Bố mẹ cần cảnh giác với tiêu chảy cấp ở trẻ em
2023-10-05T23:46:25+07:00 2023-10-05T23:46:25+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/bo-me-can-canh-giac-voi-tieu-chay-cap-o-tre-em-2264.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/tre-bi-tieu-chay-1-16958227740611937872387.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
05/10/2023 17:12 | Cảnh báo
-
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi khó có thể bắt kịp đà phát triển giống với bạn bè cùng trang lứa và đây cũng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ.
Tiêu chảy là tình trạng mà trẻ đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần hơn bình thường ( có thể ≥ 3 lần trong vòng 24 giờ kể từ lần đầu trẻ đi ngoài). Tiêu chảy cấp kéo dài không quá 2 tuần là tiêu chảy khởi đầu cấp tính.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do vi - rút Rota là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy cấp.
Nhiễm khuẩn đường ruột: một số tác nhân gây bệnh có thể đi từ bên ngoài vào cơ thể trẻ, kích thích đường tiêu hoá gây ra viêm nhiễm dẫn đến tiêu chảy (có thể là một số món ăn như gỏi, rau sống, các loại đồ ăn không hợp vệ sinh,…). Việc dùng kháng sinh bừa bãi cho trẻ cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Vì trong thời gian dùng thuốc sẽ vô tình triệt tiêu đi lợi khuẩn gây ra mấy cân bằng đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác tác động dẫn tới tiêu chảy cấp như:
• Những trẻ đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch hay suy dinh dưỡng.
• Trẻ trong khoảng từ 6-11 tháng tuổi đây là thời kì bé bắt đầu ăn dặm. Đường tiêu hoá của trẻ có thể chưa kịp thích ứng dẫn đến tiêu chảy cấp.
• Mùa hè trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp vì nhiễm khuẩn. Vào mùa khô lạnh cũng là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển vi - rút Rota.
• Vệ sinh dụng cụ và môi trường sống của trẻ chưa sạch sẽ thoáng mát cũng là nguyên nhân tạo môi trường sinh sôi cho vi khuẩn và vi - rút.
Triệu chứng và biểu hiện của tiêu chảy cấp
Nhìn chung, trẻ khi bị tiêu chảy cấp sẽ đi ngoài nhiều hơn mức bình thường, phân thường sẽ ở dạng lỏng có mùi hôi, tanh. Trẻ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc do mất nước và xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, sốt.
Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn cũng như loại hình thức ăn, độ tuổi thì tần suất đi ngoài và tình trạng phân sẽ khác nhau:
• Đầu tiêu, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì tần suất và tích phân phân cũng khác. Trẻ uống sữa ngoài kết hợp sữa mẹ tần suất đi ngoài của trẻ khoảng từ 3 đến 10 lần.
Cùng với đó tình trạng phân của trẻ sẽ mềm hoặc hơi sệt, có màu nâu, vàng hay hơi ngả màu xanh lá, có thể kèm theo một số hạt nhỏ trắng lợn cợn trong phân. Đối với trẻ ăn sữa mẹ phân sẽ lỏng hơn và tần suất đi ngoài sẽ nhiều hơn.
• Đối với trẻ trên 1 tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ nhiều hơn hoặc bằng 3 lần, phân thường sẽ lỏng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị tiêu chảy cấp:
Trong trường hợp bố mẹ xem nhẹ cảnh giác, thiếu chủ quan không điều trị kịp thời cho trẻ sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như trẻ sẽ mệt lả, rơi vào hôn mê, sức khỏe bị suy kiệt gây trụy tim, mất nước hay suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Lý do vì trẻ bị tiêu chảy cấp thường cảm thấy khó chịu tạo cảm giác chán ăn cùng với đó chức năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng sẽ giảm đi.
Mất nước là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của tiêu chảy. Do trong lúc tiêu chảy chất điện giải và nước bị đào thải ra khỏi cơ thể của trẻ. Trong khoảng thời gian này nếu những thứ trên không được bổ sung có thể gây ra co giật, tổn thương não nguy hiểm nhất chính là tử vong. Vậy bố mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
• Bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước có thể cho trẻ uống oresol để bù nước theo chỉ định của bác sĩ.
• Xây dựng và duy trình chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ và nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ tránh trẻ biếng ăn và để dễ tiêu hoá.
• Nếu trẻ vẫn uống bú sữa mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần và kéo dài thời gian hơn.
• Tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đi khám nhằm xác định được bệnh lý của trẻ tránh can thiệp thuốc khi không cần thiết và để dùng thuốc nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Một số biện pháp phòng tránh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
• Bố mẹ cần bảo đảm chế độ ăn khoa học đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Giữ gìn không gian sống vệ sinh môi trường sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát và vệ sinh cá nhân cho bản thân và cho trẻ đầy đủ
• Luôn giữ và sử dụng nguồn nước sạch
• Có sẵn kiến thức để xử lý đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Nhìn chung, tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng cũng không vì thế mà bố mẹ chủ quan. Vì nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh hay biến chứng nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do vi - rút Rota là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy cấp.
Nhiễm khuẩn đường ruột: một số tác nhân gây bệnh có thể đi từ bên ngoài vào cơ thể trẻ, kích thích đường tiêu hoá gây ra viêm nhiễm dẫn đến tiêu chảy (có thể là một số món ăn như gỏi, rau sống, các loại đồ ăn không hợp vệ sinh,…). Việc dùng kháng sinh bừa bãi cho trẻ cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Vì trong thời gian dùng thuốc sẽ vô tình triệt tiêu đi lợi khuẩn gây ra mấy cân bằng đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác tác động dẫn tới tiêu chảy cấp như:
• Những trẻ đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch hay suy dinh dưỡng.
• Trẻ trong khoảng từ 6-11 tháng tuổi đây là thời kì bé bắt đầu ăn dặm. Đường tiêu hoá của trẻ có thể chưa kịp thích ứng dẫn đến tiêu chảy cấp.
• Mùa hè trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp vì nhiễm khuẩn. Vào mùa khô lạnh cũng là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển vi - rút Rota.
• Vệ sinh dụng cụ và môi trường sống của trẻ chưa sạch sẽ thoáng mát cũng là nguyên nhân tạo môi trường sinh sôi cho vi khuẩn và vi - rút.
Triệu chứng và biểu hiện của tiêu chảy cấp
Nhìn chung, trẻ khi bị tiêu chảy cấp sẽ đi ngoài nhiều hơn mức bình thường, phân thường sẽ ở dạng lỏng có mùi hôi, tanh. Trẻ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc do mất nước và xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, sốt.
Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn cũng như loại hình thức ăn, độ tuổi thì tần suất đi ngoài và tình trạng phân sẽ khác nhau:
• Đầu tiêu, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì tần suất và tích phân phân cũng khác. Trẻ uống sữa ngoài kết hợp sữa mẹ tần suất đi ngoài của trẻ khoảng từ 3 đến 10 lần.
Cùng với đó tình trạng phân của trẻ sẽ mềm hoặc hơi sệt, có màu nâu, vàng hay hơi ngả màu xanh lá, có thể kèm theo một số hạt nhỏ trắng lợn cợn trong phân. Đối với trẻ ăn sữa mẹ phân sẽ lỏng hơn và tần suất đi ngoài sẽ nhiều hơn.
• Đối với trẻ trên 1 tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ nhiều hơn hoặc bằng 3 lần, phân thường sẽ lỏng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị tiêu chảy cấp:
Trong trường hợp bố mẹ xem nhẹ cảnh giác, thiếu chủ quan không điều trị kịp thời cho trẻ sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như trẻ sẽ mệt lả, rơi vào hôn mê, sức khỏe bị suy kiệt gây trụy tim, mất nước hay suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Lý do vì trẻ bị tiêu chảy cấp thường cảm thấy khó chịu tạo cảm giác chán ăn cùng với đó chức năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng sẽ giảm đi.
Mất nước là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của tiêu chảy. Do trong lúc tiêu chảy chất điện giải và nước bị đào thải ra khỏi cơ thể của trẻ. Trong khoảng thời gian này nếu những thứ trên không được bổ sung có thể gây ra co giật, tổn thương não nguy hiểm nhất chính là tử vong. Vậy bố mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
• Bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước có thể cho trẻ uống oresol để bù nước theo chỉ định của bác sĩ.
• Xây dựng và duy trình chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ và nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ tránh trẻ biếng ăn và để dễ tiêu hoá.
• Nếu trẻ vẫn uống bú sữa mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần và kéo dài thời gian hơn.
• Tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đi khám nhằm xác định được bệnh lý của trẻ tránh can thiệp thuốc khi không cần thiết và để dùng thuốc nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Một số biện pháp phòng tránh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
• Bố mẹ cần bảo đảm chế độ ăn khoa học đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Giữ gìn không gian sống vệ sinh môi trường sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát và vệ sinh cá nhân cho bản thân và cho trẻ đầy đủ
• Luôn giữ và sử dụng nguồn nước sạch
• Có sẵn kiến thức để xử lý đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Nhìn chung, tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng cũng không vì thế mà bố mẹ chủ quan. Vì nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh hay biến chứng nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng