Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
2023-09-05T16:31:05+07:00 2023-09-05T16:31:05+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/ngu-qua-nhieu-lam-tang-nguy-co-dot-quy-2033.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/sleep-weight-pillow_dbpu_aumo.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
05/09/2023 15:20 | Cảnh báo
-
Giấc ngủ là một điều vô cùng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giống như thức ăn và nước uống vậy. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều trong một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe, như làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngủ quá nhiều là thói quen ngủ liên tục trong thời gian dài hơn mức bình thường hoặc cần thiết đối với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của một người, thường là ngủ trên 9 tiếng.
Mặc dù yêu cầu về giấc ngủ có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng ngủ quá nhiều so với thời lượng cơ thể cần như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt như dẫn đến cảm giác uể oải, buồn ngủ dai dẳng và khó tỉnh táo vào ban ngày, thậm chí còn gây bất lợi cho sức khỏe.
Mặc dù thỉnh thoảng, bạn có thể ngủ quên, ngủ quá giờ. Những nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, một phần cũng có thể do các yếu tố bệnh tật hay sự bất ổn trong cơ thể gây ra. Từ đó, gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe như tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh mối liên hệ tiềm ẩn giữa ngủ quên và sự tăng nguy cơ đột quỵ.
1. Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như tổn thương não, liệt, mất khả năng giao tiếp di chuyển… và thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ như các vấn đề về tuổi tác, thói quen sống (hút thuốc lá, uống rượu, …) hay do mắc các loại bệnh như: bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, …
Gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời lượng giấc ngủ một ngày của mỗi người cũng có thể là nguyên nhân gây đột quỵ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, những người ngủ trưa dài khoảng 90 phút trong ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 25% so với những người ngủ trưa thường xuyên từ 15 đến 30 phút. Hơn nữa, những người ngủ từ 9 tiếng trở lên vào ban đêm sẽ tăng nguy cơ đột quỵ lên 85%. 2. Tại sao ngủ quá 9h ban đêm lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Ngủ quá nhiều không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan. Một số nguyên nhân giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ bao gồm:
• Thay đổi áp lực máu: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng huyết áp thấp, gây ra nguy cơ thiếu máu trong não và tăng nguy cơ đột quỵ.
• Rối loạn tiêu hóa: Ngủ quá nhiều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm tăng cân và tăng đường huyết. Những tình trạng này lại liên quan chặt chẽ đến nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do tắc động mạch.
• Thay đổi sự hoạt động động mạch và tĩnh mạch: Ngủ quá nhiều có thể gây ra thay đổi trong sự hoạt động của hệ thống tuần hoàn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra tắc động mạch.
3. Thời lượng ngủ cần thiết cho mỗi người
Cũng như nhiều khía cạnh sinh học của con người, không có một con số chính xác nào phù hợp cho tất cả mọi người về thời lượng giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng đối với thanh niên khỏe mạnh và người trưởng thành có giấc ngủ bình thường thì 7–9 giờ là khoảng thời gian thích hợp. Tuy nhiên, thời lượng giấc ngủ chúng ta cần mỗi ngày cũng sẽ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:
• Trẻ mới sinh cần 14–17 giờ
• Trẻ sơ sinh cần 12–15 giờ
• Trẻ mới biết đi cần 11–14 giờ
• Trẻ mẫu giáo cần 10–13 giờ
• Trẻ em trong độ tuổi đi học cần 9–11 giờ
• Thanh thiếu niên cần 8–10 giờ
• Người trưởng thành cần 7–9 giờ
• Người cao tuổi cần 7–8 giờ
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá giấc đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở con người. Do đó, hãy lên kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người.
Mặc dù yêu cầu về giấc ngủ có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng ngủ quá nhiều so với thời lượng cơ thể cần như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt như dẫn đến cảm giác uể oải, buồn ngủ dai dẳng và khó tỉnh táo vào ban ngày, thậm chí còn gây bất lợi cho sức khỏe.
Mặc dù thỉnh thoảng, bạn có thể ngủ quên, ngủ quá giờ. Những nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, một phần cũng có thể do các yếu tố bệnh tật hay sự bất ổn trong cơ thể gây ra. Từ đó, gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe như tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh mối liên hệ tiềm ẩn giữa ngủ quên và sự tăng nguy cơ đột quỵ.
1. Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như tổn thương não, liệt, mất khả năng giao tiếp di chuyển… và thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ như các vấn đề về tuổi tác, thói quen sống (hút thuốc lá, uống rượu, …) hay do mắc các loại bệnh như: bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, …
Gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời lượng giấc ngủ một ngày của mỗi người cũng có thể là nguyên nhân gây đột quỵ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, những người ngủ trưa dài khoảng 90 phút trong ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 25% so với những người ngủ trưa thường xuyên từ 15 đến 30 phút. Hơn nữa, những người ngủ từ 9 tiếng trở lên vào ban đêm sẽ tăng nguy cơ đột quỵ lên 85%. 2. Tại sao ngủ quá 9h ban đêm lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Ngủ quá nhiều không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan. Một số nguyên nhân giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ bao gồm:
• Thay đổi áp lực máu: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng huyết áp thấp, gây ra nguy cơ thiếu máu trong não và tăng nguy cơ đột quỵ.
• Rối loạn tiêu hóa: Ngủ quá nhiều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm tăng cân và tăng đường huyết. Những tình trạng này lại liên quan chặt chẽ đến nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do tắc động mạch.
• Thay đổi sự hoạt động động mạch và tĩnh mạch: Ngủ quá nhiều có thể gây ra thay đổi trong sự hoạt động của hệ thống tuần hoàn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra tắc động mạch.
3. Thời lượng ngủ cần thiết cho mỗi người
Cũng như nhiều khía cạnh sinh học của con người, không có một con số chính xác nào phù hợp cho tất cả mọi người về thời lượng giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng đối với thanh niên khỏe mạnh và người trưởng thành có giấc ngủ bình thường thì 7–9 giờ là khoảng thời gian thích hợp. Tuy nhiên, thời lượng giấc ngủ chúng ta cần mỗi ngày cũng sẽ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:
• Trẻ mới sinh cần 14–17 giờ
• Trẻ sơ sinh cần 12–15 giờ
• Trẻ mới biết đi cần 11–14 giờ
• Trẻ mẫu giáo cần 10–13 giờ
• Trẻ em trong độ tuổi đi học cần 9–11 giờ
• Thanh thiếu niên cần 8–10 giờ
• Người trưởng thành cần 7–9 giờ
• Người cao tuổi cần 7–8 giờ
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá giấc đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở con người. Do đó, hãy lên kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng