Tác hại của chất tạo ngọt tổng hợp ít người biết đến

04/02/2023 20:24 | Sức khỏe dinh dưỡng
- Chất ngọt nhân tạo, hay còn gọi là chất tạo ngọt tổng hợp là thứ rất phổ biến được xem như “viên kẹo” cho bệnh nhân bị đái tháo đường hay ăn kiêng giảm cân. Tuy vậy, có 1 số tác hại mà nhiều người chưa biết tới của chất này đối với sức khỏe.
1. Chất tạo ngọt tổng hợp, rốt cuộc là gì?
Chất tạo ngọt tổng hợp có nhiều tên gọi khác nhau như chất tạo ngọt nhân tạo hay đường hóa học. Đây là chất được tổng hợp bởi con người bằng các chất hữu cơ, vô cơ và không có trong tự nhiên. Chất tạo ngọt này có độ ngọt rất cao so với các loại đường thông thường, hay thậm chí là đường kính saccharose, được làm từ mía và củ cải đường. Nó không thể chuyển hóa được cho nên không có giá trị dinh dưỡng. Đây là chất được sử dụng cho mục đích tạo ngọt cho các loại thực phẩm ăn kiêng giảm cân, bệnh thừa cân hoặc dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tác hại của chất tạo ngọt 1
Chất tạo ngọt tổng hợp có hại cho sức khỏe
Hiện tại, có 6 loại đường nhân tạo được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA phê duyệt an toàn cho sức khỏe và 2 chất tạo ngọt tự nhiên dùng trong chế biến thực phẩm. Các loại được sử dụng để chế biến thực phẩm được giới hạn và có quy định nghiêm ngặt. Tiêu biểu là chất tạo ngọt tự nhiên Aspartame, đã có trong khoảng hơn 6.000 loại thực phẩm toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng sơ hở về pháp luật các chất cấm để khai thác lợi ích từ đường nhân tạo. Trên thị trường Việt Nam hiện nay thường lưu hành 2 loại chất tạo ngọt tổng hợp không có trong danh sách được Nhà nước cấp phép là sodium cyclamate. Chúng có khả năng gây ra ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư gan, dị dạng bào thai, các tác nhân gây ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền…
Các chất chuyển hóa của chất này còn độc hại hơn và được khoa học chứng mình là có thể giết chết cả loài chuột.
2. Chất tạo ngọt tổng hợp, giá trị dinh dưỡng ở đâu?
Hầu như, các chất tạo ngọt tổng hợp, hay đường nhân tạo, đều không có dinh dưỡng, không chứa calo. Lí do là vì, chúng không bị phân hủy, chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa như 1 số loại đường tự nhiên như fructose, saccharose và glucose… 
Chất này không có dinh dưỡng, không được chuyển đổi thành calo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Aspartame, là 1 loại đường nhân tạo, trải qua quá trình trao đổi chất không phân hủy thành đường đơn giản để cơ thể sử dụng. Những loại đường tự nhiên đều có khả năng này. Những loại khác như sucralose và saccharin thậm chí không bị phá vỡ hoàn toàn mà chúng sẽ đi thẳng vào máu và đi ra bằng hệ thống bài tiết. Chính vì vậy nó được làm thành những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì, …
Về mặt lý thuyết khoa học, chất tạo ngọt có vẻ là lựa chọn lý tưởng dành cho những người bị thừa cân, béo bụng…
Tác hại của chất tạo ngọt 2
Chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học) không có giá trị dinh dưỡng
3. Cách nhận biết chất tạo ngọt tổng hợp trong thức ăn?
Các loại đường thì thường dễ tan trong nước nên sẽ không có mùi, vị, màu để phát hiện. Nhưng, chúng ta vẫn có thể tìm ra cách nhận biết chính là loại đường hóa học này có vị ngọt gắt, hơi đắng. Sau khi uống nước xong, bạn thường vẫn có cảm giác ngọt lợ đọng lại trong miệng. Đó là lúc bạn đã ăn chất tạo ngọt tổng hợp.
Nếu ăn chất đường nhân tạo này thường xuyên thì rất dễ bị đau đầu, ù tai, chóng mặt…
4. Những tác hại của chất tạo ngọt
Ngày càng nhiều dư luận thông tin bằng chứng cho thấy các chất đường nhân tạo có khả năng làm giảm các quá trình trao đổi chất tại thành ruột. Ví dụ như saccharin, đây là loại đường hóa học gây rối loạn chuyển hóa, thay đổi chức năng của hệ lợi khuẩn trong ruột, trong khi aspartame có khả năng làm giảm mức độ hoạt động của 1 loại enzyme đường ruột.
Thậm chí, nguy hiểm hơn, nếu sử dụng đường hóa học với liều lượng lớn sẽ kìm hãm sự phát triển của các cơ quan ở người trẻ, đặc biệt là trẻ em, sinh ra nhiều bệnh tật hoặc khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển… Thêm vào đó, khả năng thải độc của gan cũng bị ảnh hưởng, thận ở trẻ em bị kém đi nên các chất hóa học này sẽ tích tụ lại… Ở trẻ nhỏ, chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm cho trẻ bị thấp bé nhẹ cân, biếng ăn, chậm lớn, gây cảm giác tự ti.
Một số chất tạo ngọt tác động lên não làm thay đổi nhận thức mùi vị và làm mất cân bằng sản xuất hormone. Ví dụ, sucralose làm giảm hoạt động của hạch hạnh nhân, phần não liên quan đến vị giác. Aspartame làm thay đổi quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể, làm tăng cảm giác thèm ăn và thèm đồ ngọt. 
Chất tạo ngọt làm giảm khả năng kiểm soát tiêu hao năng lượng, làm tăng thêm rối loạn chuyển hóa. Nhiều người cho rằng uống đồ uống dành cho người ăn kiêng vài lần một tuần vẫn tốt hơn nhiều so với uống đồ uống có đường, vì vậy bạn nên thưởng thức các sản phẩm sử dụng chất thay thế đường như đồ uống, bánh quy như salad và sữa chua có đường. 
Chất làm ngọt nhân tạo thường được coi là chất thay thế an toàn cho đường, nhưng trên thực tế có bằng chứng đáng kể cho thấy việc sử dụng quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2.
Hãy chú ý cách sử dụng của các loại chất tạo ngọt tổng hợp, hay chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học đặc biệt là đối với các bệnh nhân tiểu đường và cá nhân muốn giảm cân nhanh chóng.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây