Chế độ dinh dưỡng cho người viêm xương khớp
2022-12-19T08:34:56+07:00 2022-12-19T08:34:56+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-viem-xuong-khop-294.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-viem-xuong-khop-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
19/12/2022 08:30 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn và các mô khác trong khớp bị phá vỡ hoặc thay đổi. Chỉ hạn chế và giảm bớt viêm chứ chưa thể chữa dứt điểm được căn bệnh này, do đó việc ăn uống điều độ, bổ sung các dưỡng chất tốt cho người bệnh là cách tốt nhất để sống chung với bệnh tật và giảm sự bất tiện do bệnh gây ra.
Viêm xương khớp là căn bệnh gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm xương khớp thường có thể được kiểm soát, mặc dù không thể đảo ngược được việc tổn thương khớp. Ngoài ra, việc duy trì hoạt động, duy trì cân nặng khỏe mạnh và và có chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện cơn đau và chức năng khớp.
1. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn và các mô khác trong khớp bị phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc. Cuối cùng, nếu sụn mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào xương làm cho việc vận động sẽ khó khăn và đau Một số yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
• Độ tuổi: Độ tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn do qua thời gian dài, xương sụn dần hao mòn và không còn hoạt động được
• Béo phì: Việc dư thừa trọng lượng cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra viêm xương và càng nặng cân thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nguyên nhân là do trọng lượng tăng thêm gây căng thẳng cho các khớp phải chịu trọng lượng đó ví dụ như hông và đầu gối. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra protein có thể gây viêm trong và xung quanh khớp.
• Chấn thương khớp: Những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Ngay cả những chấn thương xảy ra nhiều năm trước và có vẻ như đã lành hoàn toàn thì vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh.
• Căng thẳng kéo dài lên khớp: Nếu công việc hoặc môn thể thao mà bạn chơi gây áp lực liên tục lên khớp, thì khớp đó cũng có thể bị viêm và không thể hoạt động bình thường được nữa.
2. Chế độ ăn uống cho người bệnh xương khớp
Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng cho người bệnh viêm khớp để giữ cân nặng ở mức vừa phải và giảm áp lực không cần thiết lên khớp.
Người bệnh viêm khớp thưởng được khuyên nên sử dụng các loại trái cây và rau quả tăng cường vì các chất chống oxy hóa có trong đó có thể giúp chống lại các gốc tự do do viêm tạo ra.
Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa nhiều chất sau đây có thể rất có lợi trong việc chống viêm và giảm sưng.
- Flavonoid là chất dinh dưỡng được tìm thấy trong trái cây và rau quả.
- Vitamin C
- Vitamin D
- Beta caroten
- Axit béo omega-3
3. Một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh xương khớp
• Các loại cá nhiều dầu
Dầu cá chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Những chất béo không bão hòa này có đặc tính chống viêm nên rất có lợi cho những người bị viêm xương khớp.
Những người bị viêm xương khớp nên ăn ít nhất một khẩu phần cá mỗi tuần, bao gồm: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi, …
Những người không thích ăn cá có thể bổ sung các chất bổ sung có chứa omega-3 như dầu cá, dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, …
• Dầu thực vật
Ngoài dầu cá, một số loại dầu khác cũng có tác dụng làm giảm viêm. Dầu ô liu nguyên chất chứa hàm lượng oleocanthal cao, có thể có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài ra, bơ và cây rum cũng những lựa chọn tốt cho sức khỏe và giúp giảm cholesterol.
• Sữa
Sữa, sữa chua và phô mai rất giàu canxi và vitamin D giúp tăng sức mạnh của xương và cải thiện các triệu chứng đau. Ngoài ra, sữa cũng chứa protein có thể giúp xây dựng cơ bắp do đó, nên bổ sung sữa vào chế độ ăn uống của người bệnh
• Rau lá xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, … rất giàu Vitamin D, các chất phytochemical và chất chống oxy hóa giúp chống lại căng thẳng trong xương sụn. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
• Trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm và làm chậm tốc độ tổn thương sụn.
• Các loại hạt
Các loại hạt rất tốt cho tim mạch và chứa hàm lượng cao canxi, magie, kẽm, vitamin E và chất xơ. Chúng cũng chứa axit alpha-linolenic (ALA), giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Trên đây là một vài lưu ý về những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp cũng như chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh. Hãy áp dụng những gợi ý dinh dưỡng này để xây dựng những bữa ăn phù hợp và lành mạnh giúp kiểm soát và giảm tác động của bệnh đến cơ thể.
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com
1. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn và các mô khác trong khớp bị phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc. Cuối cùng, nếu sụn mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào xương làm cho việc vận động sẽ khó khăn và đau Một số yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
• Độ tuổi: Độ tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn do qua thời gian dài, xương sụn dần hao mòn và không còn hoạt động được
• Béo phì: Việc dư thừa trọng lượng cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra viêm xương và càng nặng cân thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nguyên nhân là do trọng lượng tăng thêm gây căng thẳng cho các khớp phải chịu trọng lượng đó ví dụ như hông và đầu gối. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra protein có thể gây viêm trong và xung quanh khớp.
• Chấn thương khớp: Những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Ngay cả những chấn thương xảy ra nhiều năm trước và có vẻ như đã lành hoàn toàn thì vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh.
• Căng thẳng kéo dài lên khớp: Nếu công việc hoặc môn thể thao mà bạn chơi gây áp lực liên tục lên khớp, thì khớp đó cũng có thể bị viêm và không thể hoạt động bình thường được nữa.
2. Chế độ ăn uống cho người bệnh xương khớp
Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng cho người bệnh viêm khớp để giữ cân nặng ở mức vừa phải và giảm áp lực không cần thiết lên khớp.
Người bệnh viêm khớp thưởng được khuyên nên sử dụng các loại trái cây và rau quả tăng cường vì các chất chống oxy hóa có trong đó có thể giúp chống lại các gốc tự do do viêm tạo ra.
Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa nhiều chất sau đây có thể rất có lợi trong việc chống viêm và giảm sưng.
- Flavonoid là chất dinh dưỡng được tìm thấy trong trái cây và rau quả.
- Vitamin C
- Vitamin D
- Beta caroten
- Axit béo omega-3
3. Một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh xương khớp
• Các loại cá nhiều dầu
Dầu cá chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Những chất béo không bão hòa này có đặc tính chống viêm nên rất có lợi cho những người bị viêm xương khớp.
Những người bị viêm xương khớp nên ăn ít nhất một khẩu phần cá mỗi tuần, bao gồm: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi, …
Những người không thích ăn cá có thể bổ sung các chất bổ sung có chứa omega-3 như dầu cá, dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, …
• Dầu thực vật
Ngoài dầu cá, một số loại dầu khác cũng có tác dụng làm giảm viêm. Dầu ô liu nguyên chất chứa hàm lượng oleocanthal cao, có thể có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài ra, bơ và cây rum cũng những lựa chọn tốt cho sức khỏe và giúp giảm cholesterol.
• Sữa
Sữa, sữa chua và phô mai rất giàu canxi và vitamin D giúp tăng sức mạnh của xương và cải thiện các triệu chứng đau. Ngoài ra, sữa cũng chứa protein có thể giúp xây dựng cơ bắp do đó, nên bổ sung sữa vào chế độ ăn uống của người bệnh
• Rau lá xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, … rất giàu Vitamin D, các chất phytochemical và chất chống oxy hóa giúp chống lại căng thẳng trong xương sụn. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
• Trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm và làm chậm tốc độ tổn thương sụn.
• Các loại hạt
Các loại hạt rất tốt cho tim mạch và chứa hàm lượng cao canxi, magie, kẽm, vitamin E và chất xơ. Chúng cũng chứa axit alpha-linolenic (ALA), giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Trên đây là một vài lưu ý về những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp cũng như chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh. Hãy áp dụng những gợi ý dinh dưỡng này để xây dựng những bữa ăn phù hợp và lành mạnh giúp kiểm soát và giảm tác động của bệnh đến cơ thể.
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng