Tác hại khó ngờ của tập thể dục khi đói
2023-10-16T10:05:22+07:00 2023-10-16T10:05:22+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/tac-hai-kho-ngo-cua-tap-the-duc-khi-doi-2371.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/tac-hai-kho-ngo-cua-tap-the-duc-khi-doi-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
16/10/2023 09:22 | Cảnh báo
-
Tập thể dục là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên, nếu tập thể dục khi đói, sẽ có những tác hại không mong muốn đến sức khỏe.
- Hạ đường huyết
Tập thể dục khi đói có thể dẫn đến hạ đường huyết. Khi cơ thể không được cung cấp đủ calo trong hơn 10 giờ và lượng carbohydrate trong cơ thể đã được sử dụng hết, lượng đường trong máu sẽ giảm. Việc đốt cháy chất béo phải dựa vào việc tiêu hao lượng đường nên tập thể dục lúc đói sẽ kém hiệu quả hơn so với tập thể dục bình thường để giảm béo.
- Tiêu hao cơ bắp
Tập thể dục khi đói cũng có thể tiêu hao cơ bắp. Khi cơ thể buộc phải vận động để thích ứng với nồng độ đường trong máu thấp, cơ thể sẽ tiêu tốn rất nhiều cơ bắp, phân giải đường và không duy trì được nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Từ góc độ sức khỏe, tập thể dục khi bụng đói chắc chắn sẽ hại nhiều hơn lợi, không những không đốt cháy được nhiều mỡ mà còn dễ tích tụ mỡ trong cơ thể. - Thiếu nước
Khi cơ thể sản xuất rất nhiều chất thải nitơ và thể xeton để loại bỏ những chất này, cơ thể sẽ sản xuất thêm nước tiểu và tăng bài tiết nước tiểu, dẫn đến mất nước. Lúc này, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, nước, tình trạng mất nước và suy giảm cơ bắp khiến chúng ta càng khó giảm cân hơn.
Lưu ý khi tập thể dục khi đói
Tập thể dục là một hoạt động vô cùng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi tập luyện khi đói cần phải chú ý đến một số điều để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trước tiên, cần uống 100ml -200ml nước ngay khi thức dậy để giúp cơ thể khởi động nhanh chóng và tăng cường trao đổi chất. Nên tập thể dục với cường độ thấp hơn khi đói, rồi tăng từ từ cường độ. Khi bạn có các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi, hãy dừng tập. Trong quá trình tập luyện, cơ bắp trở nên rất nhạy cảm với các dưỡng chất có sẵn và độ nhạy cảm đó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là lý do vì sao thời điểm bổ sung dưỡng chất sau tập luyện lại rất cần được quan tâm.
Trong khoảng thời gian từ 30-45 phút sau khi tập thể dục, bạn nên bổ sung carbohydrate và protein để giúp cơ thể hồi phục và phát triển.
Ngoài ra, chúng nên ăn trước hay sau khi tập luyện còn phụ thuộc vào loại bài tập bạn đang thực hiện. Đối với những bài tập nhẹ nhàng hơn, ít tác động hơn, có thể không cần phải ăn trước, ví dụ như đi bộ hoặc yoga.
Tuy nhiên, nếu thói quen tập thể dục đòi hỏi nhiều sức mạnh hoặc năng lượng như chạy hoặc bơi lội, bạn nên ăn trước khoảng 1 giờ để có đủ năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Nhóm người không nên tập thể dục khi bụng đói
Những người có bệnh tim nên tránh tập thể dục khi đang đói. Việc tập thể dục trong tình trạng đói có thể làm tăng axit béo tự do trong cơ thể, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và đột tử.
Đối với những bệnh nhân có chức năng tiêu hóa yếu, việc tập luyện khi đói có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa và viêm dạ dày. Trước khi tập luyện, cần ăn uống đầy đủ và đảm bảo sức khỏe để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể.
Đối với những người già, việc tập thể dục ngay sau khi thức dậy có thể gây chấn thương do chân tay còn bị cứng và trí não con người chưa được nhanh nhẹn. Vì vậy, cần phải giãn cơ và làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu tập luyện để tránh những rủi ro không mong muốn.
Tập thể dục khi đói có thể dẫn đến hạ đường huyết. Khi cơ thể không được cung cấp đủ calo trong hơn 10 giờ và lượng carbohydrate trong cơ thể đã được sử dụng hết, lượng đường trong máu sẽ giảm. Việc đốt cháy chất béo phải dựa vào việc tiêu hao lượng đường nên tập thể dục lúc đói sẽ kém hiệu quả hơn so với tập thể dục bình thường để giảm béo.
- Tiêu hao cơ bắp
Tập thể dục khi đói cũng có thể tiêu hao cơ bắp. Khi cơ thể buộc phải vận động để thích ứng với nồng độ đường trong máu thấp, cơ thể sẽ tiêu tốn rất nhiều cơ bắp, phân giải đường và không duy trì được nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Từ góc độ sức khỏe, tập thể dục khi bụng đói chắc chắn sẽ hại nhiều hơn lợi, không những không đốt cháy được nhiều mỡ mà còn dễ tích tụ mỡ trong cơ thể. - Thiếu nước
Khi cơ thể sản xuất rất nhiều chất thải nitơ và thể xeton để loại bỏ những chất này, cơ thể sẽ sản xuất thêm nước tiểu và tăng bài tiết nước tiểu, dẫn đến mất nước. Lúc này, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, nước, tình trạng mất nước và suy giảm cơ bắp khiến chúng ta càng khó giảm cân hơn.
Lưu ý khi tập thể dục khi đói
Tập thể dục là một hoạt động vô cùng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi tập luyện khi đói cần phải chú ý đến một số điều để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trước tiên, cần uống 100ml -200ml nước ngay khi thức dậy để giúp cơ thể khởi động nhanh chóng và tăng cường trao đổi chất. Nên tập thể dục với cường độ thấp hơn khi đói, rồi tăng từ từ cường độ. Khi bạn có các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi, hãy dừng tập. Trong quá trình tập luyện, cơ bắp trở nên rất nhạy cảm với các dưỡng chất có sẵn và độ nhạy cảm đó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là lý do vì sao thời điểm bổ sung dưỡng chất sau tập luyện lại rất cần được quan tâm.
Trong khoảng thời gian từ 30-45 phút sau khi tập thể dục, bạn nên bổ sung carbohydrate và protein để giúp cơ thể hồi phục và phát triển.
Ngoài ra, chúng nên ăn trước hay sau khi tập luyện còn phụ thuộc vào loại bài tập bạn đang thực hiện. Đối với những bài tập nhẹ nhàng hơn, ít tác động hơn, có thể không cần phải ăn trước, ví dụ như đi bộ hoặc yoga.
Tuy nhiên, nếu thói quen tập thể dục đòi hỏi nhiều sức mạnh hoặc năng lượng như chạy hoặc bơi lội, bạn nên ăn trước khoảng 1 giờ để có đủ năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Nhóm người không nên tập thể dục khi bụng đói
Những người có bệnh tim nên tránh tập thể dục khi đang đói. Việc tập thể dục trong tình trạng đói có thể làm tăng axit béo tự do trong cơ thể, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và đột tử.
Đối với những bệnh nhân có chức năng tiêu hóa yếu, việc tập luyện khi đói có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa và viêm dạ dày. Trước khi tập luyện, cần ăn uống đầy đủ và đảm bảo sức khỏe để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể.
Đối với những người già, việc tập thể dục ngay sau khi thức dậy có thể gây chấn thương do chân tay còn bị cứng và trí não con người chưa được nhanh nhẹn. Vì vậy, cần phải giãn cơ và làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu tập luyện để tránh những rủi ro không mong muốn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng