Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính: mối quan hệ là gì?

26/04/2023 14:30 | Bệnh thường gặp
- Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính (CKD) là những tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến rất nhiều người trưởng thành. Bên cạnh xảy ra một cách riêng biệt, chúng có thể đi kèm với nhau: bệnh tiểu đường có thể làm phát sinh bệnh CKD do những tổn thương lâu dài mà nó gây ra cho các mạch máu của thận, hay CKD có thể gây ra bệnh tiểu đường do sự tích tụ chất thải từ thận bị trục trặc, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin.
Cả bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính đều là các bệnh dai dẳng và thường tiến triển theo thời gian, gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan, dẫn đến các bệnh xuất hiện cùng với nhau. 
Sau đây là những thông tin về mối quan hệ của 2 căn bệnh nguy hiểm ngày và biện pháp ngăn ngừa chúng. 
1. Bệnh tiểu đường gây ra CKD như thế nào?
Bệnh tiểu đường gây ra lượng đường (glucose) trong máu cao. Khi lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm nồng độ của một chất hóa học trong máu gọi là oxit nitric. Sự cạn kiệt liên tục của oxit nitric mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh huyết áp, có thể khiến mạch máu mất tính đàn hồi và thu hẹp theo thời gian. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao cũng có thể trực tiếp làm hỏng niêm mạc mạch máu bằng cách khiến chúng bị viêm dai dẳng và mất cân bằng oxi hóa.7
Khi điều này xảy ra ở thận, hàng triệu đơn vị lọc nhỏ ở thận là nephron có thể bị tổn thương không thể phục hồi, khiến ngăn thận lọc chất thải ra khỏi máu và dẫn đến bệnh thận mạn tính. 
Bệnh thận gây ra bởi tiểu đường thường được gọi là bệnh thận đái tháo đường. Bệnh thận này có thể là kết quả của cả bệnh tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2.
Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính 1
2. Bệnh thận mạn tính gây ra bệnh tiểu đường như thế nào?
CKD được đặc trưng bởi sự mất dần chức năng thận với ba nguyên nhân phổ biến nhất là tăng huyết áp, bệnh tim và tiểu đường. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người mắc bệnh thận không do tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn do sự tích tụ của một chất thải gọi là urê trong máu.
Urê là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất mà thận thường loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi chức năng thận bị suy giảm, urê có thể bắt đầu tích tụ. Nồng độ ure cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi chịu trách nhiệm sản xuất, lưu trữ và tiết insulin vào máu và sự suy giảm hormone này có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường ở những người mắc bệnh thận mạn tính.
Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính 2
3. Các yếu tố rủi ro khác khiến tăng khả năng gây bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính? 
• Đối với bệnh thận do tiểu đường:
• Lớn tuổi
• Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát
• Huyết áp cao không được kiểm soát
• Cholesterol cao không kiểm soát
• Hút thuốc
• Béo phì
• Mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài
• Bị bệnh võng mạc tiểu đường (bệnh về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường)
• Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận
• Biến chứng của bệnh thận đái tháo đường
• Đối với sự tiến triển của CKD 
• Giới tính nam
• Hút thuốc
• Chất lượng giấc ngủ kém
• Huyết áp cao không được kiểm soát
• Mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) hoặc rung tâm nhĩ (nhịp tim không đều và thường nhanh
Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính 3
4. Các biện pháp phòng ngừa 
Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính không phải lúc nào cũng tránh được. Ví dụ, bệnh tiểu đường loại 1 là do hệ thống miễn dịch bị trục trặc gây ra, và ngay cả với bệnh tiểu đường loại 2, các yếu tố di truyền cũng có thể tăng khả năng khiến bạn mắc bệnh, tương tự với CKD. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính. 
• Giảm cân.
• Hoạt động thể chất nhiều hơn.
• Thực hiện theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
• Tránh thực phẩm có đường và chế biến cao.
• Bỏ thuốc lá.
• Quản lý huyết áp.
Bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính 4
Như vậy, bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính (CKD) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt, bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây ra CKD bằng cách làm hỏng các mạch máu và các bộ lọc trong thận. Mặt khác, CKD có thể góp phần làm khởi phát bệnh tiểu đường do tích tụ các chất thải ức chế sản xuất insulin. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn có đường, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng lý tưởng. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây