5 bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả từ cây nữ lang
2023-09-10T00:41:07+07:00 2023-09-10T00:41:07+07:00 https://songkhoe360.vn/bai-thuoc-thao-duoc/5-bai-thuoc-tri-mat-ngu-hieu-qua-tu-cay-nu-lang-2057.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/nu-lang-1.webp
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
09/09/2023 14:43 | Bài thuốc thảo dược
-
Mất ngủ đang ngày càng trở thành vấn đề “trầm kha” của xã hội hiện đại. Cây nữ lang là một trong những loại thảo dược truyền thống giúp trị mất ngủ rất tốt.
Tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ người già đến người trẻ do nhiều nguyên nhân từ cuộc sống hiện đại như áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, thói quen sống không lành mạnh (thiếu hoạt động thể chất đều đặn, sử dụng rượu và thuốc lá bừa bãi, sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, …)
Lo ngại về việc sử dụng các loại thuốc chữa mất ngủ có thể gây ra những tác dụng phụ với hệ thần kinh, việc sử dụng các bài thuốc Đông y đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Và cây nữ lang là một trong những loại thảo dược trị mất ngủ hiệu quả và an toàn. 1. Cây nữ lang là gì? Đặc điểm, công dung của cây nữ lang?
Cây nữ lang là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Âu. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Trung Trung Bộ.
Đây là loại cây thân thẳng, rỗng, phía trên có đầu giống như chiếc ô. Lá màu xanh đậm, nhọn ở đầu và có lông ở mặt dưới. Loại cây này có hoa nhỏ màu trắng, tím nhạt hoặc hồng có mùi thơm ngọt ngào, thường nở vào tầm tháng 6, tháng 7. Rễ có màu nâu xám nhạt, khi tươi có ít mùi.
Về công dụng y tế của cây nữ lang, ngay từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, người ta đã điều trị chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, co thắt dạ dày và mất ngủ bằng rễ cây nữ lang. Hiện nay, loại cây này cũng vẫn được sử dụng để giúp giải quyết chứng mất ngủ, rối loạn lo âu, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), mãn kinh, trầm cảm và đau đầu, …
2. Tại sao cây nữ lang lại giúp chữa mất ngủ, cải thiện tâm trạng?
Cây nữ lang chứa một số hợp chất hóa học có tiềm năng hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng cho con người như:
• Iridoids (Valepotriates): Iridoids là một nhóm hợp chất có thể giúp thư giãn và làm dịu hệ thần kinh. Iridoids trong cây nữ lang còn có thể có tác động kháng vi khuẩn và chống viêm, bảo vệ não bộ khỏi căng thẳng oxy hóa. • GABA (ở mức thấp): GABA (Gamma-Aminobutyric Acid) là một neurotransmitter có tác động ức chế trong não. Một số loại cây nữ lang có thể chứa GABA ở mức độ thấp giúp thư giãn và làm dịu tâm trạng.
• Tinh dầu: Tinh dầu của cây nữ lang chứa các hợp chất như axit valerenic và axit valeric. Axit valerenic có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của neurotransmitter GABA (Gamma-Aminobutyric Acid), góp phần vào việc giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
• Lignan: Lignan là một loại hợp chất thực vật có tiềm năng chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù không phải là một thành phần chính của cây nữ lang, lignan cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe.
• Flavonoid: Flavonoid là một nhóm hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏ các gốc tự do gây hại, do đó rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ.
3. Một số bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả từ cây nữ lang
• Bài thuốc 1:
Lấy 10g rễ cây nữ lang, thêm khoảng 300ml nước, sắc đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối) • Bài thuốc 2:
Lấy khoảng 15g cả rễ và thân cây nữ lang, sắc với 300ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 3:
Lấy khoảng 10g rễ cây nữ lang và 10g cam thảo, sắc với 300 ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 4:
Lấy khoảng 20g rễ cây nữ lang, 20g rễ cây trinh nữ, sắc với 400 ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 5:
Lấy khoảng 15 rễ và thân cây nữ lang, 20g lạc tiên, đem sắc với 400 ml nước đến khi còn 200ml, uống ngày 02 lần sáng tối.
Nữ lang là một loại thảo dược giúp điều trị mất ngủ khá an toàn, hiệu quả mà không gây lệ thuộc vào thuốc hay ảnh hưởng đến trí nhớ và hoạt động của con người. Do đó, nó còn được áp dụng trong việc chữa chứng mất ngủ ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cân nhắc những tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn ngủ trong ngày, tiêu chảy, tương tác với các loại thuốc khác đang uống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị mất ngủ với loại thảo dược này.
Lo ngại về việc sử dụng các loại thuốc chữa mất ngủ có thể gây ra những tác dụng phụ với hệ thần kinh, việc sử dụng các bài thuốc Đông y đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Và cây nữ lang là một trong những loại thảo dược trị mất ngủ hiệu quả và an toàn. 1. Cây nữ lang là gì? Đặc điểm, công dung của cây nữ lang?
Cây nữ lang là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Âu. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Trung Trung Bộ.
Đây là loại cây thân thẳng, rỗng, phía trên có đầu giống như chiếc ô. Lá màu xanh đậm, nhọn ở đầu và có lông ở mặt dưới. Loại cây này có hoa nhỏ màu trắng, tím nhạt hoặc hồng có mùi thơm ngọt ngào, thường nở vào tầm tháng 6, tháng 7. Rễ có màu nâu xám nhạt, khi tươi có ít mùi.
Về công dụng y tế của cây nữ lang, ngay từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, người ta đã điều trị chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, co thắt dạ dày và mất ngủ bằng rễ cây nữ lang. Hiện nay, loại cây này cũng vẫn được sử dụng để giúp giải quyết chứng mất ngủ, rối loạn lo âu, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), mãn kinh, trầm cảm và đau đầu, …
2. Tại sao cây nữ lang lại giúp chữa mất ngủ, cải thiện tâm trạng?
Cây nữ lang chứa một số hợp chất hóa học có tiềm năng hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng cho con người như:
• Iridoids (Valepotriates): Iridoids là một nhóm hợp chất có thể giúp thư giãn và làm dịu hệ thần kinh. Iridoids trong cây nữ lang còn có thể có tác động kháng vi khuẩn và chống viêm, bảo vệ não bộ khỏi căng thẳng oxy hóa. • GABA (ở mức thấp): GABA (Gamma-Aminobutyric Acid) là một neurotransmitter có tác động ức chế trong não. Một số loại cây nữ lang có thể chứa GABA ở mức độ thấp giúp thư giãn và làm dịu tâm trạng.
• Tinh dầu: Tinh dầu của cây nữ lang chứa các hợp chất như axit valerenic và axit valeric. Axit valerenic có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của neurotransmitter GABA (Gamma-Aminobutyric Acid), góp phần vào việc giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
• Lignan: Lignan là một loại hợp chất thực vật có tiềm năng chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù không phải là một thành phần chính của cây nữ lang, lignan cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe.
• Flavonoid: Flavonoid là một nhóm hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏ các gốc tự do gây hại, do đó rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ.
3. Một số bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả từ cây nữ lang
• Bài thuốc 1:
Lấy 10g rễ cây nữ lang, thêm khoảng 300ml nước, sắc đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối) • Bài thuốc 2:
Lấy khoảng 15g cả rễ và thân cây nữ lang, sắc với 300ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 3:
Lấy khoảng 10g rễ cây nữ lang và 10g cam thảo, sắc với 300 ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 4:
Lấy khoảng 20g rễ cây nữ lang, 20g rễ cây trinh nữ, sắc với 400 ml nước đến khi còn 200ml thì để nguội bớt và uống 1 ngày 2 lần (sáng, tối)
• Bài thuốc 5:
Lấy khoảng 15 rễ và thân cây nữ lang, 20g lạc tiên, đem sắc với 400 ml nước đến khi còn 200ml, uống ngày 02 lần sáng tối.
Nữ lang là một loại thảo dược giúp điều trị mất ngủ khá an toàn, hiệu quả mà không gây lệ thuộc vào thuốc hay ảnh hưởng đến trí nhớ và hoạt động của con người. Do đó, nó còn được áp dụng trong việc chữa chứng mất ngủ ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cân nhắc những tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn ngủ trong ngày, tiêu chảy, tương tác với các loại thuốc khác đang uống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị mất ngủ với loại thảo dược này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng