Tại sao trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng dù vẫn ăn nhiều?

19/01/2024 11:53 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
- Đối với các bậc cha mẹ thì vấn đề dinh dưỡng không còn đơn thuần chỉ là việc đảm bảo đủ thức ăn trong ngày cho con. Đặc biệt, tình trạng trẻ thiếu hụt dinh dưỡng mặc dù vẫn ăn nhiều trở thành thách thức với không ít phụ huynh.
Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sống và phát triển, bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng. Trẻ em thường mắc suy dinh dưỡng vào thời điểm 6 đến 24 tháng tuổi, bởi đây là lúc trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển, nhưng khả năng ăn uống lại chưa phát triển đầy đủ.
Thể nhưng, nghĩ đến suy dinh dưỡng ở trẻ em, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những em bé còi cọc, thấp bé. Điều này không hoàn toàn đúng, bởi có những trường hợp dù cân nặng không hề thấp, nhưng vẫn mắc chứng suy dinh dưỡng. Đó là những trường hợp ăn uống đầy đủ chất đa lượng, nhưng lại thiếu hụt đi nhiều chất vi lượng khác, từ đó gây nên nhiều tác hại. 
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì có tới 19,6% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu máu do thiếu sắt. Con số này khi nhắc tới tình trạng thiếu vitamin A và kẽm, lần lượt là 9,5% và 58%. 
Thiếu vi chất được xem là nguyên ngân hàng đầu khiến chiều cao của trẻ em Việt Nam chưa tốt, làm ảnh hưởng xấu đến thế lực, tầm vóc, thậm chí là ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản, khả năng lao động khi trưởng thành.
Tại sao trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng dù vẫn ăn nhiều 1
Vì sao tình trạng thiếu hụt vi chất lại trầm trọng như vậy?
Mặc dù cuộc sống hiện nay đã đủ đầy hơn trước rất nhiều, nhưng số trẻ thiếu các vi chất vẫn không hề ít. Nguyên nhân phần lớn là do chế độ ăn của người Việt chưa thực sự phong phú về các loại thực phẩm. Rất nhiều gia đình có tình trạng ăn nhiều thịt, nhưng lại thiếu rau, cá… 
Việc bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mực. Nhiều bữa ăn tập trung vào yếu tố “ngon” thay vì yếu tố “đủ”. Vì thế, trẻ thừa cân, thậm chí là béo phì, nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Một lý do khách quan khác là các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có giá thành không hề rẻ. Ví dụ như kẽm, chứa rất nhiều trong hải sản như tôm, cua, sò… Đây là những thực phẩm giá khá cao khi so với thịt lợn, thịt gà.
Tại sao trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng dù vẫn ăn nhiều 2
Những chất vi lượng cần thiết nhất đối với trẻ em
• Vitamin A: 
Loại vitamin này có tác dụng thúc đẩy cơ thể tăng trưởng và phát triển bình thường, sửa chữa mô và xương khi chúng bị tổn thương. Giúp mắt hoạt động ổn định, và làm mềm mại làn da, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. 
Cần cung cấp khoảng 400mcg vitamin A hằng ngày cho trẻ.  Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm sữa, phô mai, trứng và các loại rau có màu từ vàng đến cam như cà rốt, khoai lang, khoai mỡ và bí.
• Vitamin B: 
Đây là tên gọi chung của tập hợp chất, từ vitamin B1 đến B12 - mỗi loại có nhiều tác dụng khác nhau. Như B1 nuôi dưỡng hệ thần kinh và tiêu hoá, B9 và B12 cần thiết cho quá trình sinh trưởng và chín của hồng cầu, B6 giúp cho quá trình chuyển hoá các chất được trơn tru…
Cá, các loại hạt, trứng, sữa, phô mai, đậu và đậu nành chứa nhiều các vitamin B cần thiết ngày
Tại sao trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng dù vẫn ăn nhiều 4
• Vitamin C: 
Thúc đẩy cơ bắp phát triển, giúp xây dựng mô liên kết và làn da khỏe mạnh. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 75 đến 90 mg chất dinh dưỡng này.
Các nguồn vitamin C tốt mà cha mẹ nên bổ sung cho các con bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, cà chua và các loại rau xanh như bông cải xanh.
• Vitamin D: 
Giúp cơ thể hấp thụ canxi - là nguyên liệu chính để hình thành nên hệ xương khớp. Điều đặc biệt của vitamin D là cơ thể có thể tự sản xuất vitamin D mà không cần ăn uống, nhờ vào việc tắm ánh nắng mặt trời mỗi sáng. 
Nếu muốn con được bổ sung vitamin này, thì sữa, cá béo như cá hồi và cá thu là những nguồn rất tốt.
Tại sao trẻ vẫn thiếu hụt dinh dưỡng dù vẫn ăn nhiều 5
• Canxi: 
Canxi giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp răng mọc nhanh và chắc chắn khi trẻ lớn lên. Các thực phẩm bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, đậu phụ là những gì bạn nên cho trẻ nên sử dụng để cung cấp đủ khoảng 600 đến 1000 IU mỗi ngày.
• Sắt: 
Trẻ thành niên, đặc biệt là trẻ gái rất dễ mắc bệnh thiếu máu. Bởi chúng cần rất nhiều sắt để sản xuất hồng cầu đủ cho nhu cầu phát triển của cơ thể. 
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, rau chân vịt, đậu, mận khô sẽ giúp giải quyết vấn đề này dễ dàng.
Cần lưu ý rằng, cách bổ sung vi chất tốt nhất cho trẻ là thông qua đa dạng trong chế độ ăn. Các thực phẩm bổ sung vitamin như viên vitamin C sủi, mega vitamin… chứa liều rất lớn các dinh dưỡng, thường không tốt cho trẻ. 
Các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E và K) có thể gây độc nếu trẻ dùng quá nhiều. Quá nhiều vitamin C có thể gây sỏi thận. Tương tự là nguy cơ ngộ độc sắt…
Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, học tập và làm việc của con bạn. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ. 
Nếu trẻ có các biểu hiện thiếu vi chất, hãy đến thăm khám bác sĩ, không nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để thay thế nếu không thực sự cần thiết. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây