Ngộ độc thực phẩm khi mang thai phải làm sao?
2023-08-07T18:46:02+07:00 2023-08-07T18:46:02+07:00 https://songkhoe360.vn/hoi-dap/ngo-doc-thuc-pham-khi-mang-thai-phai-lam-sao-1835.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_08/ngo-doc-thuc-pham-khi-mang-thai-phai-lam-sao-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/08/2023 17:18 | Hỏi đáp
-
Gia đình tôi rất cẩn thận trong việc cho con dâu ăn uống vì đang mang thai, tránh hầu hết các thực phẩm gây hại cho cả mẹ và bé. Nhưng tôi vẫn lo lắng nhỡ đâu con tôi ăn phải cái gì không lành bụng, bị ngộ độc thực phẩm thì nên xử trí như thế nào?(Nguyễn Thị Hợp, 55 tuổi, An Giang)
Xin chào chị Hợp,
Gia đình chắc hẳn sẽ vô cùng vui mừng khi biết tin con dâu mang thai và lại được một người mẹ chồng chăm sóc tuyệt vời cho sức khỏe con cái như chị vậy. Việc lo lắng về chuyện các thực phẩm ăn uống hàng ngày cho bà bầu là hoàn toàn hợp lý, nhưng có đôi lúc chúng ta không để ý, dẫn đến việc không mong muốn xảy ra.
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai là tình trạng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc chứa các chất độc hại. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu, và trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng, và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, ngộ độc thực phẩm có thể có tác động lớn đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ khi cơ quan của thai nhi đang hình thành. Các rủi ro bao gồm sinh con nhẹ cân, sinh non và thậm chí sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong trường hợp bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, Songkhoe360 có một số lời khuyên để gia đình sơ cứu tại nhà như sau:
1. Gây nôn
Bước đầu tiên gây nôn là bước quan trọng. Đối với bà bầu có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc, cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để gây nôn hết những thức ăn đã ăn vào.
Cách thức có thể áp dụng là uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt để hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể.
Các biện pháp sơ cứu này giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác động tiêu cực của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi tiến hành sơ cứu, người bị ngộ độc thực phẩm nên ngay lập tức tìm kiếm sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách và đảm bảo sức khỏe. Những lưu ý trong lúc gây nôn:
• Đối với người bệnh nằm nôn, cần để họ nằm nghiêng, kê cao đầu để thức ăn không bị trào ngược vào phổi, giảm nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Tuyệt đối không nên kích nôn cho người bị ngộ độc thực phẩm nếu họ đã rơi vào trạng thái hôn mê, vì có thể dễ gây sặc và ngạt thở.
• Đối với người bệnh nôn và tiêu chảy nhiều lần, cần giúp họ nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước
Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, việc thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất là điều quan trọng. Có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol để giúp họ cân bằng lại điện giải và cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
2. Nghỉ ngơi
Bà bầu cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh để giảm căng thẳng lên cơ thể. 3. Bổ sung nước và điện giải
Uống đủ nước và các nước giải khát chứa điện giải để giúp duy trì lượng nước cân bằng trong cơ thể. Khi mang thai, điều quan trọng là phải giữ đủ nước để em bé của bạn nhận được lưu lượng máu thích hợp và mức nước ối của bạn luôn ở mức ổn định. Mất nước cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như táo bón hoặc ngất xỉu. Sau khi thực hiện bước sơ cứu bằng cách gây nôn, hãy đưa bà bầu bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Người nhà bệnh nhân cần nhớ rằng ngộ độc thực phẩm khi mang thai là nguy hiểm và không được tự ý xử lý tại nhà.
Gia đình chắc hẳn sẽ vô cùng vui mừng khi biết tin con dâu mang thai và lại được một người mẹ chồng chăm sóc tuyệt vời cho sức khỏe con cái như chị vậy. Việc lo lắng về chuyện các thực phẩm ăn uống hàng ngày cho bà bầu là hoàn toàn hợp lý, nhưng có đôi lúc chúng ta không để ý, dẫn đến việc không mong muốn xảy ra.
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai là tình trạng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc chứa các chất độc hại. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu, và trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng, và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, ngộ độc thực phẩm có thể có tác động lớn đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ khi cơ quan của thai nhi đang hình thành. Các rủi ro bao gồm sinh con nhẹ cân, sinh non và thậm chí sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong trường hợp bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, Songkhoe360 có một số lời khuyên để gia đình sơ cứu tại nhà như sau:
1. Gây nôn
Bước đầu tiên gây nôn là bước quan trọng. Đối với bà bầu có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc, cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để gây nôn hết những thức ăn đã ăn vào.
Cách thức có thể áp dụng là uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt để hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể.
Các biện pháp sơ cứu này giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác động tiêu cực của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi tiến hành sơ cứu, người bị ngộ độc thực phẩm nên ngay lập tức tìm kiếm sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách và đảm bảo sức khỏe. Những lưu ý trong lúc gây nôn:
• Đối với người bệnh nằm nôn, cần để họ nằm nghiêng, kê cao đầu để thức ăn không bị trào ngược vào phổi, giảm nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Tuyệt đối không nên kích nôn cho người bị ngộ độc thực phẩm nếu họ đã rơi vào trạng thái hôn mê, vì có thể dễ gây sặc và ngạt thở.
• Đối với người bệnh nôn và tiêu chảy nhiều lần, cần giúp họ nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước
Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, việc thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất là điều quan trọng. Có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol để giúp họ cân bằng lại điện giải và cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
2. Nghỉ ngơi
Bà bầu cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh để giảm căng thẳng lên cơ thể. 3. Bổ sung nước và điện giải
Uống đủ nước và các nước giải khát chứa điện giải để giúp duy trì lượng nước cân bằng trong cơ thể. Khi mang thai, điều quan trọng là phải giữ đủ nước để em bé của bạn nhận được lưu lượng máu thích hợp và mức nước ối của bạn luôn ở mức ổn định. Mất nước cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như táo bón hoặc ngất xỉu. Sau khi thực hiện bước sơ cứu bằng cách gây nôn, hãy đưa bà bầu bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Người nhà bệnh nhân cần nhớ rằng ngộ độc thực phẩm khi mang thai là nguy hiểm và không được tự ý xử lý tại nhà.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng