Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân và cách phòng tránh

19/09/2023 12:20 | Bệnh thường gặp
- Đột quỵ không chỉ là căn bệnh của những người lớn tuổi, mà ngày càng trẻ hoá. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ đột quỵ trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới, gấp khoảng 4 lần.
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn, hoặc suy giảm. Theo đó, khi não bị thiếu oxy, các dinh dưỡng và tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao.
Đột quỵ ở người trẻ thường nằm trong nhóm đối tượng dưới 45 tuổi. Nếu trước đây, thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Bất kể ai, dù thuộc độ tuổi nào cũng có khả năng bị đột quỵ bất cứ lúc nào nhưng hầu hết các ca đột quỵ ở người trẻ lại không có triệu chứng báo trước. 
20190402 110609 352635 20160818164534 3 max 800x800 Copy
Nguyên nhân gây đột quỵ ở giới trẻ hiện nay
Tiền sử gia đình: nếu trong nhà có người thân đã từng bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.
Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Mạch máu não nếu không phát triển bình thường sẽ tạo thành các túi phình gây nên tình trạng đột quỵ xuất huyết não hoặc làm hẹp mạch máu não và gây nhồi máu não.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: thói quen ăn kém thiếu khoa học, thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn,… dễ khiến các bạn trẻ mắc chứng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Người rối loạn mỡ máu cũng có nguy cơ tăng khả năng mắc đột quỵ và các bệnh lý liên quan.
Ít vận động, ít tập luyện thể thao cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Càng ít vận động, nguy cơ thừa cân, béo phì càng cao. Có nghiên cứu chỉ ra, người có chỉ số khối cơ thể BMI >30 và chỉ số vòng eo trên 80cm thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
maxresdefault HIUX
Tăng huyết áp: huyết áp tăng do thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn các loại thức ăn đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối. Đột quỵ cũng có thể xảy đến với người tăng huyết áp hay huyết áp cao ở người trẻ tuổi.
Đái tháo đường: (tiểu đường) do thói quen ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, gây tổn thương tế bào nội mạc, các phân tử mỡ có thể dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, hình thành mảng xơ, vữa gây hẹp lòng mạch. 
Sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia và các loại thức uống có chứa cồn tăng nguy cơ chảy máu não. Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên làm tăng khả năng đột quỵ. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hóa học, các chất độc này khi đi vào trong máu sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.
Thuốc tránh thai: nếu sử dụng liều lượng cao, không đúng chỉ định của bác sĩ thì các loại thuốc tránh thai chứa estrogen sẽ làm tăng huyết áp và tăng khả năng đông máu, từ đó gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
dot quy 9651
Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường thấy
Giọng nói thay đổi: nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói, nói không lưu loát, nói lắp bắp, không điều khiển được lời nói.
Đau hoặc nhức đầu: cơn đau đầu không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. cơ thể mất thăng bằng; không thể di chuyển cũng như cử động theo ý muốn. Tuy nhiên, không phải cứ đau đầu là một dấu hiệu đột quỵ, nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.
Bị yếu liệt một bên mặt: khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên; méo miệng, lệch miệng.
Khó cử động tay chân: liệt nửa bên, chân tay không di chuyển được hoặc di chuyển kém.
Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ: bệnh nhân đột ngột giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực;, mí mắt sụp
Các dấu hiệu nhận biết này thường xảy ra chớp nhoáng, kết thúc nhanh nên nhiều người không nhận biết được hoặc chủ quan, không tin rằng đây là dấu hiệu đột quỵ.
20230111 nguyen nhan dot quy 01 Copy
Biến chứng đột quỵ ở người trẻ
Biến chứng đột quỵ nói chung vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng thường gặp ở người trẻ bị đột quỵ có thể kể đến như:
• Co cứng, liệt chi tay, chân thậm chí liệt nửa người; suy giảm khả năng vận động, không thể đi lại như bình thường. Động kinh, co giật
• Rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn: có thể ngọng, lắp hay không nói tròn vành rõ chữ.
• Phù não, ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não; suy giảm nhận thức: Đây là dạng mất trí nhớ phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer.
• Viêm phổi gây khó thở, ho có đờm, ớn lạnh, sốt,…; giảm hoặc mất thị lực mắt.
• Trầm cảm, lo lắng quá mức; tự ti, ngại giao tiếp xã hội.
• Thậm chí, đối với trường hợp nặng do đột quỵ, người bị đột quỵ có thể sống đời sống thực vật vĩnh viễn. Nhiều trường hợp đáng tiếc dẫn đến tử vong vì không được điều trị kịp thời.
ECG Copy
 Cách phòng tránh đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ đang ở nên phổ biến một cách đáng báo động, các bạn trẻ nên và cần duy trì lối sống khoa học, tích cực để hạn chế nguy cơ đột quỵ xảy đến với bản thân.
• Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc; cố gắng tránh tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ.
• Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
• Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas và các chất kích thích.
• Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động, tham gia các hoạt động thể lực.
• Khám sức khỏe định kỳ để điều trị, kiểm soát các bệnh lý liên quan và phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đem đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt được biện pháp phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân; duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây