Dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết cận thị sớm ở con
2023-09-14T09:33:16+07:00 2023-09-14T09:33:16+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/dau-hieu-giup-ba-me-nhan-biet-can-thi-som-o-con-2084.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/can-thi-o-tre-em-2.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/09/2023 09:17 | Hỏi đáp
-
Con gái tôi 7 tuổi bắt đầu có các dấu hiệu như nheo mắt, hay mỏi mắt. Đây có phải dấu hiệu bé mắc các tật khúc xạ ở mắt hay không. Và làm cách nào để có thể giúp bé phòng ngừa bệnh phát triển? Xin cảm ơn(Nguyễn Thị Mai, 33 tuổi, Đà Nẵng)
Thưa chị Mai,
Hiện nay, việc trẻ nhỏ mắc các tật về khúc xạ hay suy giảm thị lực khá phổ biến với 3 tật khúc xạ thường gặp nhất là cận thị, viễn thị và loạn thị.
• Cận thị là tình trạng khi người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng ở xa, trong khi thị lực gần (khả năng nhìn rõ các đối tượng ở gần) vẫn bình thường.
• Viễn thị, ngược lại, là tình trạng khi người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng ở gần, trong khi thị lực ở xa vẫn bình thường.
• Loạn thị là tình trạng người bệnh không nhìn rõ vật, hình ảnh thường bị nhòe. Các nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở trẻ em:
• Di truyền: Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc con có mắc các tật khúc xạ từ sớm hay không. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cha mẹ bị cận thị với mức độ thấp (dưới 4 diop), khả năng di truyền tật khúc xạ cho con cái thường dưới 10%. Tuy nhiên, khi cha mẹ cận thị với mức độ nghiêm trọng hơn (6 diop trở lên), tỷ lệ di truyền sẽ cao hơn, có thể lên tới 90%.
• Cách sử dụng mắt: thường xuyên xem TV hoặc tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính mà không có thời gian nghỉ ngơi cho mắt, học tập sai tư thế hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng, …
• Chấn thương mắt: Những chấn thương mắt có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực như loạn thị hoặc cận thị.
• Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: thiếu các dưỡng chất cần thiết cho mắt như Omega-3, vitamin A, vitamin C, Canxi, ...
Dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ sớm ở trẻ em:
Tùy vào từng bệnh thì bé sẽ có những biểu hiện cụ thể các nhau. Tuy nhiên, sau đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bé mắc các tật khúc xạ mà ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào:
• Nghiêng đầu hoặc nhắm một mắt khi nhìn vật gì đó thay vì thoải mái nhìn thẳng.
• Thường xuyên đưa mắt ra xa hoặc vào gần khi đọc hoặc xem TV để có thể đọc hoặc nhìn rõ hơn.
• Khó khăn khi đọc hoặc viết • Mắt mỏi hoặc đỏ, nhức mắt, chảy nước mắt hoặc thường xuyên dụi mắt sau khi đọc, viết, hoặc làm các công việc yêu cầu sự tập trung.
• Vùng nhìn bị chói sáng, sợ ánh sáng làm chói mắt
Làm thế nào để phòng ngừa tật khúc xạ cho bé?
• Kiểm tra thị lực định kỳ (6 tháng/ lần): Đưa trẻ đến bác sĩ mắt để kiểm tra thị lực định kỳ, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu về tật khúc xạ.
• Sử dụng mắt một cách hợp lý: Giới hạn thời gian trẻ sử dụng điện thoại di động, máy tính, và TV và đảm bảo rằng mắt của trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi sau khi sử dụng thiết bị này. Ngoài ra, nên hạn chế việc trẻ học bài, xem TV hoặc thiết bị điện tử trong điều kiện quá xa, quá gần hoặc thiếu ánh sáng. • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên để giúp cải thiện thị lực và sự phát triển của mắt.
• Chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng các thực phẩm giàu vitamin A và omega-3, như cà rốt, cá hồi, hạt lanh, và dầu cá.
• Giảm áp lực và căng thẳng cho mắt: Hãy đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc (8-10 tiếng/ ngày) để giảm căng thẳng cho mắt. Khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập mắt như nhìn xa và gần đều đặn.
Như vậy, các dấu hiệu như nheo mắt, mỏi mắt chính là những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ. Do đó, trong trường hợp này, mẹ nên cho bé đi khám mắt ngay để sớm nhận được sự điều trị và tránh để tình trạng nặng hơn.
Hiện nay, việc trẻ nhỏ mắc các tật về khúc xạ hay suy giảm thị lực khá phổ biến với 3 tật khúc xạ thường gặp nhất là cận thị, viễn thị và loạn thị.
• Cận thị là tình trạng khi người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng ở xa, trong khi thị lực gần (khả năng nhìn rõ các đối tượng ở gần) vẫn bình thường.
• Viễn thị, ngược lại, là tình trạng khi người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng ở gần, trong khi thị lực ở xa vẫn bình thường.
• Loạn thị là tình trạng người bệnh không nhìn rõ vật, hình ảnh thường bị nhòe. Các nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở trẻ em:
• Di truyền: Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc con có mắc các tật khúc xạ từ sớm hay không. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cha mẹ bị cận thị với mức độ thấp (dưới 4 diop), khả năng di truyền tật khúc xạ cho con cái thường dưới 10%. Tuy nhiên, khi cha mẹ cận thị với mức độ nghiêm trọng hơn (6 diop trở lên), tỷ lệ di truyền sẽ cao hơn, có thể lên tới 90%.
• Cách sử dụng mắt: thường xuyên xem TV hoặc tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính mà không có thời gian nghỉ ngơi cho mắt, học tập sai tư thế hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng, …
• Chấn thương mắt: Những chấn thương mắt có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực như loạn thị hoặc cận thị.
• Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: thiếu các dưỡng chất cần thiết cho mắt như Omega-3, vitamin A, vitamin C, Canxi, ...
Dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ sớm ở trẻ em:
Tùy vào từng bệnh thì bé sẽ có những biểu hiện cụ thể các nhau. Tuy nhiên, sau đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bé mắc các tật khúc xạ mà ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào:
• Nghiêng đầu hoặc nhắm một mắt khi nhìn vật gì đó thay vì thoải mái nhìn thẳng.
• Thường xuyên đưa mắt ra xa hoặc vào gần khi đọc hoặc xem TV để có thể đọc hoặc nhìn rõ hơn.
• Khó khăn khi đọc hoặc viết • Mắt mỏi hoặc đỏ, nhức mắt, chảy nước mắt hoặc thường xuyên dụi mắt sau khi đọc, viết, hoặc làm các công việc yêu cầu sự tập trung.
• Vùng nhìn bị chói sáng, sợ ánh sáng làm chói mắt
Làm thế nào để phòng ngừa tật khúc xạ cho bé?
• Kiểm tra thị lực định kỳ (6 tháng/ lần): Đưa trẻ đến bác sĩ mắt để kiểm tra thị lực định kỳ, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu về tật khúc xạ.
• Sử dụng mắt một cách hợp lý: Giới hạn thời gian trẻ sử dụng điện thoại di động, máy tính, và TV và đảm bảo rằng mắt của trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi sau khi sử dụng thiết bị này. Ngoài ra, nên hạn chế việc trẻ học bài, xem TV hoặc thiết bị điện tử trong điều kiện quá xa, quá gần hoặc thiếu ánh sáng. • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên để giúp cải thiện thị lực và sự phát triển của mắt.
• Chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng các thực phẩm giàu vitamin A và omega-3, như cà rốt, cá hồi, hạt lanh, và dầu cá.
• Giảm áp lực và căng thẳng cho mắt: Hãy đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc (8-10 tiếng/ ngày) để giảm căng thẳng cho mắt. Khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập mắt như nhìn xa và gần đều đặn.
Như vậy, các dấu hiệu như nheo mắt, mỏi mắt chính là những biểu hiện của tật khúc xạ ở trẻ. Do đó, trong trường hợp này, mẹ nên cho bé đi khám mắt ngay để sớm nhận được sự điều trị và tránh để tình trạng nặng hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng