Ti giả cũng đôi khi giúp mẹ dỗ dành con không khóc.
Ti giả cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn, ngoan hơn và đi vào giấc ngủ mà không cần dỗ dành, ru ngủ quá nhiều. Nếu vào ban ngày, các mẹ còn có sức để dỗ con ngủ, nhưng khi vào ban đêm, cho con ngậm ti giả để ngủ ngon là lựa chọn sáng suốt. Nhờ có ti giả, mẹ chỉ cần cho bé bú no, sau đó cho bé ngậm ti giả là bé sẽ rất ngoan và sâu giấc hơn. Theo nhiều nghiên cứu, ti giả cũng làm giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đây là một hiện tượng đau lòng khi một em bé khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường nào bất ngờ qua đời mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Về nhược điểm, việc lạm dụng ti giả khi con đi ngủ đôi khi sẽ lại trở thành rắc rối. Nếu trẻ quen với việc ngậm ti giả khi đi ngủ, khi rơi ra, trẻ sẽ sạo sục, thức giấc và khóc đêm. Khi đó, mẹ sẽ phải dậy, dỗ con và tìm lại ti giả để trẻ tiếp tục sử dụng.
Sử dụng ti giả kéo dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng. Nếu sử dụng trong thời gian dài, ti giả có thể gây ra các tác động tiêu cực lên răng cửa của bé, có thể làm cho chúng mọc xiên hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc hàm trên, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng. Nguy cơ của việc này bao gồm khả năng vẩu răng cửa và gây sự lệch khớp cắn, làm cho hàm răng không khít nhau. Ngoài ra, việc ngậm núm giả cũng có thể dẫn đến tăng tiết nước bọt, gây tình trạng cao răng tăng lên và từ đó tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn răng miệng. Hoặc nếu như trẻ 3-4 tuổi vẫn ngậm ti giả thì thực sự đây là một vấn đề lớn, gọi là nghiện ti giả.
Cho con dùng ti giả cũng sẽ làm gián đoạn quá trình cho con bú. Sử dụng ti giả có thể làm cho việc bú thật trở nên khó khăn hơn, vì em bé có thể bị nhầm lẫn giữa việc sử dụng ti giả và núm vú thật.
Trong trường hợp của con chị, Songkhoe360 cho rằng có thể dùng được ti giả. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú ti giả thì không có vấn đề gì quá lớn. Trong giai đoạn này, nếu mẹ cho con bú trực tiếp thì hãy đợi khoảng sau 3-4 tuần đầu, khi con đã quen với việc bú ti mẹ, ổn định thói quen bú ti thì mới cho con ngậm ti giả. Có một số lưu ý khi dùng ti giả cho con. Các mẹ không được lạm dụng ti giả để dỗ dành con. Khi con khóc, hãy thử tất cả các phương pháp dỗ con khác, trước khi nghĩ đến việc cho con ngậm ngay ti giả, vì nó sẽ rất dễ khiến con bị nghiện. Các mẹ chỉ nên cho bé sử dụng khi muốn bé ngủ sâu giấc hơn và ngon hơn trước khi bé bú no. Nếu bé dậy và chơi thì không nên dùng ti giả.
Nếu bé không hứng thú với ti giả, đừng ép con. Ngoài ra, ti giả cần được tiệt trùng thường xuyên vì nó có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên thay ti giả khoảng 3 tháng/ lần, chọn kích cỡ phù hợp với lứa tuổi, và không chọn các loại có kẹp, sợi dây đeo vì nó có thể vướng vào cổ em bé.
Thời điểm cai ti giả hợp lý nhất là 6 tháng tuổi, tức là nếu con bạn trên 6 tháng, hãy ngừng sử dụng ti giả cho con.
Trên đây là những thông tin Songkhoe360 thông tin đến chị Bích và bạn đọc. Hy vọng đã giúp đỡ được các mẹ trong việc giúp con dùng ti giả an toàn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng