8 bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tiểu đường

06/09/2023 07:51 | Bệnh thường gặp
- Theo Bộ Y tế, hiện nay, có khoảng hơn 5 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh tiểu đường trong đó đã có hơn 1 nửa gặp biến chứng. Cụ thể, biến chứng bệnh tim mạch là 34%, mắt và thần kinh 39,5%, thận biến chứng là 24%.... Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, từ đó ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và hệ thống quan trọng trong cơ thể.
Tiểu đường là căn bệnh được cho là của tuổi tác. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện đã ghi nhận rất nhiều trường hợp những người trẻ, trong độ tuổi từ khoảng 20 - 35 tuổi bị tiền tiểu đường, tiểu đường, thậm chí là cả tiểu đường tuýp 2 - loại nguy hiểm nhất. 
Sức tàn phá của tiểu đường đối với cơ thể là vô cùng khủng khiếp. Bản chất, tiểu đường là bệnh xảy ra trong máu, cơ quan đem oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi khắp các tế bào trên cơ thể. 
Do đó, tiểu đường có thể gây ra hàng loạt các tình trạng, biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, vận động, thần kinh não bộ….
Dưới đây là 8 bộ phận dễ tổn thương do bệnh tiểu đường
1. Mắt và Thị lực
Mắt là một trong những bộ phận dễ bị tác động bởi bệnh tiểu đường. Đường huyết cao có thể gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh trong mắt, dẫn đến các vấn đề như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tắc động mạch trung tâm võng mạc và đau mắt do viêm. Những biến chứng này có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do thi luc chuan
2. Tim mạch và Mạch máu
Bệnh tiểu đường có thể gây tác động xấu lên hệ tim mạch và mạch máu. Đường huyết cao có thể làm tổn thương thành mạch máu và gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch như đau ngực, đột quỵ và bệnh mạch vành. 
Việc duy trì đường huyết trong khoảng mức an toàn có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng này.
20230616 Lad la gi trong tim mach 01
3. Thần kinh
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề như đau thần kinh, tê bì chân tay, và giảm cảm giác ở chân tay. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như loét chân và nguy cơ nhiễm trùng nếu không được kiểm soát, chữa trị đúng cách.
Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây suy nhược thần kinh, mất ngủ, thay đổi tâm trạng và khả năng tập trung.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở cả cánh tay, chân, bàn chân và bàn tay. Những biểu hiện này thường là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, phổ biến trong tình trạng người tiểu đường bị béo phì, không kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
4. Thận
Bệnh tiểu đường có thể gây áp lực quá lớn lên hệ thống thận, gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể gây ra suy thận cấp, và nghiêm trọng hơn, có thể phải tiến hành ghép thận.
kidneys in dr hands 15355231336951641538787
5. Da
Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến da,gây tổn thương mạch máu và dẫn đến các vấn đề như viêm nhiễm da, làm cho da dễ bị tổn thương hơn và khả năng chống lại nhiễm trùng bị suy giảm.
6. Chân
Một trong những tác động mà người bị tiểu đường thường xuyên gặp phải ở chân đó là sưng, viêm, loét và nguy cơ phải cắt cụt chân. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh tiểu đường. 
7. Hệ tiêu hóa
Đường huyết không kiểm soát tốt có thể gây tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa và làm suy yếu hệ tiêu hóa.
Thêm vào đó, chức năng của dây thần kinh phế vị (một thành phần quan trọng của hệ thống thần kinh cảm ứng) là đảm nhận việc di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa. 
Biến chứng do bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự trì trệ trong quá trình tiêu hóa. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm cảm giác ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, bụng đầy và sự mất hứng thú với thức ăn.
20210929 081512 506456 he tieu hoa gom nhu max 1800x1800
8. Vấn đề về sức khỏe răng miệng
Bệnh nhân tiểu đường thường dễ có vấn đề về nhiễm trùng miệng, viêm nhiễm nướu, các vết loét. Tăng đường huyết không kiểm soát cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như sâu răng và sự hình thành mảng bám trên răng. 
Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch khoảng răng và súc miệng bằng nước sát khuẩn là những biện pháp cần thực hiện.
Để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa tổn thương do bệnh tiểu đường, người mắc bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tuân thủ chế độ ăn uống cân đối, vận động đều đặn và theo dõi đúng liều thuốc và hướng dẫn từ bác sĩ. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây