Con chậm nói phải làm sao?
2023-08-20T22:20:16+07:00 2023-08-20T22:20:16+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/con-cham-noi-phai-lam-sao-1922.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/con-cham-noi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
19/08/2023 15:01 | Hỏi đáp
-
Xin chào Sống Khỏe 360. Con tôi năm nay đã hơn 2 tuổi nhưng cháu chưa biết nói, chỉ bi bô bập bẹ. Tôi rất lo lắng, không biết có cách nào giúp con nhanh chóng nói được không?(Chị Hà, 30 tuổi, Hà Nội)
Xin chào chị Hà,
Việc lo lắng khi trẻ vẫn chưa biết nói là điều vô cùng dễ hiểu. Theo các chuyên gia, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên khi đạt 12 tháng tuổi. Phần lớn trẻ sẽ có thể nói được khi bước vào giai đoạn 18 tháng. Nếu như con trên 24 tháng, tức là 2 tuổi mà con vẫn chưa nói được, có thể là con đã mắc chứng chậm nói.
Trẻ được coi là chậm nói khi khả năng ngôn ngữ không phát triển bằng so với mốc phát triển về ngôn ngữ thông thường đã được nghiên cứu trước đó. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể là do tác nhân từ môi trường, bố mẹ ít dành thời gian chơi với trẻ, hoặc xem tv, điện thoại quá nhiều, trên 3 tiếng một ngày. Nhiều trẻ bị chậm nói vì sự nuông chiều quá mức của gia đình, có nghĩa là, cung cấp cho trẻ mọi thứ chúng muốn chỉ dựa vào hành vi cử chỉ của trẻ, chứ trẻ chưa thực sự lên tiếng.
Ngoài yếu tố khách quan, có một số yếu tố chủ quan tồn tại bên trong trẻ, ví dụ như các cơ quan đảm nhận việc phát âm như tai mũi họng lưỡi gặp vấn đề, hoặc não bộ có sự phát triển không bình thường, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh.
Chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, trẻ có xu hướng thích chơi một mình, không có nhu cầu tiếp xúc với người khác để quan sát, bắt chước. Chậm nói cũng có thể do vấn đề về nhận thức, trí tuệ chậm phát triển.
Dinh dưỡng cũng là 1 nguyên nhân khiến trẻ chậm nói vì chế độ ăn không đáp ứng được sự phát triển não bộ và sự phát triển chung của trẻ do thiếu đi các vitamin, nguyên tố vi lượng, vi chất dinh dưỡng quan trọng.
Cách giúp con mau nói hơn
Để giúp trẻ mau nói hơn, cha mẹ hãy tương tác với trẻ ở mọi hoàn cảnh, dù đó là lúc bé đang ăn, tắm, hoặc khi bé chuẩn bị đi ngủ. Sử dụng những câu từ đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng để truyền đạt ý nghĩa. Hãy bắt đầu bằng các danh từ và động từ, điều này giúp trẻ dễ dàng hiểu một cách hình ảnh và sinh động.
Khi nói chuyện với trẻ, hãy cố gắng nói chậm và rõ ràng các âm, từ. Khi bạn học bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn cần được nghe một cách chậm và rõ ràng để có thể học và phát âm đúng chuẩn. Tương tự, việc tương tác với trẻ cũng cần sự nhất quán và rõ ràng. Bạn cần nói từng từ một một cách chậm rãi để trẻ có thời gian nghe và hiểu. Đối với những người thích hát, hãy hát chậm và mở to miệng để trẻ có cơ hội quan sát cách phát âm dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt chước ngôn ngữ ban đầu của trẻ. Thông thường, khi mới học nói, trẻ không phát âm chuẩn và thường có thói quen nói ngọng. Chúng ta có thể tự nhiên điều chỉnh cách trẻ phát âm bằng cách: Trước hết, bắt chước các âm thanh tương đối tương tự trong ngôn ngữ của trẻ, và sau đó chuyển tới các âm có ý nghĩa. Ví dụ: “aaaaa...Ạ”, “ba ba ba... BÀ”. Tương tự, khi trẻ nói ngọng, bạn có thể ghi nhận và ngay lập tức điều chỉnh.
Khi tương tác với trẻ, luôn giữ tư thế ngồi đối diện để có thể thấy mắt của trẻ trong tầm mắt bạn. Phương pháp giao tiếp này cũng giúp trẻ học cách phát âm khi bạn nói, trẻ có thể theo dõi miệng bạn để học cách diễn đạt một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.
Đồng thời, thể hiện các biểu cảm dễ thương như khuôn mặt bất ngờ, ngơ ngác, vui vẻ hoặc dán hình ảnh yêu thích trên khuôn mặt. Các kỹ thuật nhỏ này sẽ thu hút sự chú ý và tương tác tự nhiên của trẻ với bạn, đồng thời tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong quá trình giao tiếp.
Cha mẹ không nên thúc ép trẻ mau nói. Khi trẻ nói ra bất cứ từ nào, hãy khen, vỗ tay tạo sự khích lệ để trẻ có thể biết được rằng mình được khuyến khích nói nhiều hơn. Hãy luôn tập trung và lắng nghe mỗi khi bạn trò chuyện với con, để trẻ có thời gian chuẩn bị và học tập từng từ một. Để trẻ tiến xa trong việc phát triển ngôn ngữ, cần thời gian và sự kiên nhẫn từ phía cha mẹ, cùng với việc luôn động viên và khích lệ trẻ. Cha mẹ cũng nên tách các con ra khỏi các thiết bị điện tử như ipad, tv, điện thoại….vì chúng cũng là nguyên nhân hạn chế sự tương tác của trẻ với thế giới xung quanh, một tác nhân gây ra việc chậm nói ở trẻ.
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng là một trong những nguyên nhân góp phần vào tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi cơ thể thiếu những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ, các kết nối thần kinh trong các vùng não không được hình thành và hoạt động đầy đủ.
Từ đó, trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, thể hiện ngôn ngữ chậm rãi và có hạn chế trong khả năng giao tiếp. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng này có thể là một phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho trẻ.
Hy vọng những chia sẻ của Songkhoe360 ở trên có thể giúp chị Hà cũng như các bậc phụ huynh khác giúp con mau nói tại nhà.
Việc lo lắng khi trẻ vẫn chưa biết nói là điều vô cùng dễ hiểu. Theo các chuyên gia, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên khi đạt 12 tháng tuổi. Phần lớn trẻ sẽ có thể nói được khi bước vào giai đoạn 18 tháng. Nếu như con trên 24 tháng, tức là 2 tuổi mà con vẫn chưa nói được, có thể là con đã mắc chứng chậm nói.
Trẻ được coi là chậm nói khi khả năng ngôn ngữ không phát triển bằng so với mốc phát triển về ngôn ngữ thông thường đã được nghiên cứu trước đó. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể là do tác nhân từ môi trường, bố mẹ ít dành thời gian chơi với trẻ, hoặc xem tv, điện thoại quá nhiều, trên 3 tiếng một ngày. Nhiều trẻ bị chậm nói vì sự nuông chiều quá mức của gia đình, có nghĩa là, cung cấp cho trẻ mọi thứ chúng muốn chỉ dựa vào hành vi cử chỉ của trẻ, chứ trẻ chưa thực sự lên tiếng.
Ngoài yếu tố khách quan, có một số yếu tố chủ quan tồn tại bên trong trẻ, ví dụ như các cơ quan đảm nhận việc phát âm như tai mũi họng lưỡi gặp vấn đề, hoặc não bộ có sự phát triển không bình thường, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh.
Chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, trẻ có xu hướng thích chơi một mình, không có nhu cầu tiếp xúc với người khác để quan sát, bắt chước. Chậm nói cũng có thể do vấn đề về nhận thức, trí tuệ chậm phát triển.
Dinh dưỡng cũng là 1 nguyên nhân khiến trẻ chậm nói vì chế độ ăn không đáp ứng được sự phát triển não bộ và sự phát triển chung của trẻ do thiếu đi các vitamin, nguyên tố vi lượng, vi chất dinh dưỡng quan trọng.
Cách giúp con mau nói hơn
Để giúp trẻ mau nói hơn, cha mẹ hãy tương tác với trẻ ở mọi hoàn cảnh, dù đó là lúc bé đang ăn, tắm, hoặc khi bé chuẩn bị đi ngủ. Sử dụng những câu từ đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng để truyền đạt ý nghĩa. Hãy bắt đầu bằng các danh từ và động từ, điều này giúp trẻ dễ dàng hiểu một cách hình ảnh và sinh động.
Khi nói chuyện với trẻ, hãy cố gắng nói chậm và rõ ràng các âm, từ. Khi bạn học bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn cần được nghe một cách chậm và rõ ràng để có thể học và phát âm đúng chuẩn. Tương tự, việc tương tác với trẻ cũng cần sự nhất quán và rõ ràng. Bạn cần nói từng từ một một cách chậm rãi để trẻ có thời gian nghe và hiểu. Đối với những người thích hát, hãy hát chậm và mở to miệng để trẻ có cơ hội quan sát cách phát âm dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt chước ngôn ngữ ban đầu của trẻ. Thông thường, khi mới học nói, trẻ không phát âm chuẩn và thường có thói quen nói ngọng. Chúng ta có thể tự nhiên điều chỉnh cách trẻ phát âm bằng cách: Trước hết, bắt chước các âm thanh tương đối tương tự trong ngôn ngữ của trẻ, và sau đó chuyển tới các âm có ý nghĩa. Ví dụ: “aaaaa...Ạ”, “ba ba ba... BÀ”. Tương tự, khi trẻ nói ngọng, bạn có thể ghi nhận và ngay lập tức điều chỉnh.
Khi tương tác với trẻ, luôn giữ tư thế ngồi đối diện để có thể thấy mắt của trẻ trong tầm mắt bạn. Phương pháp giao tiếp này cũng giúp trẻ học cách phát âm khi bạn nói, trẻ có thể theo dõi miệng bạn để học cách diễn đạt một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.
Đồng thời, thể hiện các biểu cảm dễ thương như khuôn mặt bất ngờ, ngơ ngác, vui vẻ hoặc dán hình ảnh yêu thích trên khuôn mặt. Các kỹ thuật nhỏ này sẽ thu hút sự chú ý và tương tác tự nhiên của trẻ với bạn, đồng thời tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong quá trình giao tiếp.
Cha mẹ không nên thúc ép trẻ mau nói. Khi trẻ nói ra bất cứ từ nào, hãy khen, vỗ tay tạo sự khích lệ để trẻ có thể biết được rằng mình được khuyến khích nói nhiều hơn. Hãy luôn tập trung và lắng nghe mỗi khi bạn trò chuyện với con, để trẻ có thời gian chuẩn bị và học tập từng từ một. Để trẻ tiến xa trong việc phát triển ngôn ngữ, cần thời gian và sự kiên nhẫn từ phía cha mẹ, cùng với việc luôn động viên và khích lệ trẻ. Cha mẹ cũng nên tách các con ra khỏi các thiết bị điện tử như ipad, tv, điện thoại….vì chúng cũng là nguyên nhân hạn chế sự tương tác của trẻ với thế giới xung quanh, một tác nhân gây ra việc chậm nói ở trẻ.
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng là một trong những nguyên nhân góp phần vào tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi cơ thể thiếu những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ, các kết nối thần kinh trong các vùng não không được hình thành và hoạt động đầy đủ.
Từ đó, trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, thể hiện ngôn ngữ chậm rãi và có hạn chế trong khả năng giao tiếp. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng này có thể là một phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho trẻ.
Hy vọng những chia sẻ của Songkhoe360 ở trên có thể giúp chị Hà cũng như các bậc phụ huynh khác giúp con mau nói tại nhà.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng