Mức độ nguy hiểm của bệnh giãn đài bể thận
2023-09-18T14:04:25+07:00 2023-09-18T14:04:25+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/muc-do-nguy-hiem-cua-benh-gian-dai-be-than-2110.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/gian-dai-be-than-2-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
18/09/2023 13:42 | Bệnh thường gặp
-
Bệnh khiến cho đài bể thận thường phồng to và mỏng đi kèm với cảm giác giống như một túi bóng chứa đầy nước. Điều này là do thận bị giãn ra quá mức, dẫn đến sự thay đổi hình dạng của nó và tạo ra nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
Giãn đài bể thận có thể xảy ra ở một bên (thận trái hoặc thận phải) hoặc cả hai bên thận. Nếu hiện tượng ứ đọng kéo dài không, chữa trị sớm có thể gây nên suy giảm chức năng thận; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh nhân thường cảm thấy những cơn đau bụng bất thường, cơn đau lan từ vùng lưng, hông rồi lan xuống vùng háng.
Người mắc bệnh cũng thường xuyên bị đau vùng hông, có thể đau một hoặc cả hai bên; đau vùng thắt lưng, mạn sườn, đôi khi đau lan xuống vùng bụng dưới.
Giãn đài bể thận khiến người mắc bệnh tiểu buốt, tiểu rát, tiểu són hoặc tiểu nhiều lần. Có nhiều trường hợp, người bệnh có thể đi tiểu kèm máu.
Bên cạnh đó, cũng có thể gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt; suy nhược cơ thể hoặc tăng huyết áp một cách đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh giãn đài bể thận
Bệnh do nhiều nguyên nhân, tác động gây nên nhưng chủ yếu là do:
Bệnh lý sỏi thận: Khi trong thận có sỏi, niệu quản bị tắc làm cản trở sự lưu thông của nước tiểu đến bàng quang. Nước tiểu không thể đi qua, ứ đọng tại niệu quản gây nên hiện tượng giãn đài.
Một số bệnh lý khác:
Một số dị dạng bẩm sinh cản trở quá trình vận chuyển nước tiểu của thận đến bàng quang như trào ngược bàng quang - niệu quản,...
Ngoài ra, là các bệnh lý khác như ung thư cổ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt, nhiễm trùng, rối loạn chức năng bàng quang,... cũng là tác nhân tác động đến bàng quang gây ứ đọng, khiến nước tiểu bị tắc nghẽn gây nên giãn đài bể thận.
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu, giãn đài bể thận không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Theo các bác sĩ đánh giá, tình trạng nguy hiểm của bệnh dựa trên 4 cấp độ ảnh hưởng sau:
Ở cấp độ 1: đài bể thận đang có dấu hiệu dãn, là cấp độ giãn đài thận nhẹ nhất. Bệnh nhân cần theo dõi thận định kỳ và làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Bên cạnh đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để kiểm soát và xử lý triệt để nguồn gây bệnh.
Ở cấp độ 2: là khi tình trạng giãn nở ở thận đã diễn ra rõ rệt hơn, nhiều hơn; thận dần bị thu hẹp lại.
Giãn đài bể thận độ 3 và 4: Khi này, giãn đài bể thận đã nặng và nghiêm trọng, thận bị ứng đọng nước nặng nề và đài thận đã bị kéo dãn mạnh, giãn nở thành nang nước lớn. Ở trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật, điều trị kịp thời. Biến chứng:
Giãn đài bể thận có thể để lại những biến chứng xấu nếu như không được điều trị sớm. Có thể kể đến:
Nhiễm trùng thận: Khi thận bị ứ đọng nước tiểu lâu ngày sẽ tích tụ gây viêm, nhiễm trùng kẽ thận và đài thận. Nhiễm trùng có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng, làm suy giảm chức năng của thận. Nặng có thể khiến người bệnh suy thận, hỏng thận.
Vỡ thận: Khi đài thận chứa quá nhiều nước, thành vách thận đã quá mỏng, áp lực tại thận tăng lên khiến thận có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
Suy thận: Giãn đài thận mãn tính gây áp lực trực tiếp lên thận, phá hủy các tế bào thận. Thận chịu áp lực, suy thoái, giảm khả năng đào thải độc và lọc máu. Biện pháp phòng ngừa bệnh giãn đài bể thận
Đối với người mắc bệnh:
Người mắc bệnh cần khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, của cơ quan y tế.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ hay chuyên gia. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, đều đặn.
Người mắc bệnh tuyệt đối không nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu. Song song với đó là phải uống đủ lượng nước cơ thể cần.
Đối với người chưa mắc bệnh:
Duy trì lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: bổ sung các vitamin, omega,... uống đủ nước;
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh nhân thường cảm thấy những cơn đau bụng bất thường, cơn đau lan từ vùng lưng, hông rồi lan xuống vùng háng.
Người mắc bệnh cũng thường xuyên bị đau vùng hông, có thể đau một hoặc cả hai bên; đau vùng thắt lưng, mạn sườn, đôi khi đau lan xuống vùng bụng dưới.
Giãn đài bể thận khiến người mắc bệnh tiểu buốt, tiểu rát, tiểu són hoặc tiểu nhiều lần. Có nhiều trường hợp, người bệnh có thể đi tiểu kèm máu.
Bên cạnh đó, cũng có thể gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt; suy nhược cơ thể hoặc tăng huyết áp một cách đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh giãn đài bể thận
Bệnh do nhiều nguyên nhân, tác động gây nên nhưng chủ yếu là do:
Bệnh lý sỏi thận: Khi trong thận có sỏi, niệu quản bị tắc làm cản trở sự lưu thông của nước tiểu đến bàng quang. Nước tiểu không thể đi qua, ứ đọng tại niệu quản gây nên hiện tượng giãn đài.
Một số bệnh lý khác:
Một số dị dạng bẩm sinh cản trở quá trình vận chuyển nước tiểu của thận đến bàng quang như trào ngược bàng quang - niệu quản,...
Ngoài ra, là các bệnh lý khác như ung thư cổ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt, nhiễm trùng, rối loạn chức năng bàng quang,... cũng là tác nhân tác động đến bàng quang gây ứ đọng, khiến nước tiểu bị tắc nghẽn gây nên giãn đài bể thận.
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu, giãn đài bể thận không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Theo các bác sĩ đánh giá, tình trạng nguy hiểm của bệnh dựa trên 4 cấp độ ảnh hưởng sau:
Ở cấp độ 1: đài bể thận đang có dấu hiệu dãn, là cấp độ giãn đài thận nhẹ nhất. Bệnh nhân cần theo dõi thận định kỳ và làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Bên cạnh đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để kiểm soát và xử lý triệt để nguồn gây bệnh.
Ở cấp độ 2: là khi tình trạng giãn nở ở thận đã diễn ra rõ rệt hơn, nhiều hơn; thận dần bị thu hẹp lại.
Giãn đài bể thận độ 3 và 4: Khi này, giãn đài bể thận đã nặng và nghiêm trọng, thận bị ứng đọng nước nặng nề và đài thận đã bị kéo dãn mạnh, giãn nở thành nang nước lớn. Ở trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật, điều trị kịp thời. Biến chứng:
Giãn đài bể thận có thể để lại những biến chứng xấu nếu như không được điều trị sớm. Có thể kể đến:
Nhiễm trùng thận: Khi thận bị ứ đọng nước tiểu lâu ngày sẽ tích tụ gây viêm, nhiễm trùng kẽ thận và đài thận. Nhiễm trùng có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng, làm suy giảm chức năng của thận. Nặng có thể khiến người bệnh suy thận, hỏng thận.
Vỡ thận: Khi đài thận chứa quá nhiều nước, thành vách thận đã quá mỏng, áp lực tại thận tăng lên khiến thận có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
Suy thận: Giãn đài thận mãn tính gây áp lực trực tiếp lên thận, phá hủy các tế bào thận. Thận chịu áp lực, suy thoái, giảm khả năng đào thải độc và lọc máu. Biện pháp phòng ngừa bệnh giãn đài bể thận
Đối với người mắc bệnh:
Người mắc bệnh cần khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, của cơ quan y tế.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ hay chuyên gia. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, đều đặn.
Người mắc bệnh tuyệt đối không nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu. Song song với đó là phải uống đủ lượng nước cơ thể cần.
Đối với người chưa mắc bệnh:
Duy trì lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: bổ sung các vitamin, omega,... uống đủ nước;
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng