Tại sao cơ thể lại tích nước, khó giảm cân?
2023-08-29T01:24:56+07:00 2023-08-29T01:24:56+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/tai-sao-co-the-lai-tich-nuoc-kho-giam-can-1980.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/cac_loai_hoormon_trong_co_the_con_nguoi_1_8bf597b5d8.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/08/2023 09:18 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng của chúng ta lên xuống thất thường hoặc không thể giải phóng được.
Mặc dù, cơ thể con người cần nước để hoạt động bình thường nhưng việc tích tụ quá nhiều nước trong mô mềm, mạch máu, và mô mỡ lại là một vấn đề sức khỏe phổ biến gây ra sưng tấy, phù nề, tăng cân nhanh hay các vấn đề tim mạch, …
Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách khắc phục nó như thế nào?
1. Chế độ ăn nhiều muối
Muối chứa natri, một chất điện giải quan trọng tham gia vào việc duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại chỉ cần một lượng natri rất nhỏ hàng ngày và việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng khả năng cơ thể giữ lại nước để duy trì sự cân bằng. Khi cơ thể giữ nước, bạn có thể trở nên sưng tấy và tăng cân tạm thời.
Theo FDA, lượng natri khuyên dùng hàng ngày là 2.300 miligam mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy mình đã sử dụng vượt quá hàm lượng muối cho phép, hãy tìm cách cắt giảm như thay thế bằng gia vị khác, rèn luyện thói quen ăn nhạt, … 2. Lối sống ngồi hoặc đứng trong 1 thời gian dài
Khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, cơ bắp và mạch máu trong cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc đẩy dịch và máu lưu thông một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc nước và các chất khác tích tụ ở các vùng cơ thể, gây ra sưng tấy và cảm giác nặng nề.
Do đó, để tránh tình trạng cơ thể giữ nước do lười vận động, hãy luyện tập thêm các bộ môn vận động khoảng 15-30’ mỗi ngày để giúp má có thể lưu thông trong cơ thể một cách tốt nhất.
3. Hoocmon
Hoocmon cũng là một nguyên nhân gây tác động đến cân bằng nước trong cơ thể và dẫn đến tình trạng tích nước. Ở phụ nữ, hoocmon estrogen và progesterone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và các biến đổi trong cơ thể trong một số trường hợp có thể gây sưng tấy và giữ lại nước trong cơ thể. Cụ thể, việc cơ thể tích nước xảy ra khi nồng độ estrogen quá cao hoặc progesterone quá thấp. 4. Vấn đề tim mạch
Khi tim mạch gặp vấn đề, việc lưu thông máu của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự dư thừa nước và natri trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc tăng khả năng giữ lại nước và gây sưng tấy. Biểu hiện của việc giữ nước do tim mạch là phù hoặc tấy ở các vùng như chân, bàn chân, bàn tay, mặt và vùng bụng; tăng cân nhanh chóng, … Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe và nhận được liệu pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, mặc dù tình trạng giữ nước không gây ra quá nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho phù hợp. Hãy áp dụng những phương pháp đơn giản như tăng cường vận động, ăn ít muối,… để giảm nguy cơ bị tích nước, tăng cân.
Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách khắc phục nó như thế nào?
1. Chế độ ăn nhiều muối
Muối chứa natri, một chất điện giải quan trọng tham gia vào việc duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại chỉ cần một lượng natri rất nhỏ hàng ngày và việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng khả năng cơ thể giữ lại nước để duy trì sự cân bằng. Khi cơ thể giữ nước, bạn có thể trở nên sưng tấy và tăng cân tạm thời.
Theo FDA, lượng natri khuyên dùng hàng ngày là 2.300 miligam mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy mình đã sử dụng vượt quá hàm lượng muối cho phép, hãy tìm cách cắt giảm như thay thế bằng gia vị khác, rèn luyện thói quen ăn nhạt, … 2. Lối sống ngồi hoặc đứng trong 1 thời gian dài
Khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, cơ bắp và mạch máu trong cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc đẩy dịch và máu lưu thông một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc nước và các chất khác tích tụ ở các vùng cơ thể, gây ra sưng tấy và cảm giác nặng nề.
Do đó, để tránh tình trạng cơ thể giữ nước do lười vận động, hãy luyện tập thêm các bộ môn vận động khoảng 15-30’ mỗi ngày để giúp má có thể lưu thông trong cơ thể một cách tốt nhất.
3. Hoocmon
Hoocmon cũng là một nguyên nhân gây tác động đến cân bằng nước trong cơ thể và dẫn đến tình trạng tích nước. Ở phụ nữ, hoocmon estrogen và progesterone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và các biến đổi trong cơ thể trong một số trường hợp có thể gây sưng tấy và giữ lại nước trong cơ thể. Cụ thể, việc cơ thể tích nước xảy ra khi nồng độ estrogen quá cao hoặc progesterone quá thấp. 4. Vấn đề tim mạch
Khi tim mạch gặp vấn đề, việc lưu thông máu của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự dư thừa nước và natri trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc tăng khả năng giữ lại nước và gây sưng tấy. Biểu hiện của việc giữ nước do tim mạch là phù hoặc tấy ở các vùng như chân, bàn chân, bàn tay, mặt và vùng bụng; tăng cân nhanh chóng, … Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe và nhận được liệu pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, mặc dù tình trạng giữ nước không gây ra quá nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho phù hợp. Hãy áp dụng những phương pháp đơn giản như tăng cường vận động, ăn ít muối,… để giảm nguy cơ bị tích nước, tăng cân.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng