Cây huyết giác chữa vết thương do va đập
2023-06-07T15:58:00+07:00 2023-06-07T15:58:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/cay-huyet-giac-chua-vet-thuong-do-va-dap-1412.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/cay-huyet-giac-chua-vet-thuong-do-va-dap-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/06/2023 15:58 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Huyết giác, một loại dược liệu truyền thống, đã được sử dụng rộng rãi bởi ông cha chúng ta để điều trị các vấn đề như chấn thương, bầm tím, và bong gân. Gần đây, huyết giác đã được sử dụng phổ biến hơn trong việc điều trị các vấn đề chấn thương liên quan đến va đập.
Theo bác sĩ Nguyễn Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y của bệnh viện Quân y 108 cho biết huyết giác là một loại cây thảo dược quý, đã từ lâu được biết đến với khả năng nổi bật trong việc kháng khuẩn, chống viêm, giảm bầm tím, phù nề và bong gân. Sự ứng dụng rộng rãi của huyết giác trong lĩnh vực y học đã khuyến khích các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá và phát triển thêm.
Ngày nay, huyết giác được nhiều người sử dụng để điều trị các vấn đề như va đập, bầm tím, chấn thương do sử dụng dao kéo, tai nạn giao thông, làm việc cường độ cao, tham gia thể thao, người sau phẫu thuật và phẫu thuật thẩm mỹ. Khả năng này đã được người dân truyền tai nhau và ngày càng được sử dụng phổ biến.
1. Các loại chấn thương do va đập
Các tình huống va đập và chấn thương có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, số lượng xe gắn máy trên đường phố tăng cao, và mật độ giao thông dày đặc là nguyên nhân chính dẫn đến các va chạm và tai nạn. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2020 đã ghi nhận 14.510 vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc, với 10.804 người bị thương.
Ngoài ra, với sự đa dạng của các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tập gym, võ thuật, số lượng người tham gia ngày càng tăng, và không thể tránh khỏi những tình huống va chạm và tổn thương.
Có thể thấy rằng chấn thương do ngã, sử dụng dao kéo, bạo lực, tai nạn giao thông, lao động và thể thao là những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, và được các bác sĩ đánh giá có tính nghiêm trọng không kém các bệnh tật khác.
Những vết thương, bầm tím và trầy xước trên mặt, dù nhẹ nhàng nhưng thường kéo dài, gây sưng tấy, đau đớn và gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, tìm kiếm các loại dược liệu tự nhiên giúp lành vết thương nhanh chóng, an toàn và tiện lợi mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong cuộc sống.
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, chấn thương do va đập có nhiều mức độ khác nhau và cách điều trị khác nhau. Nếu chỉ đơn giản là những vết bầm nhỏ, diện tích nhỏ và không có tổn thương nghiêm trọng, không đau nhiều và không ảnh hưởng đến việc vận động thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng thuốc bôi và điều trị tại nhà.
Ngược lại, đối với những va đập mạnh, vết sưng bầm quá lớn và ở những vị trí quan trọng cần phải được đi khám ngay lập tức.
“Va đập không chỉ gây bầm dập các mao mạch và gây tổn thương đến các mạch máu sâu. Do đó, nó làm chúng ta rất đau, thậm chí ảnh hưởng đến cách chúng ta vận động” - Bác sĩ nói, lấy ví dụ các vùng quan trọng như má hay các vùng có nhiều mạch máu đi qua, đặc biệt là vùng bắp chân. “Chúng ta phải đi chụp chiếu xem xương gãy không, tổn thương như thế nào, tổn thương mạch máu lớn như thế nào để quyết định can thiệp phẫu thuật”
Ngoài ra, bác sĩ Toàn cũng khuyên rằng không nên ở nhà đắp thuốc cho các vết bầm nặng vì thời gian chờ lâu có thể khiến tế bào hoại tử. 2. Cây huyết giác có công dụng chữa vết thương do va đập không?
Theo bác sĩ Toàn, cây huyết giáp có tác dụng làm giảm những cái vết bầm do tổn thương và được sử dụng nhiều, rất cần thiết cả trong ngoại khoa cũng như nội khoa hay y học cổ truyền. Cây huyết giác có tác dụng thông huyết, thông mạch, tiêu sưng và đồng thời giảm đau. Đây là một cây thuốc dùng để điều trị tất cả trường hợp bầm tím, va đập, các chấn thương, phù nề, ứ huyết. Không chỉ vậy, cây còn có tác dụng tiêu viêm giúp trị các chứng mụn nhọt, lở ngứa,... và các công dụng này đều đã được y học hiện đại chứng minh.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng chứng minh rằng cây huyết giác có tác dụng chống đông máu, làm thông mạch, chống viêm và giảm đau, chống sưng nề.
3. Các bài thuốc chữa vết thương do va đập từ cây huyết giác
Theo bác sĩ Toàn, sử dụng cây huyết giác để chữa vết thương do va đập hoàn toàn đơn giản. Bạn có thể sử dụng để uống hoặc dùng chế thành rượu để xoa bóp bên ngoài.
Huyết giác có bày bán nhiều tại các hiệu thuốc. Bác sĩ Toàn nói để uống được, hãy chuẩn bị khoảng 10 - 12g huyết giác, sau đó sắc lấy nước uống để giảm đau. Một bài thuốc nam đơn giản nữa là người ta thường kết ờ kết hợp huyết giác khoảng độ 12g huyết dụ và cũng sắc uống. Đấy thì đấy cũng là bài thuốc đơn giản.
Ngoài ra, bác sĩ Toàn cũng cho biết còn có một số bài thuốc phức tạp hơn, kết hợp huyết giáp với ngưu tất, cốt khí củ, dây đau xương, rễ lá lốt… tạo thành bài thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau và chống viêm tiêu sưng rất tốt.
“Để điều chế rượu xoa bóp từ huyết giác, theo đông y, thường kết hợp rượu, huyết giác, đại hồi, quế, đương quy, độc hoạt, tiểu hồi, đinh hương, lấy mỗi thứ 12g sau đó ngâm trong 1 lít rượu. Sau khoảng vài ngày, chúng ta có được một thứ rượu xoa bóp mùi nó rất là thơm, rất là dễ chịu. Chúng ta có thể làm sẵn để trong nhà để phòng khi mà con cái hoặc là chúng ta bị té ngã, bầm dập thì dùng luôn, một ngày bôi khoảng vần lần sẽ tiêu hết tím bầm nhanh” - Bác sĩ Toàn nói. Cây huyết giác có nhiều công dụng chữa vết thương do va đập và hãy học cách để sử dụng nhé.
Ngày nay, huyết giác được nhiều người sử dụng để điều trị các vấn đề như va đập, bầm tím, chấn thương do sử dụng dao kéo, tai nạn giao thông, làm việc cường độ cao, tham gia thể thao, người sau phẫu thuật và phẫu thuật thẩm mỹ. Khả năng này đã được người dân truyền tai nhau và ngày càng được sử dụng phổ biến.
Các tình huống va đập và chấn thương có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, số lượng xe gắn máy trên đường phố tăng cao, và mật độ giao thông dày đặc là nguyên nhân chính dẫn đến các va chạm và tai nạn. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2020 đã ghi nhận 14.510 vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc, với 10.804 người bị thương.
Ngoài ra, với sự đa dạng của các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tập gym, võ thuật, số lượng người tham gia ngày càng tăng, và không thể tránh khỏi những tình huống va chạm và tổn thương.
Có thể thấy rằng chấn thương do ngã, sử dụng dao kéo, bạo lực, tai nạn giao thông, lao động và thể thao là những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, và được các bác sĩ đánh giá có tính nghiêm trọng không kém các bệnh tật khác.
Những vết thương, bầm tím và trầy xước trên mặt, dù nhẹ nhàng nhưng thường kéo dài, gây sưng tấy, đau đớn và gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, tìm kiếm các loại dược liệu tự nhiên giúp lành vết thương nhanh chóng, an toàn và tiện lợi mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong cuộc sống.
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, chấn thương do va đập có nhiều mức độ khác nhau và cách điều trị khác nhau. Nếu chỉ đơn giản là những vết bầm nhỏ, diện tích nhỏ và không có tổn thương nghiêm trọng, không đau nhiều và không ảnh hưởng đến việc vận động thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng thuốc bôi và điều trị tại nhà.
Ngược lại, đối với những va đập mạnh, vết sưng bầm quá lớn và ở những vị trí quan trọng cần phải được đi khám ngay lập tức.
“Va đập không chỉ gây bầm dập các mao mạch và gây tổn thương đến các mạch máu sâu. Do đó, nó làm chúng ta rất đau, thậm chí ảnh hưởng đến cách chúng ta vận động” - Bác sĩ nói, lấy ví dụ các vùng quan trọng như má hay các vùng có nhiều mạch máu đi qua, đặc biệt là vùng bắp chân. “Chúng ta phải đi chụp chiếu xem xương gãy không, tổn thương như thế nào, tổn thương mạch máu lớn như thế nào để quyết định can thiệp phẫu thuật”
Ngoài ra, bác sĩ Toàn cũng khuyên rằng không nên ở nhà đắp thuốc cho các vết bầm nặng vì thời gian chờ lâu có thể khiến tế bào hoại tử. 2. Cây huyết giác có công dụng chữa vết thương do va đập không?
Theo bác sĩ Toàn, cây huyết giáp có tác dụng làm giảm những cái vết bầm do tổn thương và được sử dụng nhiều, rất cần thiết cả trong ngoại khoa cũng như nội khoa hay y học cổ truyền. Cây huyết giác có tác dụng thông huyết, thông mạch, tiêu sưng và đồng thời giảm đau. Đây là một cây thuốc dùng để điều trị tất cả trường hợp bầm tím, va đập, các chấn thương, phù nề, ứ huyết. Không chỉ vậy, cây còn có tác dụng tiêu viêm giúp trị các chứng mụn nhọt, lở ngứa,... và các công dụng này đều đã được y học hiện đại chứng minh.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng chứng minh rằng cây huyết giác có tác dụng chống đông máu, làm thông mạch, chống viêm và giảm đau, chống sưng nề.
3. Các bài thuốc chữa vết thương do va đập từ cây huyết giác
Theo bác sĩ Toàn, sử dụng cây huyết giác để chữa vết thương do va đập hoàn toàn đơn giản. Bạn có thể sử dụng để uống hoặc dùng chế thành rượu để xoa bóp bên ngoài.
Huyết giác có bày bán nhiều tại các hiệu thuốc. Bác sĩ Toàn nói để uống được, hãy chuẩn bị khoảng 10 - 12g huyết giác, sau đó sắc lấy nước uống để giảm đau. Một bài thuốc nam đơn giản nữa là người ta thường kết ờ kết hợp huyết giác khoảng độ 12g huyết dụ và cũng sắc uống. Đấy thì đấy cũng là bài thuốc đơn giản.
Ngoài ra, bác sĩ Toàn cũng cho biết còn có một số bài thuốc phức tạp hơn, kết hợp huyết giáp với ngưu tất, cốt khí củ, dây đau xương, rễ lá lốt… tạo thành bài thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau và chống viêm tiêu sưng rất tốt.
“Để điều chế rượu xoa bóp từ huyết giác, theo đông y, thường kết hợp rượu, huyết giác, đại hồi, quế, đương quy, độc hoạt, tiểu hồi, đinh hương, lấy mỗi thứ 12g sau đó ngâm trong 1 lít rượu. Sau khoảng vài ngày, chúng ta có được một thứ rượu xoa bóp mùi nó rất là thơm, rất là dễ chịu. Chúng ta có thể làm sẵn để trong nhà để phòng khi mà con cái hoặc là chúng ta bị té ngã, bầm dập thì dùng luôn, một ngày bôi khoảng vần lần sẽ tiêu hết tím bầm nhanh” - Bác sĩ Toàn nói. Cây huyết giác có nhiều công dụng chữa vết thương do va đập và hãy học cách để sử dụng nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng