Top những nghề nghiệp dễ bị thoát vị đĩa đệm
2023-08-17T16:38:00+07:00 2023-08-17T16:38:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/top-nhung-nghe-nghiep-de-bi-thoat-vi-dia-dem-1912.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/top-nhung-nghe-nghiep-de-bi-thoat-vi-dia-dem-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/08/2023 16:38 | Bệnh thường gặp
-
Những người thực hiện công việc đòi hỏi thời gian ngồi lâu, vận chuyển đồ nặng thường xuyên hoặc tiếp xúc thường xuyên với chấn thương có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Hiện tượng này thường dẫn đến cảm giác đau ở vùng lưng dưới, đau chân và cảm giác đau từ thần kinh tọa.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường thấy ở những người làm công việc văn phòng, công nhân, tài xế, các ngành nghề mà yêu cầu thường xuyên tiếp xúc với những tình huống có nguy cơ gây chấn thương cho cột sống.
Dưới đây là những nghề dễ bị thoát vị đĩa đệm
1. Vận động viên
Đầu bảng phải kể đến là vận động viên. Đây là nhóm nghề dễ bị mắc thoát vị đĩa đệm. Nhiều người nghĩ rằng vận động viên thường xuyên vận động thì sẽ không thể mắc căn bệnh này. Nhưng đó là suy đoán sai lầm.
Thực tế, những người người thường xuyên tham gia vào hoạt động thể thao có nguy cơ gặp vấn đề về đĩa đệm do chấn thương thường hơn là do thoái hóa. Các môn thể thao đặc biệt nguy hiểm như thể dục dụng cụ, khúc côn cầu, bóng rổ, bóng đá, bơi lội, golf, tennis và cử tạ, yêu cầu liên tục uốn cong, xoay lưng hoặc có liên quan đến tải trọng lớn.
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, các vận động viên cần ngừng tham gia các hoạt động thể thao và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ. Thường thì, cơn đau sẽ giảm đi sau khoảng 4-6 tuần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, có thể phải phẫu thuật để giải quyết vấn đề. 2. Nhân viên văn phòng
Nghề này mắc thoát vị đĩa đệm là không thể tránh khỏi. Nhóm này thường có thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động, dẫn đến tăng cân và tăng kích thước vong 2. Việc ngồi liên tục và dành nhiều thời gian nhìn vào màn hình máy tính tạo áp lực lên các đĩa đệm ở giữa các đốt sống, khiến chúng có thể trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
Dân văn phòng cần thực hiện các bài tập giãn cơ cho vùng cổ và lưng ngay tại chỗ làm việc. Cứ sau khoảng một tiếng, nên đứng dậy đi lại và thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng trong vòng 5-10 phút. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực trên cột sống, giữ cho cơ thể linh hoạt và duy trì sức khỏe tốt hơn. 3. Điều dưỡng
Các điều dưỡng thường phải thực hiện công việc đứng trong suốt ca làm việc. Việc di chuyển các thiết bị y tế nặng hoặc thói quen cúi người để hỗ trợ trong quá trình thực hiện các thủ thuật có thể góp phần gây ra chấn thương ở vùng lưng và cổ. Lâu dần,dẫn đến khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
Trong khoảng thời gian nghỉ giải lao, các điều dưỡng nên dành ít phút để thực hiện các động tác giãn cơ như cuộn vai, gập cổ và duỗi tay chân. Những biện pháp này giúp giảm căng thẳng và áp lực trên cột sống, tạo điều kiện cho sự thư giãn và duy trì sức khỏe cho vùng lưng và cổ. 4. Công nhân lao động nặng
Công nhân tham gia vào các ngành nghề liên quan đến việc nâng vật nặng, cúi và xoay người cũng nằm trong nhóm nguy cơ. Theo thời gian, những yếu tố này có thể góp phần gây ra vấn đề về thoát vị đĩa đệm.
Để bảo vệ sức khỏe của cột sống, người lao động nên yêu cầu sự hỗ trợ khi nâng những vật nặng có trọng lượng vượt quá 20 kg. Việc sử dụng bao tay bảo hộ cũng có thể hỗ trợ trong việc tạo độ bám và bảo vệ. 5. Tài xế
Tài xế đường dài thường dễ mắc phải vấn đề đau lưng do phải ngồi trong một tư thế cố định trong thời gian dài. Đặc biệt, việc gồng người để vận chuyển hàng hóa nặng có thể tạo áp lực lớn lên cột sống, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm sau một thời gian dài. Để đề phòng tình trạng này, tài xế nên thực hiện nghỉ ngơi một cách hợp lý và điều chỉnh tư thế ngồi khi lái xe. Cần đảm bảo lưng thẳng, tạo sự thoải mái cho cả tay và chân. Có thể sử dụng một chiếc gối hoặc cuộn khăn nhỏ để đặt sau lưng để hỗ trợ vùng thắt lưng.
Nếu có dấu hiệu đau lưng, tài xế có thể thực hiện việc chườm túi đá hoặc túi nhiệt ở vùng lưng hoặc cổ để giảm đau và giãn cơ.
Trên đây là 5 nhóm nghề rất dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Hi vọng thông tin của Songkhoe360 cung cấp sẽ giúp bạn phòng chống những căn bệnh trên.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường thấy ở những người làm công việc văn phòng, công nhân, tài xế, các ngành nghề mà yêu cầu thường xuyên tiếp xúc với những tình huống có nguy cơ gây chấn thương cho cột sống.
Dưới đây là những nghề dễ bị thoát vị đĩa đệm
1. Vận động viên
Đầu bảng phải kể đến là vận động viên. Đây là nhóm nghề dễ bị mắc thoát vị đĩa đệm. Nhiều người nghĩ rằng vận động viên thường xuyên vận động thì sẽ không thể mắc căn bệnh này. Nhưng đó là suy đoán sai lầm.
Thực tế, những người người thường xuyên tham gia vào hoạt động thể thao có nguy cơ gặp vấn đề về đĩa đệm do chấn thương thường hơn là do thoái hóa. Các môn thể thao đặc biệt nguy hiểm như thể dục dụng cụ, khúc côn cầu, bóng rổ, bóng đá, bơi lội, golf, tennis và cử tạ, yêu cầu liên tục uốn cong, xoay lưng hoặc có liên quan đến tải trọng lớn.
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, các vận động viên cần ngừng tham gia các hoạt động thể thao và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ. Thường thì, cơn đau sẽ giảm đi sau khoảng 4-6 tuần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, có thể phải phẫu thuật để giải quyết vấn đề. 2. Nhân viên văn phòng
Nghề này mắc thoát vị đĩa đệm là không thể tránh khỏi. Nhóm này thường có thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động, dẫn đến tăng cân và tăng kích thước vong 2. Việc ngồi liên tục và dành nhiều thời gian nhìn vào màn hình máy tính tạo áp lực lên các đĩa đệm ở giữa các đốt sống, khiến chúng có thể trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
Dân văn phòng cần thực hiện các bài tập giãn cơ cho vùng cổ và lưng ngay tại chỗ làm việc. Cứ sau khoảng một tiếng, nên đứng dậy đi lại và thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng trong vòng 5-10 phút. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực trên cột sống, giữ cho cơ thể linh hoạt và duy trì sức khỏe tốt hơn. 3. Điều dưỡng
Các điều dưỡng thường phải thực hiện công việc đứng trong suốt ca làm việc. Việc di chuyển các thiết bị y tế nặng hoặc thói quen cúi người để hỗ trợ trong quá trình thực hiện các thủ thuật có thể góp phần gây ra chấn thương ở vùng lưng và cổ. Lâu dần,dẫn đến khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
Trong khoảng thời gian nghỉ giải lao, các điều dưỡng nên dành ít phút để thực hiện các động tác giãn cơ như cuộn vai, gập cổ và duỗi tay chân. Những biện pháp này giúp giảm căng thẳng và áp lực trên cột sống, tạo điều kiện cho sự thư giãn và duy trì sức khỏe cho vùng lưng và cổ. 4. Công nhân lao động nặng
Công nhân tham gia vào các ngành nghề liên quan đến việc nâng vật nặng, cúi và xoay người cũng nằm trong nhóm nguy cơ. Theo thời gian, những yếu tố này có thể góp phần gây ra vấn đề về thoát vị đĩa đệm.
Để bảo vệ sức khỏe của cột sống, người lao động nên yêu cầu sự hỗ trợ khi nâng những vật nặng có trọng lượng vượt quá 20 kg. Việc sử dụng bao tay bảo hộ cũng có thể hỗ trợ trong việc tạo độ bám và bảo vệ. 5. Tài xế
Tài xế đường dài thường dễ mắc phải vấn đề đau lưng do phải ngồi trong một tư thế cố định trong thời gian dài. Đặc biệt, việc gồng người để vận chuyển hàng hóa nặng có thể tạo áp lực lớn lên cột sống, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm sau một thời gian dài. Để đề phòng tình trạng này, tài xế nên thực hiện nghỉ ngơi một cách hợp lý và điều chỉnh tư thế ngồi khi lái xe. Cần đảm bảo lưng thẳng, tạo sự thoải mái cho cả tay và chân. Có thể sử dụng một chiếc gối hoặc cuộn khăn nhỏ để đặt sau lưng để hỗ trợ vùng thắt lưng.
Nếu có dấu hiệu đau lưng, tài xế có thể thực hiện việc chườm túi đá hoặc túi nhiệt ở vùng lưng hoặc cổ để giảm đau và giãn cơ.
Trên đây là 5 nhóm nghề rất dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Hi vọng thông tin của Songkhoe360 cung cấp sẽ giúp bạn phòng chống những căn bệnh trên.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng