Tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của hoa cúc chi
2024-01-29T11:42:30+07:00 2024-01-29T11:42:30+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-cua-hoa-cuc-chi-3276.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-cua-hoa-cuc-chi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/01/2024 11:49 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Hoa cúc chi là loại hoa khá phổ biến, thường được các gia đình ưa chuộng trưng bày dịp lễ Tết, nhưng có thể nhiều người chưa biết rằng loài hoa này còn là một loại thảo dược có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe.
Hoa cúc chi, hay còn gọi là kim cúc, là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae), tên khoa học của Cúc chi là Chrysanthemum. Loài hoa này là một loại thực vật vốn sinh trưởng ở Đông Á và một phần Đông Âu.
Hoa cúc chi có rất nhiều phân loài, số lượng lên tới gần 40 loài, phân bố đa dạng nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiều loài nhưng hầu như đều có hình thái là nhiều cánh hoa mỏng xếp thành từng lớp đan xen tạo thành 1 bông hoa độc lập, hình tròn. Với sự phân nhánh phong phú, màu hoa cúc chi rất đa dạng như trắng, vàng, cam, hồng, đỏ và tím.
Là một trong những loài thực vật bản địa, hoa cúc chi mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong rất nhiều quốc gia Đông Á. Trong khá nhiều nền văn hóa thuộc Đông Á và Đông Âu, cúc chi được sử dụng trong các dịp lễ hội, tiệc cưới và các sự kiện quan trọng khác với sứ mệnh là biểu tượng cho sự thịnh vượng, tươi mới, niềm vui và trung thành. Công dụng của hoa cúc chi
Cúc chi không chỉ được trồng để làm đẹp cho nhà cửa, mà còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học, dược liệu và cả ngành mỹ phẩm.
Trong đông y
Theo Đông y, hoa cúc chi vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa. Cúc chi, hay còn gọi là kim cúc, vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.
Trà hoa cúc là một thức uống được nhiều người biết đến với công dụng an thần, thanh nhiệt, tăng cường chất lượng chất lượng giấc ngủ. Và khi kết hợp một số vị thuốc đông y khác, cúc chi có thể tạo thành những bài thuốc như:
- Viên hoàn đan: kết hợp mầm cúc tháng 3 âm lịch, lá cúc vào tháng 6, hoa cúc vào 9, gốc rễ cúc vào tháng 12, lấy lượng bằng nhau, phơi khô rồi tán thành bột. Viên thành những viên hoàn kích cỡ hạt đậu xanh. Nếu uống dạng bột thì mỗi lần 5g với nước ấm, uống dạng viên hoàn 10 – 15g, ngày 2 lần lúc đói. Loại viên hoàn có công dụng như một thuốc bồi bổ sức đề kháng và làm giảm tốc độ lão hóa của cơ thể, kéo dài tuổi thọ.
- Rượu bổ hoa cúc chi: dùng hoa cúc chi nở trong tháng 8, 9, đun lấy nước cốt, sau dùng nước đó để nấu cơm nếp, trong cơm có thể thêm nước cốt củ sinh địa, đương quy, câu kỷ tử và một số vị thuốc bổ khác, tiếp tục dùng cơm nếp đó để chưng cất rượu. Cất rượu vào bình kín dùng dần.
Loại rượu hoa cúc này có công dụng chữa chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. giúp đầu óc và các tri giác trở nên thông suốt, nhạy bén. Ngoài ra còn chữa các chứng tê bại và các chứng bệnh của tuổi già: thân thể gầy còm ốm yếu, mắt kèm nhèm, nhiều ghèn mắt, mắt kéo màng, làm cho sức lực dồi dào, ăn ngủ tốt, tăng đề kháng, giảm bệnh vặt, kéo dài tuổi thọ.
- Tăng huyết áp: sắc kỹ 500ml nước cùng 10g hoa cúc, 10g thảo quyết minh, 6g hoa hòe, uống trong ngày, chia làm 3 lần.
- Mỡ máu cao, béo phì: sắc kỹ 500ml với 15g hoa cúc, 15g sơn tra phiến, 15g thảo quyết minh, uống trong ngày, chia làm 3 lần.
- Suy tim: nấu 300g hoa cúc thành dạng cô đặc như cao, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-25ml.
- Làm đẹp da: đun 2kg hoa cúc thành dạng cô đặc như cao, sau đó trộn với mật ong. Mỗi lần dùng 12 - 15g, ngày dùng 1 - 3 lần uống cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Trong tây y
Theo những kết quả sau khi phân tích, những thành phần trong hoa cúc chi có tác dụng như sau:
- Hoạt chất bisabolol: Đây là một hoạt chất có rất nhiều trong hoa cúc chi, hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành da của những bệnh nhân viêm da, giúp giảm ho đối với những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tác dụng kháng viêm của bisabolol còn phát huy tác dụng đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, nên rất nhiều người sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ hoa cúc để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Thành phần Apigenin: Đây là hoạt chất có tác dụng rất diệu kỳ, chúng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Do vậy đây là sản phẩm thường được khuyên dùng đối với những người đang điều trị hoặc phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra, trong cúc chi còn chứa một số hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và cân bằng lượng insulin.
Lưu ý khi sử dụng hoa cúc chi
Với chức năng như một loại thảo dược, hoa cúc chi cũng cần phải kiêng kỵ khi sử dụng đối với những nhóm người sau:
- Nhóm người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với các loại phấn hoa, các loại hoa hoặc tinh dầu. Nếu nhất thiết phải sử dụng thì cần sử dụng liều lượng nhỏ để thử phản ứng, và quá trình sử dụng nên được bác sĩ theo dõi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không nên sử dụng hoa cúc chi. Bên cạnh đó, người sử dụng hoa cúc chi làm trà hoặc sử dụng các bài thuốc có thành phần là cúc chi thì cũng cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng hoa cúc chi khi bụng đói, nếu cần thiết phải dùng trước bữa ăn thì cần có sự tư vấn của Bác sĩ. Nếu không thì tốt nhất nên dùng sau bữa ăn.
- Không nên tiêu thụ quá nhiều lượng hoa cúc chi trong một ngày vì có thể gây ra ngộ độc. Cần tuân thủ theo chỉ định, đúng liều lượng của bác sĩ.
- Khi người bệnh đang uống thuốc chống trầm cảm hoặc đông máu thì cần xin ý kiến bác sĩ nếu muốn uống thêm hoa cúc chi, bởi hoa cúc chi có thể làm giảm tác dụng của những thuốc trên.
Trên đây là chia sẻ về tác dụng chữa bệnh và những lưu ý khi sử dụng của hoa cúc chi. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác hại không mong muốn.
Hoa cúc chi có rất nhiều phân loài, số lượng lên tới gần 40 loài, phân bố đa dạng nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiều loài nhưng hầu như đều có hình thái là nhiều cánh hoa mỏng xếp thành từng lớp đan xen tạo thành 1 bông hoa độc lập, hình tròn. Với sự phân nhánh phong phú, màu hoa cúc chi rất đa dạng như trắng, vàng, cam, hồng, đỏ và tím.
Là một trong những loài thực vật bản địa, hoa cúc chi mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong rất nhiều quốc gia Đông Á. Trong khá nhiều nền văn hóa thuộc Đông Á và Đông Âu, cúc chi được sử dụng trong các dịp lễ hội, tiệc cưới và các sự kiện quan trọng khác với sứ mệnh là biểu tượng cho sự thịnh vượng, tươi mới, niềm vui và trung thành. Công dụng của hoa cúc chi
Cúc chi không chỉ được trồng để làm đẹp cho nhà cửa, mà còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học, dược liệu và cả ngành mỹ phẩm.
Trong đông y
Theo Đông y, hoa cúc chi vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa. Cúc chi, hay còn gọi là kim cúc, vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.
Trà hoa cúc là một thức uống được nhiều người biết đến với công dụng an thần, thanh nhiệt, tăng cường chất lượng chất lượng giấc ngủ. Và khi kết hợp một số vị thuốc đông y khác, cúc chi có thể tạo thành những bài thuốc như:
- Viên hoàn đan: kết hợp mầm cúc tháng 3 âm lịch, lá cúc vào tháng 6, hoa cúc vào 9, gốc rễ cúc vào tháng 12, lấy lượng bằng nhau, phơi khô rồi tán thành bột. Viên thành những viên hoàn kích cỡ hạt đậu xanh. Nếu uống dạng bột thì mỗi lần 5g với nước ấm, uống dạng viên hoàn 10 – 15g, ngày 2 lần lúc đói. Loại viên hoàn có công dụng như một thuốc bồi bổ sức đề kháng và làm giảm tốc độ lão hóa của cơ thể, kéo dài tuổi thọ.
- Rượu bổ hoa cúc chi: dùng hoa cúc chi nở trong tháng 8, 9, đun lấy nước cốt, sau dùng nước đó để nấu cơm nếp, trong cơm có thể thêm nước cốt củ sinh địa, đương quy, câu kỷ tử và một số vị thuốc bổ khác, tiếp tục dùng cơm nếp đó để chưng cất rượu. Cất rượu vào bình kín dùng dần.
Loại rượu hoa cúc này có công dụng chữa chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. giúp đầu óc và các tri giác trở nên thông suốt, nhạy bén. Ngoài ra còn chữa các chứng tê bại và các chứng bệnh của tuổi già: thân thể gầy còm ốm yếu, mắt kèm nhèm, nhiều ghèn mắt, mắt kéo màng, làm cho sức lực dồi dào, ăn ngủ tốt, tăng đề kháng, giảm bệnh vặt, kéo dài tuổi thọ.
- Tăng huyết áp: sắc kỹ 500ml nước cùng 10g hoa cúc, 10g thảo quyết minh, 6g hoa hòe, uống trong ngày, chia làm 3 lần.
- Mỡ máu cao, béo phì: sắc kỹ 500ml với 15g hoa cúc, 15g sơn tra phiến, 15g thảo quyết minh, uống trong ngày, chia làm 3 lần.
- Suy tim: nấu 300g hoa cúc thành dạng cô đặc như cao, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-25ml.
- Làm đẹp da: đun 2kg hoa cúc thành dạng cô đặc như cao, sau đó trộn với mật ong. Mỗi lần dùng 12 - 15g, ngày dùng 1 - 3 lần uống cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Trong tây y
Theo những kết quả sau khi phân tích, những thành phần trong hoa cúc chi có tác dụng như sau:
- Hoạt chất bisabolol: Đây là một hoạt chất có rất nhiều trong hoa cúc chi, hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành da của những bệnh nhân viêm da, giúp giảm ho đối với những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tác dụng kháng viêm của bisabolol còn phát huy tác dụng đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, nên rất nhiều người sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ hoa cúc để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Thành phần Apigenin: Đây là hoạt chất có tác dụng rất diệu kỳ, chúng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Do vậy đây là sản phẩm thường được khuyên dùng đối với những người đang điều trị hoặc phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra, trong cúc chi còn chứa một số hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và cân bằng lượng insulin.
Lưu ý khi sử dụng hoa cúc chi
Với chức năng như một loại thảo dược, hoa cúc chi cũng cần phải kiêng kỵ khi sử dụng đối với những nhóm người sau:
- Nhóm người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với các loại phấn hoa, các loại hoa hoặc tinh dầu. Nếu nhất thiết phải sử dụng thì cần sử dụng liều lượng nhỏ để thử phản ứng, và quá trình sử dụng nên được bác sĩ theo dõi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không nên sử dụng hoa cúc chi. Bên cạnh đó, người sử dụng hoa cúc chi làm trà hoặc sử dụng các bài thuốc có thành phần là cúc chi thì cũng cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng hoa cúc chi khi bụng đói, nếu cần thiết phải dùng trước bữa ăn thì cần có sự tư vấn của Bác sĩ. Nếu không thì tốt nhất nên dùng sau bữa ăn.
- Không nên tiêu thụ quá nhiều lượng hoa cúc chi trong một ngày vì có thể gây ra ngộ độc. Cần tuân thủ theo chỉ định, đúng liều lượng của bác sĩ.
- Khi người bệnh đang uống thuốc chống trầm cảm hoặc đông máu thì cần xin ý kiến bác sĩ nếu muốn uống thêm hoa cúc chi, bởi hoa cúc chi có thể làm giảm tác dụng của những thuốc trên.
Trên đây là chia sẻ về tác dụng chữa bệnh và những lưu ý khi sử dụng của hoa cúc chi. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác hại không mong muốn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng