Dấu hiệu tự kỷ khác nhau giữa bé trai và bé gái như thế nào?
2023-08-11T15:26:27+07:00 2023-08-11T15:26:27+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/dau-hieu-tu-ky-khac-nhau-giua-be-trai-va-be-gai-nhu-the-nao-1865.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/dau-hieu-tu-ky-khac-nhau-giua-be-trai-va-be-gai-nhu-the-nao-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/08/2023 10:20 | Bệnh thường gặp
-
Cứ 44 trẻ thì sẽ có 1 trẻ em mắc chứng tự kỷ. Mặc dù bệnh tự kỷ được cho là phổ biến ở nam gấp 4 lần so với nữ, nhưng thực tế có thể không phải vậy.
Theo một phân tích tổng hợp từ năm 2012 đến năm 2019, độ tuổi trung bình mà trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ là khoảng 5 tuổi rưỡi. Đối với bé gái, độ tuổi nhận biết tự kỷ là khoảng 7 tuổi.
Trẻ em được chẩn đoán tự kỷ càng sớm thì chúng càng sớm nhận được các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết. Sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể gây bất lợi cho việc học tập và phát triển của trẻ sau này.
Jessica Myszak, Tiến sĩ, nhà tâm lý học chuyên đánh giá chứng tự kỷ ở trẻ em cho biết có sự khác biệt về giới tính khi xác định và chẩn đoán bệnh tự kỷ. Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ có rất nhiều triệu chứng và không phải đứa trẻ nào cũng xuất hiện tất cả biểu hiện. Chứng bệnh này chủ yếu thể hiện qua sự khác thường khi giao tiếp xã hội, bao gồm những khó khăn về tương hỗ cảm xúc-xã hội, giao tiếp phi ngôn ngữ.
Một số triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ phổ biến có thể kể đến:
• Khó khăn khi trò chuyện với người khác, thậm chí là người thân trong gia đình. Trẻ không biết bắt chuyện với người khác, thiếu kỹ năng ngôn ngữ và không có sự tương tác xã hội bình thường.
• Không nhận thức được các cảm xúc khác nhau của người đang nói chuyện cùng: Họ có thể không thể hiểu cảm xúc, ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể và thậm chí có thể không nhận ra người khác.
• Biểu lộ cảm xúc cực đoan như cáu gắt, giận dữ • Có những biểu hiện kỳ lạ trong lời nói và cử chỉ hàng ngày
• Giao tiếp nhưng né tránh ánh nhìn
• Không thể hiện nét mặt với các cảm xúc khác nhau
• Trẻ tự kỷ thường có sở thích đặc biệt, thường là một sở thích rất cố định và họ dường như chỉ quan tâm đến nó mà không để ý đến những thứ khác.
• Không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
• Gặp khó khăn đối với các trò chơi yêu cầu trí tưởng tượng
• Không thể nói ra vấn đề của mình
• Không kết bạn được với bạn bè xung quanh
• Khả năng thích nghi và kỹ năng tự chăm sóc kém: Trẻ tự kỷ thường có khả năng thích nghi kém với môi trường xung quanh và có thể không có kỹ năng tự chăm sóc cá nhân, như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Ngoài những biểu hiện trên, còn có một số hành động mà trẻ bị tự kỷ thường xuyên làm, phổ biến như:
• Lặp đi lặp lại một hành động, ví dụ như vỗ tay
• Sử dụng các đồ vật lặp lại, chơi mãi một trò chơi
• Nói lắp
• Muốn mọi thứ phải giống nhau
• Cần đi cùng một tuyến đường hoặc ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày
• Sở thích cố định và thường bị quá khích
• Không có cảm giác với những cơn đau, ví dụ như khi chạm vào vật nóng
• Phản ứng gay gắt với âm thanh Tự kỷ có biểu hiện khác nhau ở bé trai và bé gái như thế nào?
Có một số dấu hiệu tự kỷ nhưng lại được coi là tính cách đặc trưng của bé gái như tính trầm lặng, nhút nhát, thụ động hoặc cô lập. Đây là những biểu hiện bệnh tự kỷ ở bé gái nhưng người lớn lại hiểu nhầm vì nó sẽ không gây ra lo ngại lớn giống như khi xuất hiện ở bé trai.
Ngoài ra, một số bé gái còn có thể che dấu đi dấu hiệu bệnh tự kỷ. Trẻ vẫn hoàn toàn có thể hòa nhập với bạn bè, mặc quần áo và hành động như những bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài “đeo mặt nạ", trẻ sẽ gặp những tổn thương tâm lý vô cùng lớn và cần rất nhiều thời gian để phục hồi.
Nhận biết trẻ bị tự kỷ có thể là một thách thức, nhưng có một số dấu hiệu chung mà bạn có thể quan sát để nắm bắt sự phát triển không bình thường của trẻ như được liệt kê ở trên. Cha mẹ hãy thật tinh tế để nhận ra những sự bất thường trong giai đoạn phát triển đầu đời của con nhé.
Trẻ em được chẩn đoán tự kỷ càng sớm thì chúng càng sớm nhận được các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết. Sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể gây bất lợi cho việc học tập và phát triển của trẻ sau này.
Jessica Myszak, Tiến sĩ, nhà tâm lý học chuyên đánh giá chứng tự kỷ ở trẻ em cho biết có sự khác biệt về giới tính khi xác định và chẩn đoán bệnh tự kỷ. Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ có rất nhiều triệu chứng và không phải đứa trẻ nào cũng xuất hiện tất cả biểu hiện. Chứng bệnh này chủ yếu thể hiện qua sự khác thường khi giao tiếp xã hội, bao gồm những khó khăn về tương hỗ cảm xúc-xã hội, giao tiếp phi ngôn ngữ.
Một số triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ phổ biến có thể kể đến:
• Khó khăn khi trò chuyện với người khác, thậm chí là người thân trong gia đình. Trẻ không biết bắt chuyện với người khác, thiếu kỹ năng ngôn ngữ và không có sự tương tác xã hội bình thường.
• Không nhận thức được các cảm xúc khác nhau của người đang nói chuyện cùng: Họ có thể không thể hiểu cảm xúc, ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể và thậm chí có thể không nhận ra người khác.
• Biểu lộ cảm xúc cực đoan như cáu gắt, giận dữ • Có những biểu hiện kỳ lạ trong lời nói và cử chỉ hàng ngày
• Giao tiếp nhưng né tránh ánh nhìn
• Không thể hiện nét mặt với các cảm xúc khác nhau
• Trẻ tự kỷ thường có sở thích đặc biệt, thường là một sở thích rất cố định và họ dường như chỉ quan tâm đến nó mà không để ý đến những thứ khác.
• Không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
• Gặp khó khăn đối với các trò chơi yêu cầu trí tưởng tượng
• Không thể nói ra vấn đề của mình
• Không kết bạn được với bạn bè xung quanh
• Khả năng thích nghi và kỹ năng tự chăm sóc kém: Trẻ tự kỷ thường có khả năng thích nghi kém với môi trường xung quanh và có thể không có kỹ năng tự chăm sóc cá nhân, như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Ngoài những biểu hiện trên, còn có một số hành động mà trẻ bị tự kỷ thường xuyên làm, phổ biến như:
• Lặp đi lặp lại một hành động, ví dụ như vỗ tay
• Sử dụng các đồ vật lặp lại, chơi mãi một trò chơi
• Nói lắp
• Muốn mọi thứ phải giống nhau
• Cần đi cùng một tuyến đường hoặc ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày
• Sở thích cố định và thường bị quá khích
• Không có cảm giác với những cơn đau, ví dụ như khi chạm vào vật nóng
• Phản ứng gay gắt với âm thanh Tự kỷ có biểu hiện khác nhau ở bé trai và bé gái như thế nào?
Có một số dấu hiệu tự kỷ nhưng lại được coi là tính cách đặc trưng của bé gái như tính trầm lặng, nhút nhát, thụ động hoặc cô lập. Đây là những biểu hiện bệnh tự kỷ ở bé gái nhưng người lớn lại hiểu nhầm vì nó sẽ không gây ra lo ngại lớn giống như khi xuất hiện ở bé trai.
Ngoài ra, một số bé gái còn có thể che dấu đi dấu hiệu bệnh tự kỷ. Trẻ vẫn hoàn toàn có thể hòa nhập với bạn bè, mặc quần áo và hành động như những bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài “đeo mặt nạ", trẻ sẽ gặp những tổn thương tâm lý vô cùng lớn và cần rất nhiều thời gian để phục hồi.
Nhận biết trẻ bị tự kỷ có thể là một thách thức, nhưng có một số dấu hiệu chung mà bạn có thể quan sát để nắm bắt sự phát triển không bình thường của trẻ như được liệt kê ở trên. Cha mẹ hãy thật tinh tế để nhận ra những sự bất thường trong giai đoạn phát triển đầu đời của con nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng