Gần 20% trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

07/08/2023 15:44 | Cảnh báo
- Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em hiện nay. Theo thống kê, khoảng 20% trẻ em bị chậm phát triển ngôn ngữ và có những khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về.
Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ). Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 tuổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. 
Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 tuổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.
Các yếu tố nguy cơ của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em bao gồm trẻ em trai mắc nhiều hơn trẻ em gái khoảng 3 lần, gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị), trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh, có biến chứng khi sinh.
bieu hien tre cham phat trien ngon ngu
Chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện đơn độc ở trẻ, hoặc là một trong nhiều triệu chứng của các rối loạn giao tiếp và rối loạn phát triển khác. 
Vì vậy, khi cha mẹ cần lưu ý phát hiện các bất thường khác đi kèm, bao gồm những bất thường về hàm mặt, về bộ máy phát âm.
Ngoài ra, khả năng nghe hiểu của trẻ cũng là một yếu tố quan trọng cần được kiểm tra. Trẻ kém phản ứng với âm thanh, hoặc không hiểu lời nói, không hiểu mệnh lệnh. Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.
20210816 051210 801735 tre cham phat trien max 1800x1800
Khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cũng bị ảnh hưởng. Trẻ có thể gọi ít đáp ứng, giảm nhìn mắt, thờ ơ, ít chơi với các bạn cùng lứa, không biết khoe mách hoặc chia sẻ mối quan tâm, không có các cử chỉ như chỉ ngón, vẫy tay chào, gật/ lắc đầu.
Ngoài ra, các hành vi bất thường của trẻ cũng cần được quan tâm. Động tác chơi tay, vẫy tay bất thường, đi kiễng chân, quay tròn người, cuốn hút quá mức vào một đồ vật, sự việc nào đó… là những dấu hiệu cần được cha mẹ chú ý.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình có những bất thường kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
cac dau hieu canh bao tre cham phat trien ngon ngu 202301270703256949
Khi được xác định là bị chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ cần được can thiệp kịp thời và tích cực. Phương pháp can thiệp có thể bao gồm các hoạt động tập trung vào việc nói chuyện và luyện nghe cho trẻ. Ngoài ra, việc giúp trẻ xây dựng kỹ năng xã hội và giao tiếp cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc can thiệp chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng của chậm phát triển ngôn ngữ. Để giúp trẻ có một sự phát triển toàn diện hơn, cha mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ có một môi trường học tập và sống lành mạnh.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây