Mẹ bầu ăn gì để thon gọn, thai nhi đủ dinh dưỡng?
2024-01-21T11:48:00+07:00 2024-01-21T11:48:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/me-bau-an-gi-de-thon-gon-thai-nhi-du-dinh-duong-3234.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/me-bau-an-gi-de-thon-gon-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/01/2024 11:48 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Có được một thân hình thon gọn, mảnh mai, quyến rũ luôn là niềm mơ ước của các chị em. Thế nhưng, khi mang thai, điều này không còn có thể tiếp tục duy trì được nữa. Từ đó,nhiều chị em thắc mắc rằng, liệu có cách nào vừa giúp thai nhi nhận đầy đủ dinh dưỡng, phát triển mạnh khỏe, vừa giúp mẹ giữ dáng ổn định hay không?
1. Mẹ giữ dáng, con vẫn tăng cân: Có thể không?
Một điều chắc chắn đó là, khi mang thai, mọi phụ nữ đều tăng cân. Tuy nhiên, phần lớn số này đến từ những thứ bắt buộc phải có, bao gồm thai nhi, nhau thai và nước ối, tử cung và mô vú tăng trưởng về kích thước, lượng máu của mẹ tăng lên (khoảng gần 2 lít máu).
Chỉ một phần trong số cân nặng tăng lên là do dự trữ mỡ, thông thường vào khoảng 2,5 đến 4kg tuỳ từng người. Đây chính là thứ phá đi vóc dáng của các mẹ bầu.
Tuy nhiên, thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ thông qua nhau thai. Thức ăn phải được mẹ hấp thu và chuyển hoá, sau đó mới chuyển được sang con. Không có một loại thức ăn hay cách thức nào khác, để chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho con chứ không cho mẹ. Vì thế, đương nhiên là muốn con tăng cân và phát triển tốt, mẹ sẽ phải ăn nhiều và hệ quả là tích lũy mỡ. Tùy vào tình trạng trước và trong khi mang thai, từng phụ nữ sẽ có số cân nặng cần tăng khác nhau. Ví dụ như người thừa cân cần tăng ít, và ngược lại. Người mang song thai cần tăng nhiều hơn bình thường… Ăn và tăng cân chính là cách để thai nhi có thể hấp thu dinh dưỡng.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tốt cho thai nhi:
• Sữa tươi không đường: Chứa rất nhiều đạm, canxi, chất béo, các vitamin… Đây chắc chắn là một thực phẩm không nên bỏ qua để thai nhi phát triển mạnh khỏe và cần đối.
• Cá béo, đặc biệt là cá hồi: Loài cá này chứa rất nhiều axit béo omega-3, chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của trẻ nhỏ. Một lựa chọn khác cũng rất giàu omega-3, đó là các loại hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh. • Thịt đỏ: Khi mang thai, mẹ cần bổ sung sắt và protein để cung cấp cho quá trình tạo máu đang tăng lên. Thiếu máu sẽ làm thai nhi kém phát triển và yếu ớt. Các loại thịt đỏ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Trong đó, sự lựa chọn tốt nhất là thịt bò, bởi hàm lượng protein cao tới 36g trên 100g thịt, mà lại chứa khá ít chất béo.
• Trứng: Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều choline, giúp hoàn thiện và hạn chế nguy cơ khuyết tật hệ thần kinh. Tuy nhiên, 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần là đủ, không nên sử dụng nhiều hơn. • Bơ: Bơ chứa rất nhiều chất xơ, các axit béo tốt, kali, folat, các vitamin B, C, E, K…. giúp hình thành và hoàn thiện các mô trên cơ thể của thai nhi.
• Tổ yến: Là thực phẩm tốt cho cả mẹ và con bởi hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời bên trong nó. Tuy nhiên, các mom nên sử dụng tổ yến có chừng mực. • Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dùng khoảng 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 3g. Và không nên sử dụng tổ yên trong tam cá nguyệt đầu tiên.
2. Quản lý cân nặng của bản thân
Tuy tăng cân khi mang thai là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu tăng quá nhiều lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đó là béo phì khi mang thai, tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, xuất hiện các cục huyết khối.
Mức tăng cân hợp lý đó là khoảng 7 đến 11,3kg cho những ai thừa cân trước mang thai. 11,3 đến 16kg nếu cân nặng trước đó ở mức trung bình. Và 12,7 đến 18,3 đối với các chị em thiếu cân.
Nếu quá mức này, thì bạn nên xem xét đến một số biện pháp để kiểm soát việc tăng cân của mình:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Ăn các thực phẩm nguyên chất và lành mạnh. Không sử dụng các đồ ăn nhanh và chế biến sẵn, như nước ngọt, khoai tây chiên, bánh ngọt…
Nên mua đồ về và tự chế biến tại nhà, thay vì đi ăn ở bên ngoài. Hạn chế sử dụng gia vị, dầu mỡ, tăng cường sử dụng rau củ và trái cây. • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày:
Tập thể dục cực kỳ có lợi. Ngoài việc giúp duy trì cân nặng, nó còn giúp bạn giảm bớt những cơn đau nhức khi mang thai.
Các chị em cần tránh một số bài tập cần nằm ngửa, gập bụng, hay cần đến sự cân bằng như đạp xe. Chị em chỉ cần vận động nhẹ nhàng, như đi bộ quanh nhà là đủ.
Mang thai và tăng cân là 2 việc luôn song hành với nhau. Muốn thai nhi khỏe mạnh thì mẹ phải tăng cân một cách hợp lý. Các bác sĩ sẽ không khuyên bạn nên giảm cân khi mang thai, trừ khi thừa cân đáng kể.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn chọn quyết định an toàn nhất cho cả 2 mẹ con. Và cuối cùng, bạn có thể thoải mái áp dụng các biện pháp giảm cân sau sinh con.
Một điều chắc chắn đó là, khi mang thai, mọi phụ nữ đều tăng cân. Tuy nhiên, phần lớn số này đến từ những thứ bắt buộc phải có, bao gồm thai nhi, nhau thai và nước ối, tử cung và mô vú tăng trưởng về kích thước, lượng máu của mẹ tăng lên (khoảng gần 2 lít máu).
Chỉ một phần trong số cân nặng tăng lên là do dự trữ mỡ, thông thường vào khoảng 2,5 đến 4kg tuỳ từng người. Đây chính là thứ phá đi vóc dáng của các mẹ bầu.
Tuy nhiên, thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ thông qua nhau thai. Thức ăn phải được mẹ hấp thu và chuyển hoá, sau đó mới chuyển được sang con. Không có một loại thức ăn hay cách thức nào khác, để chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho con chứ không cho mẹ. Vì thế, đương nhiên là muốn con tăng cân và phát triển tốt, mẹ sẽ phải ăn nhiều và hệ quả là tích lũy mỡ. Tùy vào tình trạng trước và trong khi mang thai, từng phụ nữ sẽ có số cân nặng cần tăng khác nhau. Ví dụ như người thừa cân cần tăng ít, và ngược lại. Người mang song thai cần tăng nhiều hơn bình thường… Ăn và tăng cân chính là cách để thai nhi có thể hấp thu dinh dưỡng.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tốt cho thai nhi:
• Sữa tươi không đường: Chứa rất nhiều đạm, canxi, chất béo, các vitamin… Đây chắc chắn là một thực phẩm không nên bỏ qua để thai nhi phát triển mạnh khỏe và cần đối.
• Cá béo, đặc biệt là cá hồi: Loài cá này chứa rất nhiều axit béo omega-3, chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của trẻ nhỏ. Một lựa chọn khác cũng rất giàu omega-3, đó là các loại hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh. • Thịt đỏ: Khi mang thai, mẹ cần bổ sung sắt và protein để cung cấp cho quá trình tạo máu đang tăng lên. Thiếu máu sẽ làm thai nhi kém phát triển và yếu ớt. Các loại thịt đỏ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Trong đó, sự lựa chọn tốt nhất là thịt bò, bởi hàm lượng protein cao tới 36g trên 100g thịt, mà lại chứa khá ít chất béo.
• Trứng: Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều choline, giúp hoàn thiện và hạn chế nguy cơ khuyết tật hệ thần kinh. Tuy nhiên, 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần là đủ, không nên sử dụng nhiều hơn. • Bơ: Bơ chứa rất nhiều chất xơ, các axit béo tốt, kali, folat, các vitamin B, C, E, K…. giúp hình thành và hoàn thiện các mô trên cơ thể của thai nhi.
• Tổ yến: Là thực phẩm tốt cho cả mẹ và con bởi hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời bên trong nó. Tuy nhiên, các mom nên sử dụng tổ yến có chừng mực. • Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dùng khoảng 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 3g. Và không nên sử dụng tổ yên trong tam cá nguyệt đầu tiên.
2. Quản lý cân nặng của bản thân
Tuy tăng cân khi mang thai là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu tăng quá nhiều lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đó là béo phì khi mang thai, tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, xuất hiện các cục huyết khối.
Mức tăng cân hợp lý đó là khoảng 7 đến 11,3kg cho những ai thừa cân trước mang thai. 11,3 đến 16kg nếu cân nặng trước đó ở mức trung bình. Và 12,7 đến 18,3 đối với các chị em thiếu cân.
Nếu quá mức này, thì bạn nên xem xét đến một số biện pháp để kiểm soát việc tăng cân của mình:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Ăn các thực phẩm nguyên chất và lành mạnh. Không sử dụng các đồ ăn nhanh và chế biến sẵn, như nước ngọt, khoai tây chiên, bánh ngọt…
Nên mua đồ về và tự chế biến tại nhà, thay vì đi ăn ở bên ngoài. Hạn chế sử dụng gia vị, dầu mỡ, tăng cường sử dụng rau củ và trái cây. • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày:
Tập thể dục cực kỳ có lợi. Ngoài việc giúp duy trì cân nặng, nó còn giúp bạn giảm bớt những cơn đau nhức khi mang thai.
Các chị em cần tránh một số bài tập cần nằm ngửa, gập bụng, hay cần đến sự cân bằng như đạp xe. Chị em chỉ cần vận động nhẹ nhàng, như đi bộ quanh nhà là đủ.
Mang thai và tăng cân là 2 việc luôn song hành với nhau. Muốn thai nhi khỏe mạnh thì mẹ phải tăng cân một cách hợp lý. Các bác sĩ sẽ không khuyên bạn nên giảm cân khi mang thai, trừ khi thừa cân đáng kể.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn chọn quyết định an toàn nhất cho cả 2 mẹ con. Và cuối cùng, bạn có thể thoải mái áp dụng các biện pháp giảm cân sau sinh con.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng