Bất ngờ với tác dụng phụ của củ nghệ - loại gia vị vẫn được ví là “tốt như vàng”
2023-12-05T15:45:04+07:00 2023-12-05T15:45:04+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/bat-ngo-voi-tac-dung-phu-cua-cu-nghe-loai-gia-vi-van-duoc-vi-la-tot-nhu-vang-2949.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/bat-ngo-voi-tac-dung-phu-cua-cu-nghe-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
04/12/2023 17:42 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Từ lâu, nghệ đã được biết đến như “gia vị vàng” của sức khỏe nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Thế nhưng, không phải cứ sử dụng nhiều sẽ là tốt, bởi trong một số trường hợp, nghệ cũng có thể gây ra tác dụng phụ.
1. Công dụng tuyệt vời của củ Nghệ
Theo kết quả phân tích, nghệ cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt. Nhưng nổi bật và đặc trưng nhất của nghệ phải kể đến hoạt chất Curcumin – một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.
Có thể nói, đây là một hoạt chất thần kỳ. Với công dụng chống viêm, Curcumin trong nghệ có thể hỗ trợ diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng.
Sử dụng nghệ đúng cách có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu thường gặp, Ngoài ra, khi kết hợp với vitamin và khoáng chất như kali, nghệ giúp bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh và ổn định, đảo ngược quá trình gây nên bệnh tim ở bệnh nhân. Công nặng diệt khuẩn của nghệ còn được tỏa sáng ở lĩnh vực trị sẹo. Nếu bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
Nghệ ngoài chứa hoạt chất curcumin, còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và những loại viêm khác. Thế nên việc sử dụng nghệ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm khớp sẽ mang lại nhiều hiệu quả.
1. Tác dụng phụ của củ nghệ
Mặc dù nghệ và các chất có trong nghệ nói chung là an toàn, nhưng như đã nói, về bản chất, nghệ là một loại thuốc, dù hoạt chất trong nghệ độ lành tính cao nhưng nếu lạm dụng thường xuyên, hoặc sử dụng với những đối tượng không phù hợp, thì vẫn sẽ tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Cụ thể như sau:
Gây rối loạn tiêu hóa
Hoạt chất curcumin nổi tiếng trong nghệ vốn được coi như thần dược. Do vậy nhiều người thường bổ sung thường xuyên và liên tục hoạt chất này với mục đích phòng ngừa bệnh hoặc giảm triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nạp một lượng lớn curcumin trong thời gian dài thì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Ảnh hưởng đến thận và túi mật
Những bệnh nhân đang có bệnh nền về túi mật, hoặc thận, hoặc những người có mang yếu tố di truyền về những bệnh lý này, thì đều được khuyên hãy cẩn trọng khi ăn nghệ.
Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ nghệ quá nhiều gây áp lực lên túi mật, khiến túi mật liên tục phải tăng lượng mật tiết ra, gián tiếp gây rối loạn tiêu hóa như đã đề cập, và còn là một trong những yếu tố thúc đẩy hình thành nên sỏi thận.
Gián tiếp gây thiếu sắt
Tiêu thụ nghệ quá nhiều có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Vì vậy, những người bị thiếu sắt, đã và đang cần bổ sung sắt thì cần lưu ý liều lượng khi tiếp nạp thực phẩm này, tránh gây mất tác dụng của thuốc. Không tốt cho mẹ bầu
Chất curcumin có trong nghệ sẽ kích thích tử cung hoặc khuyến khích lớp lót tử cung rụng, tăng nguy cơ sảy thai. Do vậy, chị em đang mang thai phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng nghệ, tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi tiếp nạp loại thực phẩm này trong thai kỳ.
Tương tác tiêu cực với thuốc
Một trong những tác dụng phụ cực kỳ đáng lưu ý của nghệ là sự tương tác tiêu cực với thuốc. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. Bao gồm thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc điều trị tim và hóa trị liệu.
Ngoài ra, curcumin còn gây giảm lượng đường trong máu nên nó cũng có thể gây trở ngại cho các loại thuốc tiểu đường và gây hiện tượng hạ đường huyết cấp tính nguy hiểm. Làm chậm quá trình đông máu
Chất curcumin trong nghệ có tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên những người đang chuẩn bị có cuộc phẫu thuật cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn xem có thể ăn hay hấp thụ nghệ hay không. Tốt nhất là nên ngừng dùng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình để đảm loại trừ hết rủi ro này.
Giảm mức testosterone
Theo một số thống kê, các chuyên gia nhận thấy rằng đa số nam giới dùng nghệ dưới dạng viên nang (dùng để uống) đã bị giảm mức testosterone, tương đương với việc giảm ham muốn cũng như khả năng sinh sản của họ.
3. Hãy dùng nghệ đúng cách
Khi đọc những tác dụng phụ trên của nghệ, bạn đọc cũng đừng e dè. Bởi không chỉ riêng nghệ, mà bất cứ thực phẩm nào dùng nhiều đều không tốt. Nghệ vẫn luôn là một loại thảo dược, một loại gia vị cực kỳ nhiều giá trị cho sức khỏe người dùng.
Nếu sử dụng đúng người, đúng lúc, đúng lượng, thì nghệ vẫn luôn là bài thuốc, là loại gia vị tuyệt vời cho người dùng.
Theo kết quả phân tích, nghệ cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt. Nhưng nổi bật và đặc trưng nhất của nghệ phải kể đến hoạt chất Curcumin – một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.
Có thể nói, đây là một hoạt chất thần kỳ. Với công dụng chống viêm, Curcumin trong nghệ có thể hỗ trợ diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng.
Sử dụng nghệ đúng cách có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu thường gặp, Ngoài ra, khi kết hợp với vitamin và khoáng chất như kali, nghệ giúp bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh và ổn định, đảo ngược quá trình gây nên bệnh tim ở bệnh nhân. Công nặng diệt khuẩn của nghệ còn được tỏa sáng ở lĩnh vực trị sẹo. Nếu bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
Nghệ ngoài chứa hoạt chất curcumin, còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và những loại viêm khác. Thế nên việc sử dụng nghệ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm khớp sẽ mang lại nhiều hiệu quả.
1. Tác dụng phụ của củ nghệ
Mặc dù nghệ và các chất có trong nghệ nói chung là an toàn, nhưng như đã nói, về bản chất, nghệ là một loại thuốc, dù hoạt chất trong nghệ độ lành tính cao nhưng nếu lạm dụng thường xuyên, hoặc sử dụng với những đối tượng không phù hợp, thì vẫn sẽ tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Cụ thể như sau:
Gây rối loạn tiêu hóa
Hoạt chất curcumin nổi tiếng trong nghệ vốn được coi như thần dược. Do vậy nhiều người thường bổ sung thường xuyên và liên tục hoạt chất này với mục đích phòng ngừa bệnh hoặc giảm triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nạp một lượng lớn curcumin trong thời gian dài thì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Ảnh hưởng đến thận và túi mật
Những bệnh nhân đang có bệnh nền về túi mật, hoặc thận, hoặc những người có mang yếu tố di truyền về những bệnh lý này, thì đều được khuyên hãy cẩn trọng khi ăn nghệ.
Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ nghệ quá nhiều gây áp lực lên túi mật, khiến túi mật liên tục phải tăng lượng mật tiết ra, gián tiếp gây rối loạn tiêu hóa như đã đề cập, và còn là một trong những yếu tố thúc đẩy hình thành nên sỏi thận.
Gián tiếp gây thiếu sắt
Tiêu thụ nghệ quá nhiều có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Vì vậy, những người bị thiếu sắt, đã và đang cần bổ sung sắt thì cần lưu ý liều lượng khi tiếp nạp thực phẩm này, tránh gây mất tác dụng của thuốc. Không tốt cho mẹ bầu
Chất curcumin có trong nghệ sẽ kích thích tử cung hoặc khuyến khích lớp lót tử cung rụng, tăng nguy cơ sảy thai. Do vậy, chị em đang mang thai phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng nghệ, tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi tiếp nạp loại thực phẩm này trong thai kỳ.
Tương tác tiêu cực với thuốc
Một trong những tác dụng phụ cực kỳ đáng lưu ý của nghệ là sự tương tác tiêu cực với thuốc. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. Bao gồm thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc điều trị tim và hóa trị liệu.
Ngoài ra, curcumin còn gây giảm lượng đường trong máu nên nó cũng có thể gây trở ngại cho các loại thuốc tiểu đường và gây hiện tượng hạ đường huyết cấp tính nguy hiểm. Làm chậm quá trình đông máu
Chất curcumin trong nghệ có tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên những người đang chuẩn bị có cuộc phẫu thuật cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn xem có thể ăn hay hấp thụ nghệ hay không. Tốt nhất là nên ngừng dùng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình để đảm loại trừ hết rủi ro này.
Giảm mức testosterone
Theo một số thống kê, các chuyên gia nhận thấy rằng đa số nam giới dùng nghệ dưới dạng viên nang (dùng để uống) đã bị giảm mức testosterone, tương đương với việc giảm ham muốn cũng như khả năng sinh sản của họ.
3. Hãy dùng nghệ đúng cách
Khi đọc những tác dụng phụ trên của nghệ, bạn đọc cũng đừng e dè. Bởi không chỉ riêng nghệ, mà bất cứ thực phẩm nào dùng nhiều đều không tốt. Nghệ vẫn luôn là một loại thảo dược, một loại gia vị cực kỳ nhiều giá trị cho sức khỏe người dùng.
Nếu sử dụng đúng người, đúng lúc, đúng lượng, thì nghệ vẫn luôn là bài thuốc, là loại gia vị tuyệt vời cho người dùng.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng