Chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày

19/12/2022 20:00 | Sức khỏe dinh dưỡng
- Viêm loét dạ dày là do dạ dày trong tình trạng làm việc thường xuyên quá sức, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày, như căng thẳng lâu ngày dẫn tới stress, hay do ăn thức ăn có nhiều đồ cay nóng, cứng…, hay cũng do chế độ ăn lúc no lúc đói, ăn no xong lại làm các việc ngay… Cho nên chế độ ăn uống là yếu tố góp phần quyết định đến sự phát triển của bệnh.
Sống khỏe 360 cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về loét dạ dày cũng như chế độ ăn uống phù hợp để chọn cho mình những thực phẩm bổ dưỡng nhất đồng thời tránh làm bệnh trở nặng thêm. 
1. Viêm loét dạ dày và các nguyên nhân gây loét
Loét dạ dày là tình trạng xuất hiện vết loét mở phát triển trong niêm mạc dạ dày của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do bị nhiễm một loại vi khuẩn được gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc trong trường hơp sử sử dụng nhiều và trong một thời gian dài các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid, không kê đơn như aspirin và ibuprofen.
Ngoài ra, một số chế độ sinh hoạt khác như thói quen uống rượu bia bừa bãi, thức khuya, ngủ muộn, bỏ bữa sáng, … ăn uống không khoa học, lúc nhiều lúc ít, làm cho dạ dày co bóp không đều, hay rất phổ biến là hiện tượng ăn no nhưng không nghỉ ngơi mà lại làm ngay các việc nặng khác hoặc sử dụng thường xuyên các món ăn chua cay gây hại cho dạ dày,… cũng là một trong số các nguy cơ quan trọng gây ra bệnh viêm loét dạ dày. 
Chế độ ăn uống cho người bị loét dạ dày 1

2. Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc kháng sinh và thuốc ngăn chặn axit để điều trị vết loét, chế độ ăn uống cũng vô cùng hữu ích trong việc chống lại các vi khuẩn gây loét:
•   Một số loại rau củ chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin B:
•   Súp lơ
•   Cải bắp
•   Củ cải
•   Cà rốt
•   Bông cải xanh
•   Rau lá xanh như rau cải xoăn, rau bina, …
•   Ớt chuông
•   Một số loại hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa: 
•   Táo
•   Quả việt quất
•   Quả mâm xôi
•   Dâu đen
•   Dâu tây
•   Quả anh đào
•   Một số loại gia vị 
•   Dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác
•   Tỏi
•   Trà xanh khử caffeine
•   Cam thảo
•   Nghệ uống vào buổi sáng
Ngoài ra, các thực phẩm giàu men vi sinh, như sữa chua, tương đậu (miso), dưa cải bắp và nấm thủy sâm, nấm sữa kefir, cũng là những thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà người bệnh nên cân nhắc để tăng hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trong dạ dày và từ đó hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, việc bổ xung men vi sinh hàng ngày cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng liên quan và gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc đối với những người đang điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. 
Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là trong quá trình chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân tuyệt đối không được uống bia, rượu các chất cay, nóng, … như vậy sẽ làm cho thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn kéo dài thời gian điều trị bệnh, thậm chí có thể gây ra những bệnh nặng hơn. Sau khi khỏi cũng nên duy trì chế độ ăn thật lành mạnh, khoa học để không bị tái nhiễm lại.
Chế độ ăn uống cho người bị loét dạ dày 2 (1)

3. Những thực phẩm có thể làm cho bệnh loét dạ dày tồi tệ hơn
•   Cà phê
•   Sô cô la
•   Thực phẩm cay, 
•   Rượu bia
•   Thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, quýt, cà chua, …
Chế độ ăn uống cho người bị loét dạ dày 3

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh khá dễ chữa tuy nhiên tuyệt đối không được để tình trạng bị lại bởi nếu thường xuyên tái bệnh sẽ là những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày. Như vậy, để đề phòng trường hợp bệnh viêm loét dạ dày trở nặng hơn và kéo theo nhiều hệ quả khác, cần phải lựa chọn thực phẩm và lên kế hoạch bữa ăn hàng ngày một cách cẩn thận, chỉn chu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự phát triển của bệnh. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây