Rối loạn cảm xúc theo mùa
2023-09-21T14:47:00+07:00 2023-09-21T14:47:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/roi-loan-cam-xuc-theo-mua-2134.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/roi-loan-cam-xuc-9.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/09/2023 14:47 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Đã bao giờ bạn từng thắc mắc tại sao vào mùa thu, con người có vẻ trầm buồn hơn, hay vào mùa nắng sẽ rất dễ tức giận? Đặc biệt trong các tháng khi thời tiết mát mẻ hoặc se lạnh, một số người có thể thay đổi tâm trạng nhanh chóng, biểu hiện cho khả năng bị bệnh trầm cảm.
Rối loạn cảm xúc theo mùa, còn được gọi là "Seasonal Affective Disorder" (SAD) là một loại rối loạn tâm trạng mà người mắc thường trải qua biểu hiện của sự buồn bã, thất vọng hoặc mất hứng thú vào mùa thu hoặc vào mùa đông khi ánh sáng mặt trời giảm đi và thời gian ban ngày ngắn hơn. Rối loạn này thường bắt đầu vào mùa thu và kéo dài qua mùa đông, nhưng biểu hiện thường giảm đi hoặc biến mất vào mùa xuân và mùa hè.
Triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa thường có các triệu chứng đặc trưng sau đây:
Buồn bã và trầm cảm: Người bị SAD thường trải qua một tâm trạng buồn bã và trầm cảm kéo dài. Họ cảm thấy mất hứng thú vào cuộc sống và thường không thể tìm thấy niềm vui trong các hoạt động thường thấy.
Tăng cân bất thường: Một số người SAD có thể tăng cân một cách nhanh chóng. Lí do là vì khi bị SAD, mọi người thường có xu hướng ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chứa nhiều carbohydrate.
Mất năng lượng và sự mệt mỏi: Người mắc SAD thường cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng. Họ có thể cảm thấy yếu đuối và khó khắc phục sự mệt mỏi này.
Khó tập trung và suy giảm hiệu suất: SAD có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và làm việc. Người mắc thường cảm thấy khó khăn khi làm việc hoặc học tập, và hiệu suất làm việc có thể giảm đi đáng kể.
Cảm giác cô đơn và tách biệt bủa vây: Người bị SAD thường cảm thấy cô đơn và xa lạ hơn vào mùa đông. Họ thường có xu hướng thoát khỏi xã hội (hay còn gọi là hướng nội) và không muốn gặp gỡ bạn bè hay tham gia các hoạt động ở bên ngoài. Thay đổi giấc ngủ: Một số người bị SAD cũng thường bị rối loạn giấc ngủ. Họ có thể rất khó ngủ nhưng mà cũng rất khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng.
Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc theo mùa không cần thiết phải có tất cả các triệu chứng trên một lúc. Ví dụ, họ có thể có mức năng lượng bình thường đồng thời trải qua sự thèm muốn mãnh liệt đối với thức ăn giàu carbohydrate. Một số người có thể sụt cân hoặc tăng cân. Một số ít người mắc chứng này thường bị tái phát bệnh sau khi mùa hè kết thúc.
Rối loạn cảm xúc theo mùa phát triển như thế nào?
Rối loạn cảm xúc theo mùa phát triển dưới tác động của việc mất cân bằng sinh hóa trong bộ não, do tác động của thời gian sáng tối chênh lệch giữa các mùa. Điều này xảy ra giống như cách ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến các hoạt động theo mùa ở các loài vật.
Khi mùa thay đổi, con người trải qua một sự chuyển đổi trong đồng hồ sinh học bên trong cơ thể hoặc nhịp sinh học của họ, có thể dẫn đến sự lệch khỏi thời gian biểu hàng ngày.
Nội tiết tố Melatonin, có liên quan đến giấc ngủ, được cho là một yếu tố chính dẫn đến rối loạn cảm xúc theo mùa. Về bản chất, melatonin có liên quan đến bệnh trầm cảm và chúng thường được sản sinh ra trong cơ thể khi cấp độ ánh sáng bên ngoài giảm xuống. Khi ngày trở nên ngắn hơn và đêm trở nên dài hơn, lượng melatonin được sản xuất trong cơ thể cũng tăng lên. Mặc dù cơ chế vẫn chưa được hiểu rõ nhưng các nghiên cứu cũng đã phần nào nêu ra mối quan hệ giữa ánh sáng và bộ não.
Một số bằng chứng cũng gợi ý rằng nếu ai đó sống ở vị trí càng xa đường xích đạo, họ càng có khả năng phát triển rối loạn cảm xúc theo mùa. Mặc dù bệnh có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thông thường thì nó bắt đầu ở độ tuổi từ 18 đến 30.
Cách điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa
Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Điều này có thể thực hiện bằng cách dành thời gian ra ngoài dạo bộ trong khoảng thời gian dài hoặc sắp xếp nơi ở và nơi làm việc của bạn sao cho có thể tiếp nhận ánh sáng tự nhiên nhất thông qua cửa sổ trong suốt ngày.
Trong trường hợp triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, liệu pháp ánh sáng (phototherapy) cũng đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả.
Phương pháp này đòi hỏi tiếp xúc với ánh sáng mạnh (thường từ một nguồn ánh sáng huỳnh quang đặc biệt) từ 30 đến 90 phút mỗi ngày vào mùa đông. Ngoài ra, đã ghi nhận các hiệu quả bổ sung từ các phiên trị liệu tâm lý và trong một số trường hợp và thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải rối loạn cảm xúc theo mùa, điều quan trọng là tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý có kinh nghiệm. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác nhau như chứng nhược giáp, rối loạn hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các nhiễm trùng viêm nhiễm trùng khác, vì vậy đánh giá chính xác là rất quan trọng.
Rối loạn cảm xúc theo mùa cũng có thể bị nhận dạng nhầm với các rối loạn nặng hơn như rối loạn (cảm xúc) lưỡng cực hoặc giai đoạn trầm cảm nặng đối với một số người. Hãy chú ý đến người thân của bạn nếu họ có những triệu chứng bệnh trên trong mùa đông bởi rất có thể bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và người mắc phải có khả năng nảy sinh ý định tự tử.
Với quá trình điều trị đúng cách, rối loạn cảm xúc theo mùa có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể. Hơn hết, phòng bệnh hơn là chữa bệnh, cho nên hãy cảnh giác với những triệu chứng xuất hiện ở chính bạn và người thân trong nhà nhé.
Rối loạn cảm xúc theo mùa thường có các triệu chứng đặc trưng sau đây:
Buồn bã và trầm cảm: Người bị SAD thường trải qua một tâm trạng buồn bã và trầm cảm kéo dài. Họ cảm thấy mất hứng thú vào cuộc sống và thường không thể tìm thấy niềm vui trong các hoạt động thường thấy.
Tăng cân bất thường: Một số người SAD có thể tăng cân một cách nhanh chóng. Lí do là vì khi bị SAD, mọi người thường có xu hướng ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chứa nhiều carbohydrate.
Mất năng lượng và sự mệt mỏi: Người mắc SAD thường cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng. Họ có thể cảm thấy yếu đuối và khó khắc phục sự mệt mỏi này.
Khó tập trung và suy giảm hiệu suất: SAD có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và làm việc. Người mắc thường cảm thấy khó khăn khi làm việc hoặc học tập, và hiệu suất làm việc có thể giảm đi đáng kể.
Cảm giác cô đơn và tách biệt bủa vây: Người bị SAD thường cảm thấy cô đơn và xa lạ hơn vào mùa đông. Họ thường có xu hướng thoát khỏi xã hội (hay còn gọi là hướng nội) và không muốn gặp gỡ bạn bè hay tham gia các hoạt động ở bên ngoài. Thay đổi giấc ngủ: Một số người bị SAD cũng thường bị rối loạn giấc ngủ. Họ có thể rất khó ngủ nhưng mà cũng rất khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng.
Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc theo mùa không cần thiết phải có tất cả các triệu chứng trên một lúc. Ví dụ, họ có thể có mức năng lượng bình thường đồng thời trải qua sự thèm muốn mãnh liệt đối với thức ăn giàu carbohydrate. Một số người có thể sụt cân hoặc tăng cân. Một số ít người mắc chứng này thường bị tái phát bệnh sau khi mùa hè kết thúc.
Rối loạn cảm xúc theo mùa phát triển như thế nào?
Rối loạn cảm xúc theo mùa phát triển dưới tác động của việc mất cân bằng sinh hóa trong bộ não, do tác động của thời gian sáng tối chênh lệch giữa các mùa. Điều này xảy ra giống như cách ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến các hoạt động theo mùa ở các loài vật.
Khi mùa thay đổi, con người trải qua một sự chuyển đổi trong đồng hồ sinh học bên trong cơ thể hoặc nhịp sinh học của họ, có thể dẫn đến sự lệch khỏi thời gian biểu hàng ngày.
Nội tiết tố Melatonin, có liên quan đến giấc ngủ, được cho là một yếu tố chính dẫn đến rối loạn cảm xúc theo mùa. Về bản chất, melatonin có liên quan đến bệnh trầm cảm và chúng thường được sản sinh ra trong cơ thể khi cấp độ ánh sáng bên ngoài giảm xuống. Khi ngày trở nên ngắn hơn và đêm trở nên dài hơn, lượng melatonin được sản xuất trong cơ thể cũng tăng lên. Mặc dù cơ chế vẫn chưa được hiểu rõ nhưng các nghiên cứu cũng đã phần nào nêu ra mối quan hệ giữa ánh sáng và bộ não.
Một số bằng chứng cũng gợi ý rằng nếu ai đó sống ở vị trí càng xa đường xích đạo, họ càng có khả năng phát triển rối loạn cảm xúc theo mùa. Mặc dù bệnh có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thông thường thì nó bắt đầu ở độ tuổi từ 18 đến 30.
Cách điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa
Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Điều này có thể thực hiện bằng cách dành thời gian ra ngoài dạo bộ trong khoảng thời gian dài hoặc sắp xếp nơi ở và nơi làm việc của bạn sao cho có thể tiếp nhận ánh sáng tự nhiên nhất thông qua cửa sổ trong suốt ngày.
Trong trường hợp triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, liệu pháp ánh sáng (phototherapy) cũng đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả.
Phương pháp này đòi hỏi tiếp xúc với ánh sáng mạnh (thường từ một nguồn ánh sáng huỳnh quang đặc biệt) từ 30 đến 90 phút mỗi ngày vào mùa đông. Ngoài ra, đã ghi nhận các hiệu quả bổ sung từ các phiên trị liệu tâm lý và trong một số trường hợp và thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải rối loạn cảm xúc theo mùa, điều quan trọng là tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý có kinh nghiệm. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác nhau như chứng nhược giáp, rối loạn hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các nhiễm trùng viêm nhiễm trùng khác, vì vậy đánh giá chính xác là rất quan trọng.
Rối loạn cảm xúc theo mùa cũng có thể bị nhận dạng nhầm với các rối loạn nặng hơn như rối loạn (cảm xúc) lưỡng cực hoặc giai đoạn trầm cảm nặng đối với một số người. Hãy chú ý đến người thân của bạn nếu họ có những triệu chứng bệnh trên trong mùa đông bởi rất có thể bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và người mắc phải có khả năng nảy sinh ý định tự tử.
Với quá trình điều trị đúng cách, rối loạn cảm xúc theo mùa có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể. Hơn hết, phòng bệnh hơn là chữa bệnh, cho nên hãy cảnh giác với những triệu chứng xuất hiện ở chính bạn và người thân trong nhà nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng