Bà Bầu Có An Tâm Ăn Hải Sản? Tìm Hiểu Những Nguyên Tắc Vàng!
2024-09-27T10:44:09+07:00 2024-09-27T10:44:09+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-co-an-tam-an-hai-san-tim-hieu-nhung-nguyen-tac-vang-4400.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_09/ba-bau-co-an-tam-an-hai-san-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/09/2024 11:51 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Hải sản, với sự phong phú về chất dinh dưỡng như omega-3, protein và vitamin, thường được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu. Cùng với những lợi ích đáng kể, ăn hải sản cũng đi kèm với một số lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động đến sức khỏe. Vậy bà bầu có nên ăn hải sản không?
Hải sản là một nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho bà bầu và thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Trong hải sản chứa đựng nhiều loại dưỡng chất quan trọng như axit béo omega-3, protein, canxi, vitamin B6 và nhiều khoáng chất khác, giúp hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và duy trì sức khỏe của bà bầu.
Axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa chuyển dạ và sinh non, giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác trong thai kỳ, cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Protein hỗ trợ phát triển hệ cơ xương và tạo phản ứng sinh hoá trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi, giúp duy trì năng lượng cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ phát triển khung xương và răng của thai nhi. Nhu cầu canxi tối thiểu mà mẹ bầu cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ nhất là 700 - 800 mcg/ngày. Bổ sung canxi không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và điều hoà quá trình đông máu mà còn giúp hỗ trợ phát triển khung xương và răng của thai nhi.
Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong việc giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho quá trình sản xuất dẫn truyền thần kinh norepinephrine và serotonin, giúp hỗ trợ quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Ngoài ra, hải sản còn chứa rất nhiều các dưỡng chất khác như vitamin D, sắt… Tất cả các dưỡng chất này đều rất tốt cho thai kỳ, góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của thai nhi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều bởi ăn quá nhiều hải sản có thể gây ra nhiều rủi ro không đáng có cho mẹ bầu. Bởi ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
Dưới đây là những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn quá nhiều hải sản.
Nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân:
Một trong những nguy cơ lớn nhất khi mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều hải sản chính là nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân. Thuỷ ngân là một kim loại nặng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với thai phụ và thai nhi.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàm lượng thuỷ ngân trong hải sản ngày càng tăng cao do tác động của ô nhiễm môi trường. Ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến việc nhiễm thuỷ ngân quá mức an toàn, gây ra các vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, suy giảm trí tuệ, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tăng nguy cơ dị ứng hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá:
Một số mẹ bầu sau khi ăn hải sản có thể gặp phải các vấn đề như nôn mửa, chướng bụng, đau bụng do cơ thể không tiêu hóa kịp lượng protein lớn từ hải sản.
Dị ứng với các loại hải sản cũng là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều hải sản, gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa ngáy, khó thở.
Nguy cơ nhiễm giun sán:
Hải sản sống chứa đựng rất nhiều loại ký sinh trùng như sán lá gan, sán dây, giun tròn... Ăn hải sản sống có thể tạo ra nguy cơ cao cho mẹ bầu bị nhiễm giun sán. Những loại ký sinh trùng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề quan trọng khi tiêu thụ hải sản. Dưới đây là những lưu ý thiết yếu giúp mẹ có một chế độ ăn uống an toàn và lành mạnh.
1. Chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa đủ
Dù hải sản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên tiêu thụ hải sản với một lượng vừa phải, không vượt quá 340g mỗi tuần.
Đây là hàm lượng được khuyến cáo bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). 2. Không ăn hải sản với trái cây
Một trong những điều cần lưu ý quan trọng là không nên ăn hải sản cùng với trái cây. Hải sản rất giàu protein và canxi, trong khi trái cây lại chứa nhiều tannin, một hợp chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Sự kết hợp này có thể dẫn đến những triệu chứng khó chịu như buồn nôn và đau bụng.
Để tránh những rắc rối này, mẹ bầu nên để cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ giữa hai loại thực phẩm này, giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng cần thiết.
3. Không ăn hải sản có vỏ đã chết trước khi chế biến
Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng với các loại hải sản có vỏ như hàu, ốc, ngao, sò… Khi ăn những loại đã chết trước khi chế biến, mẹ có nguy cơ cao mắc phải dị ứng và các vấn đề về sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy rằng acid béo không bão hòa có trong các loại hải sản này dễ bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
4. Chỉ ăn hải sản đã được nấu chín hoàn toàn
Một trong những quy tắc vàng khi ăn hải sản trong thai kỳ là chỉ tiêu thụ hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Việc tiêu thụ hải sản sống hoặc chưa chín có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc này có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
Một số loại bệnh ký sinh trùng như Listeria, Toxoplasma gondii và salmonella có thể lây nhiễm cho thai nhi ngay cả khi mẹ không hề có triệu chứng. Vì vậy, nấu chín hải sản không chỉ giúp mẹ bầu tránh các rủi ro mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con. 5. Tránh ăn các loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân
Một trong những mối lo ngại lớn nhất khi mẹ bầu ăn hải sản là nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân, một chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi. Theo khuyến cáo của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, mẹ bầu nên tránh các loại hải sản có kích thước lớn như cá thu, cá kình, cá mập và cá kiếm, vì chúng thường tích tụ hàm lượng thủy ngân cao.
Thay vào đó, mẹ nên chọn các loại cá nhỏ hơn như cá cơm, cá hồi, cá trích và cá mòi, cũng như các loại hải sản như cua và tôm, vì những loại này có hàm lượng thủy ngân thấp hơn, an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hãy chăm sóc sức khỏe của mình một cách thông minh và an toàn, để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc các mẹ nhé!
Axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa chuyển dạ và sinh non, giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác trong thai kỳ, cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Protein hỗ trợ phát triển hệ cơ xương và tạo phản ứng sinh hoá trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi, giúp duy trì năng lượng cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ phát triển khung xương và răng của thai nhi. Nhu cầu canxi tối thiểu mà mẹ bầu cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ nhất là 700 - 800 mcg/ngày. Bổ sung canxi không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và điều hoà quá trình đông máu mà còn giúp hỗ trợ phát triển khung xương và răng của thai nhi.
Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong việc giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho quá trình sản xuất dẫn truyền thần kinh norepinephrine và serotonin, giúp hỗ trợ quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Ngoài ra, hải sản còn chứa rất nhiều các dưỡng chất khác như vitamin D, sắt… Tất cả các dưỡng chất này đều rất tốt cho thai kỳ, góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của thai nhi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều bởi ăn quá nhiều hải sản có thể gây ra nhiều rủi ro không đáng có cho mẹ bầu. Bởi ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
Dưới đây là những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn quá nhiều hải sản.
Nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân:
Một trong những nguy cơ lớn nhất khi mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều hải sản chính là nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân. Thuỷ ngân là một kim loại nặng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với thai phụ và thai nhi.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàm lượng thuỷ ngân trong hải sản ngày càng tăng cao do tác động của ô nhiễm môi trường. Ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến việc nhiễm thuỷ ngân quá mức an toàn, gây ra các vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, suy giảm trí tuệ, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tăng nguy cơ dị ứng hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá:
Một số mẹ bầu sau khi ăn hải sản có thể gặp phải các vấn đề như nôn mửa, chướng bụng, đau bụng do cơ thể không tiêu hóa kịp lượng protein lớn từ hải sản.
Dị ứng với các loại hải sản cũng là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều hải sản, gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa ngáy, khó thở.
Nguy cơ nhiễm giun sán:
Hải sản sống chứa đựng rất nhiều loại ký sinh trùng như sán lá gan, sán dây, giun tròn... Ăn hải sản sống có thể tạo ra nguy cơ cao cho mẹ bầu bị nhiễm giun sán. Những loại ký sinh trùng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề quan trọng khi tiêu thụ hải sản. Dưới đây là những lưu ý thiết yếu giúp mẹ có một chế độ ăn uống an toàn và lành mạnh.
1. Chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa đủ
Dù hải sản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên tiêu thụ hải sản với một lượng vừa phải, không vượt quá 340g mỗi tuần.
Đây là hàm lượng được khuyến cáo bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). 2. Không ăn hải sản với trái cây
Một trong những điều cần lưu ý quan trọng là không nên ăn hải sản cùng với trái cây. Hải sản rất giàu protein và canxi, trong khi trái cây lại chứa nhiều tannin, một hợp chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Sự kết hợp này có thể dẫn đến những triệu chứng khó chịu như buồn nôn và đau bụng.
Để tránh những rắc rối này, mẹ bầu nên để cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ giữa hai loại thực phẩm này, giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng cần thiết.
3. Không ăn hải sản có vỏ đã chết trước khi chế biến
Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng với các loại hải sản có vỏ như hàu, ốc, ngao, sò… Khi ăn những loại đã chết trước khi chế biến, mẹ có nguy cơ cao mắc phải dị ứng và các vấn đề về sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy rằng acid béo không bão hòa có trong các loại hải sản này dễ bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
4. Chỉ ăn hải sản đã được nấu chín hoàn toàn
Một trong những quy tắc vàng khi ăn hải sản trong thai kỳ là chỉ tiêu thụ hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Việc tiêu thụ hải sản sống hoặc chưa chín có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc này có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
Một số loại bệnh ký sinh trùng như Listeria, Toxoplasma gondii và salmonella có thể lây nhiễm cho thai nhi ngay cả khi mẹ không hề có triệu chứng. Vì vậy, nấu chín hải sản không chỉ giúp mẹ bầu tránh các rủi ro mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con. 5. Tránh ăn các loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân
Một trong những mối lo ngại lớn nhất khi mẹ bầu ăn hải sản là nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân, một chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi. Theo khuyến cáo của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, mẹ bầu nên tránh các loại hải sản có kích thước lớn như cá thu, cá kình, cá mập và cá kiếm, vì chúng thường tích tụ hàm lượng thủy ngân cao.
Thay vào đó, mẹ nên chọn các loại cá nhỏ hơn như cá cơm, cá hồi, cá trích và cá mòi, cũng như các loại hải sản như cua và tôm, vì những loại này có hàm lượng thủy ngân thấp hơn, an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hãy chăm sóc sức khỏe của mình một cách thông minh và an toàn, để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc các mẹ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng