Dấu hiệu đột quỵ vào mùa lạnh
(Theo Continentalhospitals.com)
2024-02-14T14:26:00+07:00
2024-02-14T14:26:00+07:00
https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/dau-hieu-dot-quy-vao-mua-lanh-3367.html
https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/dau-hieu-dot-quy-vao-mua-lanh-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/02/2024 14:26 | Bệnh thường gặp
-
Vào những ngày lạnh, nhiệt độ giảm thấp thì nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thường tăng lên đáng kể.
Vào những ngày lạnh, nhiệt độ giảm thấp thì nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thường tăng lên đáng kể.
Những triệu chứng của đột quỵ không chỉ là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm, mà còn có thể bị tăng cường hoặc thậm chí là “tiềm ẩn” trong điều kiện thời tiết lạnh.
Nguy cơ đột quỵ do thời tiết lạnh
Có rất nhiều yếu tố quan trọng cần được xem xét để đối phó với nguy cơ đột quỵ trong thời tiết lạnh.
• Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây đột quỵ trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ lạnh khiến mạch máu co lại, dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, việc kiểm soát huyết áp và duy trì nó ở mức ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
• Hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ đột quỵ. Khi thời tiết lạnh hơn, mọi người có thể ít tham gia hoạt động thể chất hơn. Việc giảm tập thể dục và vận động ngoài trời góp phần làm tăng cân, tăng cholesterol và huyết áp cao hơn, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. • Mất nước cũng là một vấn đề cần được chú ý. Thời tiết lạnh dẫn đến mất nước vì mọi người có thể không cảm thấy khát. Mất nước làm cho máu đặc hơn, làm tăng nguy cơ đông máu - một nguyên nhân tiềm ẩn gây đột quỵ.
• Các vấn đề về hô hấp cũng cần được xem xét trong việc đối phó với nguy cơ đột quỵ do thời tiết lạnh. Thời tiết lạnh làm trầm trọng thêm các tình trạng hô hấp như hen suyễn. Các cơn hen suyễn nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ do nồng độ oxy giảm và tăng căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
• Thay đổi theo mùa trong chế độ ăn uống: Mọi người có thể thay đổi thói quen ăn uống trong những tháng lạnh hơn, tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao và chất béo cao. Sự thay đổi chế độ ăn uống này dẫn đến tăng cân và tăng mức cholesterol, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi trời trở lạnh
Khi thời tiết trở lạnh, cần nhận biết tốt các dấu hiệu đột quỵ. Việc nhận biết và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ có thể cải thiện đáng kể kết quả và giúp người bệnh được chăm sóc y tế một cách hiệu quả.
Có một số dấu hiệu phổ biến của đột quỵ mà chúng ta cần phải nhận biết khi thời tiết lạnh, bao gồm sụp mặt, yếu cánh tay và khó nói:
• Sụp mặt có thể được nhận biết khi một bên mặt xệ xuống hoặc có cảm giác tê. Khi yêu cầu người đó mỉm cười, nếu một bên nụ cười của họ trông không đều hoặc xệ xuống, đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
• Yếu cánh tay có thể được nhận biết khi một cánh tay bị yếu hoặc tê. Khi yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên, nếu một cánh tay buông xuống hoặc cảm thấy yếu, điều này có thể là dấu hiệu của đột quỵ. • Khó nói có thể được nhận biết khi lời nói bị ngọng hoặc khó hiểu. Khi yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản, nếu giọng nói của họ bị ngọng, lạ hoặc không thể lặp lại câu một cách chính xác. Lúc này nên nghĩ đến người này có thể sẽ bị đột quỵ.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số trên, hãy hành động nhanh chóng bằng việc gọi dịch vụ khẩn cấp hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến các triệu chứng khác có thể đi kèm với đột quỵ khi thời tiết lạnh, bao gồm đau đầu dữ dội đột ngột, khó đi lại hoặc giữ thăng bằng, mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, nhầm lẫn hoặc khó hiểu lời nói của người khác.
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết lạnh
Để phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết lạnh, có một số biện pháp cần chú trọng.
• Đầu tiên, giữ ấm cho cơ thể. Nên mặc đủ lớp quần áo, đội mũ, đeo găng tay và quàng khăn để giữ ấm, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh. Tiếp xúc kéo dài với cái lạnh có thể làm tăng huyết áp và làm căng tim, vì vậy việc giữ ấm là điều cần thiết.
• Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể, ngay cả trong thời tiết lạnh. Mất nước làm tăng độ nhớt của máu, khiến máu dễ bị đông, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Do đó, nên uống đủ nước, bao gồm cả nước lọc và trà thảo mộc để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
• Hoạt động thể chất thường xuyên. Các hoạt động như yoga, thái cực quyền hoặc tập thể dục tại nhà giúp duy trì sức khỏe trong thời tiết lạnh. • Chế độ ăn uống lành mạnh: Nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, muối và chất béo bão hòa để kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
• Theo dõi huyết áp và mức cholesterol thường xuyên bởi huyết áp cao và cholesterol cao là những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ.
• Rượu có thể làm tăng huyết áp, vì vậy nếu uống rượu, hãy uống có chừng mực và lưu ý đến ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.
Cuối cùng, nếu có vấn đề về tim mạch hoặc có nguy cơ bị đột quỵ, hãy để bản thân dần dần thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ và tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng để giữ ấm an toàn cho cơ thể.
Những triệu chứng của đột quỵ không chỉ là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm, mà còn có thể bị tăng cường hoặc thậm chí là “tiềm ẩn” trong điều kiện thời tiết lạnh.
Nguy cơ đột quỵ do thời tiết lạnh
Có rất nhiều yếu tố quan trọng cần được xem xét để đối phó với nguy cơ đột quỵ trong thời tiết lạnh.
• Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây đột quỵ trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ lạnh khiến mạch máu co lại, dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, việc kiểm soát huyết áp và duy trì nó ở mức ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
• Hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ đột quỵ. Khi thời tiết lạnh hơn, mọi người có thể ít tham gia hoạt động thể chất hơn. Việc giảm tập thể dục và vận động ngoài trời góp phần làm tăng cân, tăng cholesterol và huyết áp cao hơn, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. • Mất nước cũng là một vấn đề cần được chú ý. Thời tiết lạnh dẫn đến mất nước vì mọi người có thể không cảm thấy khát. Mất nước làm cho máu đặc hơn, làm tăng nguy cơ đông máu - một nguyên nhân tiềm ẩn gây đột quỵ.
• Các vấn đề về hô hấp cũng cần được xem xét trong việc đối phó với nguy cơ đột quỵ do thời tiết lạnh. Thời tiết lạnh làm trầm trọng thêm các tình trạng hô hấp như hen suyễn. Các cơn hen suyễn nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ do nồng độ oxy giảm và tăng căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
• Thay đổi theo mùa trong chế độ ăn uống: Mọi người có thể thay đổi thói quen ăn uống trong những tháng lạnh hơn, tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao và chất béo cao. Sự thay đổi chế độ ăn uống này dẫn đến tăng cân và tăng mức cholesterol, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi trời trở lạnh
Khi thời tiết trở lạnh, cần nhận biết tốt các dấu hiệu đột quỵ. Việc nhận biết và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ có thể cải thiện đáng kể kết quả và giúp người bệnh được chăm sóc y tế một cách hiệu quả.
Có một số dấu hiệu phổ biến của đột quỵ mà chúng ta cần phải nhận biết khi thời tiết lạnh, bao gồm sụp mặt, yếu cánh tay và khó nói:
• Sụp mặt có thể được nhận biết khi một bên mặt xệ xuống hoặc có cảm giác tê. Khi yêu cầu người đó mỉm cười, nếu một bên nụ cười của họ trông không đều hoặc xệ xuống, đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
• Yếu cánh tay có thể được nhận biết khi một cánh tay bị yếu hoặc tê. Khi yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên, nếu một cánh tay buông xuống hoặc cảm thấy yếu, điều này có thể là dấu hiệu của đột quỵ. • Khó nói có thể được nhận biết khi lời nói bị ngọng hoặc khó hiểu. Khi yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản, nếu giọng nói của họ bị ngọng, lạ hoặc không thể lặp lại câu một cách chính xác. Lúc này nên nghĩ đến người này có thể sẽ bị đột quỵ.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số trên, hãy hành động nhanh chóng bằng việc gọi dịch vụ khẩn cấp hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến các triệu chứng khác có thể đi kèm với đột quỵ khi thời tiết lạnh, bao gồm đau đầu dữ dội đột ngột, khó đi lại hoặc giữ thăng bằng, mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, nhầm lẫn hoặc khó hiểu lời nói của người khác.
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết lạnh
Để phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết lạnh, có một số biện pháp cần chú trọng.
• Đầu tiên, giữ ấm cho cơ thể. Nên mặc đủ lớp quần áo, đội mũ, đeo găng tay và quàng khăn để giữ ấm, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh. Tiếp xúc kéo dài với cái lạnh có thể làm tăng huyết áp và làm căng tim, vì vậy việc giữ ấm là điều cần thiết.
• Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể, ngay cả trong thời tiết lạnh. Mất nước làm tăng độ nhớt của máu, khiến máu dễ bị đông, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Do đó, nên uống đủ nước, bao gồm cả nước lọc và trà thảo mộc để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
• Hoạt động thể chất thường xuyên. Các hoạt động như yoga, thái cực quyền hoặc tập thể dục tại nhà giúp duy trì sức khỏe trong thời tiết lạnh. • Chế độ ăn uống lành mạnh: Nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, muối và chất béo bão hòa để kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
• Theo dõi huyết áp và mức cholesterol thường xuyên bởi huyết áp cao và cholesterol cao là những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ.
• Rượu có thể làm tăng huyết áp, vì vậy nếu uống rượu, hãy uống có chừng mực và lưu ý đến ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.
Cuối cùng, nếu có vấn đề về tim mạch hoặc có nguy cơ bị đột quỵ, hãy để bản thân dần dần thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ và tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng để giữ ấm an toàn cho cơ thể.
(Theo Continentalhospitals.com)
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng