Trà sữa trân châu có gây ung thư không?
2023-09-01T13:51:00+07:00 2023-09-01T13:51:00+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/tra-sua-tran-chau-co-gay-ung-thu-khong-2008.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/tra-sua-tran-chau-co-gay-ung-thu-khong-1_1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
01/09/2023 13:51 | Hỏi đáp
-
Tôi bị nghiện trà sữa, ngày nào không uống 1 cốc là tôi thấy khá bứt rứt. Nhiều người bảo tôi uống trà sữa bị ung thư, như vậy có thật không ạ?(Vũ Huyền Linh, 20 tuổi, Hà Nội)
Xin chào Linh,
“Nghiện” trà sữa có vẻ hơi nặng nhưng sự thật rằng có rất nhiều bạn trẻ đam mê thức uống này. Trà sữa trân châu có vị ngọt, pha chút chát chát của trà đi kèm cùng với các loại “topping" như trân châu, thạch, caramen… nên rất được lòng các bạn, phù hợp để thưởng thức sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Về câu hỏi của bạn, hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đã chứng minh rằng trà sữa trân châu chứa chất gây ung thư. Trước đây, một nghiên cứu thực hiện vào năm 2012 tại Đức đã chỉ ra rằng các mẫu trân châu từ một chuỗi cửa hàng trà sữa có chứa các hợp chất styrene và acetophenone, hai chất mà các nhà khoa học cho rằng có thể gây ung thư ở người.
Tuy nhiên, Styrene là một hợp chất hóa học được sử dụng trong sản xuất và cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm tự nhiên. Trong khi đó, acetophenone là một chất hương liệu thực phẩm tổng hợp đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Sau này, nghiên cứu này đã bị bác bỏ vì thông tin không chính xác. Thêm vào đó, công trình nghiên cứu này cũng không được đánh giá chéo, nên không thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên, kể từ đó, nhiều người vẫn có thói quen nghi ngại việc trà sữa có gây ung thư không.
Việc gây ung thư hiện tại chỉ hoàn toàn là truyền miệng và dựa vào các kinh nghiệm, thông tin đã cũ mà không kiểm chứng lại bằng các bằng chứng khoa học.
Vấn đề lớn hơn của trà sữa mà bạn cần quan tâm chính là lượng đường và lượng calo mà nó sản sinh ra. Linh nói riêng và các bạn trẻ nói chung nên thưởng thức đồ uống này ở mức độ hợp lý để tránh tác động có hại từ việc tiêu thụ đường quá cao.
Lượng đường có thể biến đổi tùy theo loại trà và hương vị, tuy nhiên, một cốc trà sữa (dung tích 475 ml) thông thường chứa khoảng 300 calo và 38 g đường. Theo khuyến nghị, cần hạn chế lượng đường bổ sung sao cho không vượt quá 10% tổng lượng calo hàng ngày. Ví dụ, nếu người trung bình cung cấp 2.000 kcal mỗi ngày, lượng đường không nên vượt quá 200 kcal, tương đương 50 g đường. Một gram đường cung cấp khoảng 4 kcal. Do đó, một cốc trà sữa trân châu (dung tích 475 ml) với 38 g đường sẽ chiếm khoảng 76% lượng đường nên cung cấp hàng ngày.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tăng lượng đồ uống chứa đường và nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư vú, gan, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng và nội mạc tử cung.
Một trong những tác hại chính của việc tiêu thụ quá nhiều đường là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sự tích tụ đường trong máu có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu, và tạo điều kiện cho việc hình thành các mảng bám trên thành mạch, gây tắc nghẽn và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Thừa đường cũng góp phần vào sự gia tăng về cân nặng và béo phì. Đường thường chứa nhiều calo, và việc tiêu thụ quá nhiều calo so với lượng calo cơ thể tiêu thụ hàng ngày có thể dẫn đến thừa cân và béo phì.
Béo phì có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, và một số loại ung thư. Một tác hại khác của đường là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng sâu răng và vấn đề về sức khỏe nướu.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cường sự kháng insulin, đóng góp vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Nếu bạn thích trà sữa, bạn có thể hạn chế lượng đường bằng cách giảm đi, chọn size nhỏ hơn, hoặc không sử dụng các loại topping như trân châu hay thạch.
Các bạn nên nhớ, một cốc trà sữa là đã có thể đủ cung cấp lượng đường cho cả ngày. Do đó, nếu bạn có thói quen uống loại đồ uống này, bạn nên tính toán sao cho cân bằng lượng đường nạp vào, lượng calo và các chất dinh dưỡng đến từ các loại thực phẩm khác.
Songkhoe360 xin thông tin đến bạn.
“Nghiện” trà sữa có vẻ hơi nặng nhưng sự thật rằng có rất nhiều bạn trẻ đam mê thức uống này. Trà sữa trân châu có vị ngọt, pha chút chát chát của trà đi kèm cùng với các loại “topping" như trân châu, thạch, caramen… nên rất được lòng các bạn, phù hợp để thưởng thức sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Về câu hỏi của bạn, hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đã chứng minh rằng trà sữa trân châu chứa chất gây ung thư. Trước đây, một nghiên cứu thực hiện vào năm 2012 tại Đức đã chỉ ra rằng các mẫu trân châu từ một chuỗi cửa hàng trà sữa có chứa các hợp chất styrene và acetophenone, hai chất mà các nhà khoa học cho rằng có thể gây ung thư ở người.
Tuy nhiên, Styrene là một hợp chất hóa học được sử dụng trong sản xuất và cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm tự nhiên. Trong khi đó, acetophenone là một chất hương liệu thực phẩm tổng hợp đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Sau này, nghiên cứu này đã bị bác bỏ vì thông tin không chính xác. Thêm vào đó, công trình nghiên cứu này cũng không được đánh giá chéo, nên không thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên, kể từ đó, nhiều người vẫn có thói quen nghi ngại việc trà sữa có gây ung thư không.
Việc gây ung thư hiện tại chỉ hoàn toàn là truyền miệng và dựa vào các kinh nghiệm, thông tin đã cũ mà không kiểm chứng lại bằng các bằng chứng khoa học.
Vấn đề lớn hơn của trà sữa mà bạn cần quan tâm chính là lượng đường và lượng calo mà nó sản sinh ra. Linh nói riêng và các bạn trẻ nói chung nên thưởng thức đồ uống này ở mức độ hợp lý để tránh tác động có hại từ việc tiêu thụ đường quá cao.
Lượng đường có thể biến đổi tùy theo loại trà và hương vị, tuy nhiên, một cốc trà sữa (dung tích 475 ml) thông thường chứa khoảng 300 calo và 38 g đường. Theo khuyến nghị, cần hạn chế lượng đường bổ sung sao cho không vượt quá 10% tổng lượng calo hàng ngày. Ví dụ, nếu người trung bình cung cấp 2.000 kcal mỗi ngày, lượng đường không nên vượt quá 200 kcal, tương đương 50 g đường. Một gram đường cung cấp khoảng 4 kcal. Do đó, một cốc trà sữa trân châu (dung tích 475 ml) với 38 g đường sẽ chiếm khoảng 76% lượng đường nên cung cấp hàng ngày.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tăng lượng đồ uống chứa đường và nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư vú, gan, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng và nội mạc tử cung.
Một trong những tác hại chính của việc tiêu thụ quá nhiều đường là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sự tích tụ đường trong máu có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu, và tạo điều kiện cho việc hình thành các mảng bám trên thành mạch, gây tắc nghẽn và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Thừa đường cũng góp phần vào sự gia tăng về cân nặng và béo phì. Đường thường chứa nhiều calo, và việc tiêu thụ quá nhiều calo so với lượng calo cơ thể tiêu thụ hàng ngày có thể dẫn đến thừa cân và béo phì.
Béo phì có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, và một số loại ung thư. Một tác hại khác của đường là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng sâu răng và vấn đề về sức khỏe nướu.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cường sự kháng insulin, đóng góp vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Nếu bạn thích trà sữa, bạn có thể hạn chế lượng đường bằng cách giảm đi, chọn size nhỏ hơn, hoặc không sử dụng các loại topping như trân châu hay thạch.
Các bạn nên nhớ, một cốc trà sữa là đã có thể đủ cung cấp lượng đường cho cả ngày. Do đó, nếu bạn có thói quen uống loại đồ uống này, bạn nên tính toán sao cho cân bằng lượng đường nạp vào, lượng calo và các chất dinh dưỡng đến từ các loại thực phẩm khác.
Songkhoe360 xin thông tin đến bạn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng