Thay đổi thời tiết dễ gây "ê ẩm" người, khắc phục như thế nào?
2023-12-28T17:50:36+07:00 2023-12-28T17:50:36+07:00 https://songkhoe360.vn/xuong-khop/thay-doi-thoi-tiet-de-gay-e-am-nguoi-khac-phuc-nhu-the-nao-3091.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/thay-doi-thoi-tiet-de-gay-e-am-nguoi-khac-phuc-nhu-the-nao-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/12/2023 13:39 | Xương khớp
-
Thời tiết thay đổi dế gây nên tình trạng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là với người cao tuổi, người mắc các bệnh xương khớp.
Theo y học cổ truyền, có 6 thứ khí bao gồm: hỏa (nhiệt), hàn (lạnh), phong (gió), thử (nắng), táo (khô) và thử (ẩm). 6 thứ khí này trong điều kiện bình thường sẽ cân bằng giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi sẽ phá vỡ thế cân bằng này, do có các khí xâm nhập vào cơ thể người.
Như hàn vào cơ thể sẽ gây ra đau đầu, đau nhức xương khớp. Thấp thì gây ra tình trạng mệt mỏi, đuối sức… Tình trạng ứ trệ khí huyết, kém lưu thông các mạch máu cũng là một nguyên nhân được kể đến.
Những vùng cơ bắp thường xuyên hoạt động là nơi bị tác động nhiều nhất, như vai, tứ chi, xương khớp, lưng. Ngoài ra, những người đã tích sẵn thấp tà trong người, cũng dễ mệt mỏi, đau nhức người hơn khi thời tiết thay đổi. Còn theo lý luận của khoa học hiện đại, thời tiết thay đổi làm kém các mạch máu kém lưu thông, ảnh hưởng trực tiếp đến bao hoạt dịch, và cũng làm giảm tuần hoàn nuôi các khớp xương. Kèm theo nhiệt độ hạ thấp, áp suất khí quyển thay đổi làm các thụ cảm áp suất bị kích thích gây đau. Kết hợp thêm với sự suy giảm của hệ miễn dịch, sẽ khiến cơ thể ốm yếu hơn, dễ bị sổ mũi hắt hơi, đau đầu, ho, cảm lạnh…
Một nguyên nhân khác gây nhức mỏi còn là do thói quen hằng ngày, như là tư thế ngồi học, ngồi làm việc không đúng sẽ làm đau nhức lưng và vai gáy, đi giày cao gót nhiều làm đau nhức khớp háng, khớp gối.
Đau nhức, ê ẩm người chắc chắn là một tình trạng gây nên sự khó chịu rất lớn với mọi người. Nhưng may mắn là có nhiều cách để khắc phục nó. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây và thử áp dụng theo nhé.
• Tăng cường vận động
Thời tiết thay đổi dễ khiến chúng ta lười vận động, đặc biệt là người già, người bị bệnh xương khớp. Điều này không chỉ không có lợi, mà còn làm nặng thêm tình trạng tê cứng của các khớp, lâu dần khớp sẽ càng khó để cử động hơn. Chính vì vậy, tất cả mọi người cần phải tăng cường vận động, đặc biệt là những ai có bệnh về xương khớp. Có thể là tập đạp xe, đi bộ, dưỡng sinh, tập yoga, chúng đều là những môn thể thao rất tốt cho xương khớp.
Tùy theo sở thích, sức khỏe và độ tuổi mà bạn lựa chọn môn thể thao cho mình, nhưng quan trọng nhất đó là thái độ kiên trì, duy trì tập luyện thường xuyên
• Ăn uống đầy đủ
Có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng giữa các loại chất dinh dưỡng cũng góp phần rất quan trọng để giúp giảm đau nhức xương khớp. Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, và ưu tiên những thức ăn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi và magie. Sữa và các chế phẩm của nó, các loại rau có lá xanh sẫm như rau mồng tơi, rau muống… là nguồn cung cấp rất tốt vitamin D và canxi. Magie thì có nhiều trong socola, thịt, hải sản.
Bên cạnh đó, việc bổ sung chất omega-3, có trong nhiều các loại hạt, cá béo… cũng đem lại tác dụng rất tích cực. Bởi omega-3 có tác dụng giảm viêm rất tốt, đặc biệt là với những khớp đang bị sưng, đau. Những thực phẩm mà bạn nên tránh đó là đồ nhiều dầu mỡ, những món chứa nhiều muối, rượu bia và các chất kích thích khác.
• Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp có thể làm giảm tình trạng căng thẳng của cơ bắp, giúp thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu. Thời điểm xoa bóp thích hợp nhất là lúc trước khi đi ngủ, và sau khi ngủ dậy. Bởi ngoài việc giúp cải thiện tình trạng ê ẩm người, xoa bóp còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, bấm huyệt cũng là một cách rất tốt giúp giảm các cơn đau nhức cơ xương khớp. Tuy nhiên bạn nên đến các cơ sở uy tín, chuyên về xoa bóp bấm huyệt để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài những phương pháp trên, cũng nên lưu ý những chi tiết nhỏ khác, để bảo vệ sức khỏe của mình trong lúc giao mùa.
• Mặc ấm, tránh để nhiễm lạnh.
• Giữ cân nặng phù hợp, tránh tình trạng thừa cân béo phì.
• Giữ phòng ở, nơi làm việc thoáng mát, tránh bụi bặm, nấm mốc, ẩm thấp.
• Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, bởi chúng có thể gây hại đến dạ dày. Mà thay vào đó là cố gắng vận động, và chườm lạnh các khớp bị sưng đau.
Nếu tình trạng đau nhức không thể khỏi với các biện pháp tự điều trị như ở trên, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị phù hợp nhất với mình.
Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể là tình trạng rất thường gặp trong lúc giao mùa. Biết được rõ nguyên nhân, và có những biện pháp điều trị tích cực, sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng để vượt qua tình trạng này.
Như hàn vào cơ thể sẽ gây ra đau đầu, đau nhức xương khớp. Thấp thì gây ra tình trạng mệt mỏi, đuối sức… Tình trạng ứ trệ khí huyết, kém lưu thông các mạch máu cũng là một nguyên nhân được kể đến.
Những vùng cơ bắp thường xuyên hoạt động là nơi bị tác động nhiều nhất, như vai, tứ chi, xương khớp, lưng. Ngoài ra, những người đã tích sẵn thấp tà trong người, cũng dễ mệt mỏi, đau nhức người hơn khi thời tiết thay đổi. Còn theo lý luận của khoa học hiện đại, thời tiết thay đổi làm kém các mạch máu kém lưu thông, ảnh hưởng trực tiếp đến bao hoạt dịch, và cũng làm giảm tuần hoàn nuôi các khớp xương. Kèm theo nhiệt độ hạ thấp, áp suất khí quyển thay đổi làm các thụ cảm áp suất bị kích thích gây đau. Kết hợp thêm với sự suy giảm của hệ miễn dịch, sẽ khiến cơ thể ốm yếu hơn, dễ bị sổ mũi hắt hơi, đau đầu, ho, cảm lạnh…
Một nguyên nhân khác gây nhức mỏi còn là do thói quen hằng ngày, như là tư thế ngồi học, ngồi làm việc không đúng sẽ làm đau nhức lưng và vai gáy, đi giày cao gót nhiều làm đau nhức khớp háng, khớp gối.
Đau nhức, ê ẩm người chắc chắn là một tình trạng gây nên sự khó chịu rất lớn với mọi người. Nhưng may mắn là có nhiều cách để khắc phục nó. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây và thử áp dụng theo nhé.
• Tăng cường vận động
Thời tiết thay đổi dễ khiến chúng ta lười vận động, đặc biệt là người già, người bị bệnh xương khớp. Điều này không chỉ không có lợi, mà còn làm nặng thêm tình trạng tê cứng của các khớp, lâu dần khớp sẽ càng khó để cử động hơn. Chính vì vậy, tất cả mọi người cần phải tăng cường vận động, đặc biệt là những ai có bệnh về xương khớp. Có thể là tập đạp xe, đi bộ, dưỡng sinh, tập yoga, chúng đều là những môn thể thao rất tốt cho xương khớp.
Tùy theo sở thích, sức khỏe và độ tuổi mà bạn lựa chọn môn thể thao cho mình, nhưng quan trọng nhất đó là thái độ kiên trì, duy trì tập luyện thường xuyên
• Ăn uống đầy đủ
Có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng giữa các loại chất dinh dưỡng cũng góp phần rất quan trọng để giúp giảm đau nhức xương khớp. Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, và ưu tiên những thức ăn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi và magie. Sữa và các chế phẩm của nó, các loại rau có lá xanh sẫm như rau mồng tơi, rau muống… là nguồn cung cấp rất tốt vitamin D và canxi. Magie thì có nhiều trong socola, thịt, hải sản.
Bên cạnh đó, việc bổ sung chất omega-3, có trong nhiều các loại hạt, cá béo… cũng đem lại tác dụng rất tích cực. Bởi omega-3 có tác dụng giảm viêm rất tốt, đặc biệt là với những khớp đang bị sưng, đau. Những thực phẩm mà bạn nên tránh đó là đồ nhiều dầu mỡ, những món chứa nhiều muối, rượu bia và các chất kích thích khác.
• Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp có thể làm giảm tình trạng căng thẳng của cơ bắp, giúp thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu. Thời điểm xoa bóp thích hợp nhất là lúc trước khi đi ngủ, và sau khi ngủ dậy. Bởi ngoài việc giúp cải thiện tình trạng ê ẩm người, xoa bóp còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, bấm huyệt cũng là một cách rất tốt giúp giảm các cơn đau nhức cơ xương khớp. Tuy nhiên bạn nên đến các cơ sở uy tín, chuyên về xoa bóp bấm huyệt để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài những phương pháp trên, cũng nên lưu ý những chi tiết nhỏ khác, để bảo vệ sức khỏe của mình trong lúc giao mùa.
• Mặc ấm, tránh để nhiễm lạnh.
• Giữ cân nặng phù hợp, tránh tình trạng thừa cân béo phì.
• Giữ phòng ở, nơi làm việc thoáng mát, tránh bụi bặm, nấm mốc, ẩm thấp.
• Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, bởi chúng có thể gây hại đến dạ dày. Mà thay vào đó là cố gắng vận động, và chườm lạnh các khớp bị sưng đau.
Nếu tình trạng đau nhức không thể khỏi với các biện pháp tự điều trị như ở trên, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị phù hợp nhất với mình.
Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể là tình trạng rất thường gặp trong lúc giao mùa. Biết được rõ nguyên nhân, và có những biện pháp điều trị tích cực, sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng để vượt qua tình trạng này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng