Lợi ích của 4 loại hạt trong khay mứt đầu năm
2024-02-07T08:24:00+07:00 2024-02-07T08:24:00+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/loi-ich-cua-4-loai-hat-trong-khay-mut-dau-nam-3335.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/loi-ich-cua-4-loai-hat-trong-khay-mut-dau-nam-4.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/02/2024 08:24 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Những loại hạt trong khay mứt trở thành một truyền thống phổ biến không chỉ trong văn hóa Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Có vẻ như chỉ là những nguyên liệu thường ngày, nhưng thực tế, mỗi loại hạt lại đem lại những lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng đặc biệt.
1. Hạt bí
Tuy bí ngô là loài có thể trồng và thu hoạch quanh năm, nhưng những quả thu hoạch vào thu đông là những trái có chất lượng cao nhất. Những quả bí già sau khi được thu hái sẽ lọc lấy thịt để dùng, còn hạt được rửa sạch và phơi khô để làm nguồn cung cấp những hạt bí thơm ngon cho ngày Tết.
Về giá trị dinh dưỡng, mỗi 1 lạng hạt bí rang khô có chứa những chất sau : 35,1g protein, 31,8g lipid (đặc biệt là các axit béo không no tốt cho cơ thể như omega 3, omega 6), 23,3g đường, các chất khoáng: như canxi, photpho, đồng, kẽm, magie, selen….
Bên cạnh đó là rất nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A (dưới dạng tiền chất caroten), vitamin B1 và B2, vitamin E, vitamin PP. Không chỉ thế, 520 calo trong mỗi 100g hạt bí cũng cung cấp thêm năng lượng cho ngày Tết năng động
Trong y học cổ truyền, hạt bí còn có nhiều tên gọi khác như là bạch qua tử, nam qua tử, nam qua nhân. Nó có vị ngọt, hơi béo, tính bình, tác động vào các kinh vị và đại trường. Với tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt giun sán, giải nhiệt và làm dịu cơ thể, giảm tình trạng căng thẳng thần kinh.
Thậm chí trong sách Trung dược thực đồ giám, bài thuốc sử dụng hạt bí sao chín để sắc lấy nước uống có tác dụng chữa chứng phù tay chân ở phụ nữ sau khi sinh. Ngày nay, nhiều tác dụng khác của hạt bí cũng được ghi nhận như:
• Làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến:
Giúp giảm số lần tiểu đêm, giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Giảm số lần đi tiểu nhờ việc giảm dư lượng nước tiểu trong bàng quang sau mỗi lần đi vệ sinh.
• Bảo vệ hệ xương:
Hạt bí chứa rất nhiều kẽm và canxi để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể. Đây là những khoáng chất giúp tăng mật độ, làm vững bền xương khớp, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên - lứa tuổi rất dễ mắc bệnh loãng xương.
• Bảo vệ hệ tim mạch:
Hạt bí giúp ổn định nồng độ lipid trong máu, làm chậm quá trình xơ vữa thành mạch.
• Kích thích tinh thần:
Chất tryptophan có trong hạt bí giúp người ăn có cảm xúc hưng phấn, vui vẻ, rất phù hợp với không khí đầu xuân năm mới. 2. Hạt hướng dương
Khi cây hướng dương chín, người ta nhổ toàn bộ cây, tách riêng và sấy khô các phần để ra được các sản phẩm khác nhau, trong đó có hạt hướng dương.
So với hạt bí, thành phần của hạt hướng dương cũng khá tương tự về lượng và chất. Nhưng hạt hướng dương có nhiều điểm đáng chú ý khác, như chứa chất phosphatid khả năng ổn định lượng cholesterol máu, tránh các bệnh liên quan đến mỡ máu cao. Hay chất acid linoleic lại có tác dụng chống hình thành các cục huyết khối bên trong lòng mạch. Trong đông y, đây là loại hạt có vị ngọt, tính ấm, giúp cầm máu, sát trùng, bồi bổ cơ thể. Thường dùng hạt hướng dương để chữa kiết lỵ, sốt phát ban, dùng cho người chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu vì suy nhược thần kinh.
Bên cạnh việc sấy khô, hạt hướng dương có thể được ép để lấy dầu. Đây là loại dầu ăn chứa nhiều axit béo không no tốt cho cơ thể.
3. Hạt điều
Cây điều, hay còn gọi là cây đào lộn hột, được trồng ở nhiều nơi để thu hoạch thịt quả và hạt. So với các loại hạt khác, hạt điều rất bùi và thơm nhẹ nhàng, đặc biệt chứa rất nhiều chất béo chưa bão hoà - là loại chất dinh dưỡng tuyệt vời cho các chế độ ăn uống lành mạnh.
Bên cạnh đó, hạt điều là món ăn giúp lấy lại cân bằng hệ tiêu hóa sau những bữa ăn nhiều đạm ngày Tết, giúp kiểm soát lượng đường máu ở mức an toàn và giúp trái tim khỏe mạnh hơn, hỗ trợ hệ cơ xương khớp của cơ thể, tăng cường sản xuất sắc tố melanin giúp bảo vệ làn da và mái tóc. 4. Hạt dưa
Là loại hạt đã rất quen thuộc với ngày Tết, mang màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Hạt dưa là lựa chọn hàng đầu trong khay kẹo mứt ngày Tết trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Hạt dưa được sản xuất từ dưa hấu, nhưng không phải loại dưa mà chúng ta ăn thường ngày. Mà là loại dưa rỗng ruột, và có rất nhiều hạt, rất ưa thích đất phù sa hoặc đất thịt pha lẫn cát. Sau đó, tùy theo cách chế biến mà chúng ta có hạt dưa rang màu đỏ, hoặc hạt dưa luộc mang màu đen. Đây là loại hạt có vị ngọt, tính mát. Tốt cho người muốn hạ sốt, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe. Hạt cũng giúp giảm men gan, cải thiện lipid máu, tốt cho giấc ngủ và hệ thần kinh.
Nhưng cần lưu ý, nếu sử dụng quá nhiều hạt dưa có thể làm tăng cao răng bám dính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh răng miệng.
Không chỉ giúp ngày Tết thêm vui, các loại hạt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý với thời tiết lạnh ẩm những ngày cuối năm dễ gây nấm, mốc, làm tăng nguy cơ xuất hiện các chất gây ung thư như: Aflatoxin, ochratoxin… Do đó, hãy nhớ kiểm tra kỹ các thực phẩm trước khi thưởng thức chúng.
Tuy bí ngô là loài có thể trồng và thu hoạch quanh năm, nhưng những quả thu hoạch vào thu đông là những trái có chất lượng cao nhất. Những quả bí già sau khi được thu hái sẽ lọc lấy thịt để dùng, còn hạt được rửa sạch và phơi khô để làm nguồn cung cấp những hạt bí thơm ngon cho ngày Tết.
Về giá trị dinh dưỡng, mỗi 1 lạng hạt bí rang khô có chứa những chất sau : 35,1g protein, 31,8g lipid (đặc biệt là các axit béo không no tốt cho cơ thể như omega 3, omega 6), 23,3g đường, các chất khoáng: như canxi, photpho, đồng, kẽm, magie, selen….
Bên cạnh đó là rất nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A (dưới dạng tiền chất caroten), vitamin B1 và B2, vitamin E, vitamin PP. Không chỉ thế, 520 calo trong mỗi 100g hạt bí cũng cung cấp thêm năng lượng cho ngày Tết năng động
Trong y học cổ truyền, hạt bí còn có nhiều tên gọi khác như là bạch qua tử, nam qua tử, nam qua nhân. Nó có vị ngọt, hơi béo, tính bình, tác động vào các kinh vị và đại trường. Với tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt giun sán, giải nhiệt và làm dịu cơ thể, giảm tình trạng căng thẳng thần kinh.
Thậm chí trong sách Trung dược thực đồ giám, bài thuốc sử dụng hạt bí sao chín để sắc lấy nước uống có tác dụng chữa chứng phù tay chân ở phụ nữ sau khi sinh. Ngày nay, nhiều tác dụng khác của hạt bí cũng được ghi nhận như:
• Làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến:
Giúp giảm số lần tiểu đêm, giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Giảm số lần đi tiểu nhờ việc giảm dư lượng nước tiểu trong bàng quang sau mỗi lần đi vệ sinh.
• Bảo vệ hệ xương:
Hạt bí chứa rất nhiều kẽm và canxi để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể. Đây là những khoáng chất giúp tăng mật độ, làm vững bền xương khớp, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên - lứa tuổi rất dễ mắc bệnh loãng xương.
• Bảo vệ hệ tim mạch:
Hạt bí giúp ổn định nồng độ lipid trong máu, làm chậm quá trình xơ vữa thành mạch.
• Kích thích tinh thần:
Chất tryptophan có trong hạt bí giúp người ăn có cảm xúc hưng phấn, vui vẻ, rất phù hợp với không khí đầu xuân năm mới. 2. Hạt hướng dương
Khi cây hướng dương chín, người ta nhổ toàn bộ cây, tách riêng và sấy khô các phần để ra được các sản phẩm khác nhau, trong đó có hạt hướng dương.
So với hạt bí, thành phần của hạt hướng dương cũng khá tương tự về lượng và chất. Nhưng hạt hướng dương có nhiều điểm đáng chú ý khác, như chứa chất phosphatid khả năng ổn định lượng cholesterol máu, tránh các bệnh liên quan đến mỡ máu cao. Hay chất acid linoleic lại có tác dụng chống hình thành các cục huyết khối bên trong lòng mạch. Trong đông y, đây là loại hạt có vị ngọt, tính ấm, giúp cầm máu, sát trùng, bồi bổ cơ thể. Thường dùng hạt hướng dương để chữa kiết lỵ, sốt phát ban, dùng cho người chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu vì suy nhược thần kinh.
Bên cạnh việc sấy khô, hạt hướng dương có thể được ép để lấy dầu. Đây là loại dầu ăn chứa nhiều axit béo không no tốt cho cơ thể.
3. Hạt điều
Cây điều, hay còn gọi là cây đào lộn hột, được trồng ở nhiều nơi để thu hoạch thịt quả và hạt. So với các loại hạt khác, hạt điều rất bùi và thơm nhẹ nhàng, đặc biệt chứa rất nhiều chất béo chưa bão hoà - là loại chất dinh dưỡng tuyệt vời cho các chế độ ăn uống lành mạnh.
Bên cạnh đó, hạt điều là món ăn giúp lấy lại cân bằng hệ tiêu hóa sau những bữa ăn nhiều đạm ngày Tết, giúp kiểm soát lượng đường máu ở mức an toàn và giúp trái tim khỏe mạnh hơn, hỗ trợ hệ cơ xương khớp của cơ thể, tăng cường sản xuất sắc tố melanin giúp bảo vệ làn da và mái tóc. 4. Hạt dưa
Là loại hạt đã rất quen thuộc với ngày Tết, mang màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Hạt dưa là lựa chọn hàng đầu trong khay kẹo mứt ngày Tết trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Hạt dưa được sản xuất từ dưa hấu, nhưng không phải loại dưa mà chúng ta ăn thường ngày. Mà là loại dưa rỗng ruột, và có rất nhiều hạt, rất ưa thích đất phù sa hoặc đất thịt pha lẫn cát. Sau đó, tùy theo cách chế biến mà chúng ta có hạt dưa rang màu đỏ, hoặc hạt dưa luộc mang màu đen. Đây là loại hạt có vị ngọt, tính mát. Tốt cho người muốn hạ sốt, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe. Hạt cũng giúp giảm men gan, cải thiện lipid máu, tốt cho giấc ngủ và hệ thần kinh.
Nhưng cần lưu ý, nếu sử dụng quá nhiều hạt dưa có thể làm tăng cao răng bám dính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh răng miệng.
Không chỉ giúp ngày Tết thêm vui, các loại hạt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý với thời tiết lạnh ẩm những ngày cuối năm dễ gây nấm, mốc, làm tăng nguy cơ xuất hiện các chất gây ung thư như: Aflatoxin, ochratoxin… Do đó, hãy nhớ kiểm tra kỹ các thực phẩm trước khi thưởng thức chúng.
Tags: dinh dưỡng, các loại hạt, y học cổ truyền, hạt điều, hạt hướng dương, đông y, khay mứt, hạt bí, hạt dưa
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng