“Nhồi” đạm khi con đang ăn dặm có tốt?
2024-01-22T23:36:48+07:00 2024-01-22T23:36:48+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/nhoi-dam-khi-con-dang-an-dam-co-tot-3231.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/nhoi-dam-khi-con-dang-an-dam-co-tot-2.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
20/01/2024 17:33 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Tình trạng trẻ biếng ăn, thấp còi khá là phổ biến trong nhóm trẻ ăn dặm. Nhiều cha mẹ vì sốt ruột đã cố gắng nhồi nhét cho con càng nhiều chất đạm càng tốt, tuy nhiên cách này không những phản tác dụng mà còn gây những tác động tiêu cực khác tới sức khỏe của bé.
Trẻ biếng ăn, thấp còi có phải do thiếu đạm?
Trước tiên, không thể phủ nhận một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ bước sang quá trình ăn dặm lại bị chững cân là do thiếu đạm. Có nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa tiêu thụ được thịt cá (chất đạm), nên hầu như cho con “ăn chay”, nghĩa là chỉ ăn cháo bột nấu với rau củ xay nhuyễn.
Tuy nhiên, cứ thấy trẻ nhẹ cân mà nghĩ ngay do thiếu đạm là một sai lầm. Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng cân nặng của trẻ không cải thiện là do chế độ ăn mất cân bằng, mà việc cha mẹ ưu tiên đạm cũng là một trong số đó.
Nói cách khác, việc cha mẹ chỉ tập trung bồi dưỡng cho con 1 nhóm chất nào đó mà bỏ qua những nhóm chất còn lại đều sẽ khiến trẻ bị thiếu chất, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Vậy nhồi nhét thịt cá có cải thiện cân nặng cho trẻ?
Đạm đóng vai trò là 1 trong 4 nhóm chất thiết yếu cần cung cấp hằng ngày cho trẻ, bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngược lại với nhóm cha mẹ “cuồng ăn chay” thì có khá nhiều cha mẹ lại có suy nghĩ rằng chất xơ đóng vai trò “nhuận tràng”, làm mát cơ thể, do vậy ăn ít cũng không sao, còn chất béo, chất đạm mới là tác nhân thúc đẩy cân nặng của trẻ.
Những cha mẹ này chỉ chăm chú nhồi nhét thịt cá trứng sữa cho con mà không biết rằng thừa đạm sẽ tác động xấu lên sức khỏe của trẻ.
Cơ thể của bé không thể tiêu hóa và hấp thụ lượng đạm quá lớn, số thừa ra sẽ khiến cơ thể thêm gánh nặng đào thải, biểu hiện như tiêu chảy, sống phân, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Chưa kể việc “nhồi nhét” bất cứ món gì cũng đều gây tâm lý ám ảnh cho trẻ, khiến trẻ sợ ăn, lâu dần trở thành biếng ăn, dẫn đến còi cọc, chững cân. Cần lưu ý gì khi ăn dặm để trẻ ăn ngon, chóng lớn?
Đối với nhiều cha mẹ, ăn dặm gần như là một “cuộc chiến’, không chỉ “chiến” với sự can thiệp của người xung quanh, mà còn “chiến” với cả con trẻ. Làm sao để trẻ thích ăn? Làm sao để trẻ có cân nặng tốt?
Đó là những vấn đề mà mẹ bỉm phải loay hoay tìm cách xử lý. Để hỗ trợ mẹ có thể tìm ra phương pháp tốt nhất, chúng tôi có những lưu ý sau:
- Phải cung cấp đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn của con, bao gồm: nhóm tinh bột (gạo, ngô, khoai, mì,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), nhóm chất béo (dầu ăn, phô mai, …), nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ quả,…).
- Cung cấp đủ định lượng cho mỗi nhóm chất
Cha mẹ có thể tham khảo trên mạng internet tùy vào tháng tuổi và cân nặng của con. Nếu điều kiện cho phép, tốt hơn hết hãy cho con đi thăm khám dinh dưỡng và nhận sự tư vấn từ các Bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không nhồi nhét hay ưu tiên nhóm chất nào trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. - Nên thay đổi thực đơn để tạo hứng thú ăn cho trẻ
Có những gia đình do phụ huynh bận rộn, thường nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày, thậm chí nhiều ngày liên tiếp đều ăn món cháo đó. Việc cháo nấu đi nấu lại, hoặc giữ lạnh lâu ngày rồi đun lại sẽ khiến cháo mất rất nhiều dinh dưỡng, hương vị cũng kém ngon.
Cha mẹ hãy lưu ý, giống như người trưởng thành, việc ăn lặp đi lặp lại một món hoặc một kiểu chế biến nào đó sẽ khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, lâu dần dẫn đến thiếu chất.
- Hãy tăng thô cho thực phẩm theo tháng tuổi
Việc này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai, đồng thời nhận biết thức ăn và mùi vị của thực phẩm. Nhiều cha mẹ sợ con khó nuốt nên đều xay nhuyễn đồ ăn. Làm vậy chỉ thích hợp với trẻ mới tập ăn dặm 1-2 tháng đầu tiên, khi trẻ đã biết ăn dặm lâu hơn, xay nhuyễn không chỉ làm hương vị món ăn trộn lẫn mà còn kìm hãm khả năng nhai của bé.
- Hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Thường là 6 tháng tuổi, tùy vào cơ thể của trẻ mà có thể tối đa sớm hơn nửa tháng hoặc muộn hơn 1 tháng. Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng xấu cho sức khỏe và tinh thần của trẻ cũng như khiến hành trình ăn dặm của bé khó khăn hơn.
- Hãy tạo không khí thoải mái cho bữa ăn của trẻ
Tuyệt đối không nhồi nhét, ép buộc con ăn. Bắt ép trẻ làm điều gì càng khiến trẻ sợ hãi và chán ghét việc đó. Nếu con bạn không hứng thú với bữa ăn này, hãy dừng lại. Bữa tiếp theo có thể tăng lượng để bù đắp cho con, miễn đủ định lượng một ngày là được. - Không nên cho trẻ ăn vặt
Nhiều cha mẹ thấy bữa chính trẻ ăn ít, nên tăng cường cho trẻ ăn vặt mà không biết rằng như vậy sẽ tạo thành nếp ăn xấu cho con. Bé sẽ chỉ ăn lửng bụng là dừng, hoặc do không bị đói nên trẻ cũng không hào hứng ăn ở bữa tiếp theo. Lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào đồ ăn vặt, ngó lơ bữa chính, trong khi đó đồ ăn vặt không đủ dưỡng chất, khiến trẻ thiếu chất, còi cọc.
- Nên cho trẻ tập trung vào bữa ăn
Tránh đi rong, dùng ti vi, điện thoại, trò chơi để khiến trẻ ăn trong thụ động. Bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút, nếu kéo dài không chỉ khiến đồ ăn mất ngon, trẻ mất tập trung, mà còn khiến quãng nghỉ giữa các bữa ngắn lại, trẻ chưa kịp đói đã phải ăn tiếp. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn.
Cha mẹ hãy thả lỏng tâm lý, đừng quá áp lực cân nặng của con, lắng nghe nhu cầu của trẻ và thiết lập một hành trình ăn dặm phù hợp với con mình nhé.
Trước tiên, không thể phủ nhận một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ bước sang quá trình ăn dặm lại bị chững cân là do thiếu đạm. Có nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa tiêu thụ được thịt cá (chất đạm), nên hầu như cho con “ăn chay”, nghĩa là chỉ ăn cháo bột nấu với rau củ xay nhuyễn.
Tuy nhiên, cứ thấy trẻ nhẹ cân mà nghĩ ngay do thiếu đạm là một sai lầm. Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng cân nặng của trẻ không cải thiện là do chế độ ăn mất cân bằng, mà việc cha mẹ ưu tiên đạm cũng là một trong số đó.
Nói cách khác, việc cha mẹ chỉ tập trung bồi dưỡng cho con 1 nhóm chất nào đó mà bỏ qua những nhóm chất còn lại đều sẽ khiến trẻ bị thiếu chất, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Vậy nhồi nhét thịt cá có cải thiện cân nặng cho trẻ?
Đạm đóng vai trò là 1 trong 4 nhóm chất thiết yếu cần cung cấp hằng ngày cho trẻ, bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngược lại với nhóm cha mẹ “cuồng ăn chay” thì có khá nhiều cha mẹ lại có suy nghĩ rằng chất xơ đóng vai trò “nhuận tràng”, làm mát cơ thể, do vậy ăn ít cũng không sao, còn chất béo, chất đạm mới là tác nhân thúc đẩy cân nặng của trẻ.
Những cha mẹ này chỉ chăm chú nhồi nhét thịt cá trứng sữa cho con mà không biết rằng thừa đạm sẽ tác động xấu lên sức khỏe của trẻ.
Cơ thể của bé không thể tiêu hóa và hấp thụ lượng đạm quá lớn, số thừa ra sẽ khiến cơ thể thêm gánh nặng đào thải, biểu hiện như tiêu chảy, sống phân, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Chưa kể việc “nhồi nhét” bất cứ món gì cũng đều gây tâm lý ám ảnh cho trẻ, khiến trẻ sợ ăn, lâu dần trở thành biếng ăn, dẫn đến còi cọc, chững cân. Cần lưu ý gì khi ăn dặm để trẻ ăn ngon, chóng lớn?
Đối với nhiều cha mẹ, ăn dặm gần như là một “cuộc chiến’, không chỉ “chiến” với sự can thiệp của người xung quanh, mà còn “chiến” với cả con trẻ. Làm sao để trẻ thích ăn? Làm sao để trẻ có cân nặng tốt?
Đó là những vấn đề mà mẹ bỉm phải loay hoay tìm cách xử lý. Để hỗ trợ mẹ có thể tìm ra phương pháp tốt nhất, chúng tôi có những lưu ý sau:
- Phải cung cấp đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn của con, bao gồm: nhóm tinh bột (gạo, ngô, khoai, mì,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), nhóm chất béo (dầu ăn, phô mai, …), nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ quả,…).
- Cung cấp đủ định lượng cho mỗi nhóm chất
Cha mẹ có thể tham khảo trên mạng internet tùy vào tháng tuổi và cân nặng của con. Nếu điều kiện cho phép, tốt hơn hết hãy cho con đi thăm khám dinh dưỡng và nhận sự tư vấn từ các Bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không nhồi nhét hay ưu tiên nhóm chất nào trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. - Nên thay đổi thực đơn để tạo hứng thú ăn cho trẻ
Có những gia đình do phụ huynh bận rộn, thường nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày, thậm chí nhiều ngày liên tiếp đều ăn món cháo đó. Việc cháo nấu đi nấu lại, hoặc giữ lạnh lâu ngày rồi đun lại sẽ khiến cháo mất rất nhiều dinh dưỡng, hương vị cũng kém ngon.
Cha mẹ hãy lưu ý, giống như người trưởng thành, việc ăn lặp đi lặp lại một món hoặc một kiểu chế biến nào đó sẽ khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, lâu dần dẫn đến thiếu chất.
- Hãy tăng thô cho thực phẩm theo tháng tuổi
Việc này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai, đồng thời nhận biết thức ăn và mùi vị của thực phẩm. Nhiều cha mẹ sợ con khó nuốt nên đều xay nhuyễn đồ ăn. Làm vậy chỉ thích hợp với trẻ mới tập ăn dặm 1-2 tháng đầu tiên, khi trẻ đã biết ăn dặm lâu hơn, xay nhuyễn không chỉ làm hương vị món ăn trộn lẫn mà còn kìm hãm khả năng nhai của bé.
- Hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Thường là 6 tháng tuổi, tùy vào cơ thể của trẻ mà có thể tối đa sớm hơn nửa tháng hoặc muộn hơn 1 tháng. Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng xấu cho sức khỏe và tinh thần của trẻ cũng như khiến hành trình ăn dặm của bé khó khăn hơn.
- Hãy tạo không khí thoải mái cho bữa ăn của trẻ
Tuyệt đối không nhồi nhét, ép buộc con ăn. Bắt ép trẻ làm điều gì càng khiến trẻ sợ hãi và chán ghét việc đó. Nếu con bạn không hứng thú với bữa ăn này, hãy dừng lại. Bữa tiếp theo có thể tăng lượng để bù đắp cho con, miễn đủ định lượng một ngày là được. - Không nên cho trẻ ăn vặt
Nhiều cha mẹ thấy bữa chính trẻ ăn ít, nên tăng cường cho trẻ ăn vặt mà không biết rằng như vậy sẽ tạo thành nếp ăn xấu cho con. Bé sẽ chỉ ăn lửng bụng là dừng, hoặc do không bị đói nên trẻ cũng không hào hứng ăn ở bữa tiếp theo. Lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào đồ ăn vặt, ngó lơ bữa chính, trong khi đó đồ ăn vặt không đủ dưỡng chất, khiến trẻ thiếu chất, còi cọc.
- Nên cho trẻ tập trung vào bữa ăn
Tránh đi rong, dùng ti vi, điện thoại, trò chơi để khiến trẻ ăn trong thụ động. Bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút, nếu kéo dài không chỉ khiến đồ ăn mất ngon, trẻ mất tập trung, mà còn khiến quãng nghỉ giữa các bữa ngắn lại, trẻ chưa kịp đói đã phải ăn tiếp. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn.
Cha mẹ hãy thả lỏng tâm lý, đừng quá áp lực cân nặng của con, lắng nghe nhu cầu của trẻ và thiết lập một hành trình ăn dặm phù hợp với con mình nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng