Làm thế nào để giảm đau và cứng khớp trong mùa đông
2024-01-11T18:07:38+07:00 2024-01-11T18:07:38+07:00 https://songkhoe360.vn/xuong-khop/lam-the-nao-de-giam-dau-va-cung-khop-trong-mua-dong-3173.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/lam-the-nao-de-giam-dau-va-cung-khop-trong-mua-dong-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/01/2024 10:10 | Xương khớp
-
Mùa đông mang đến không khí lạnh giá và đôi khi làm tăng cảm giác đau và cứng khớp, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về xương khớp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
1. Nguyên nhân gây đau và cứng khớp trong mùa đông
Giảm nhiệt độ và thay đổi áp suất khí quyển
Nhiệt độ giảm thấp vào buổi sáng mùa đông là một trong những yếu tố chủ yếu gây ra cảm giác đau và cứng khớp. Để hiểu rõ hơn về tác động của thời tiết lạnh vào cơ thể, hãy tưởng tượng chất dịch khớp như dầu đặc. Giống như việc dầu đặc lại vào buổi sáng và cần phải đun nóng để trở thành chất lỏng, chất dịch trong khớp cũng trở nên đặc hơn và nhớt hơn khi nhiệt độ giảm xuống trong buổi sáng mùa đông.
Tuy nhiên, một khi cơ thể bắt đầu di chuyển hoặc hoạt động, độ nhớt của chất dịch khớp giảm, giúp tăng cường bôi trơn giữa các khớp. Điều này không chỉ giảm cảm giác cứng khớp mà còn cải thiện khả năng vận động và linh hoạt của cơ bắp.
Sự biến đổi áp suất không khí cũng có tác động lớn đến các mô khớp, làm cho cơ, gân, và dây chằng mở rộng và co lại, tăng thêm cơn đau đối với những người có tình trạng viêm khớp và độ nhạy khớp cao. Giảm hoạt động thể chất
Sandeep Yadav - một chuyên gia về xương khớp tại Ấn Độ đã chia sẻ rằng, thời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây cản trở và làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, dẫn đến việc các triệu chứng đau và cứng khớp trở nên trầm trọng hơn. Việc giảm cường độ hoạt động do thời tiết lạnh không chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp mà còn gây ra sự co bóp và cảm giác đau khó chịu trong các khớp.
Ngoài ra, thời gian mà người ta thường ở trong nhà nhiều hơn và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa đông có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin D. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung mà còn góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp, kể cả ở những người có xương khớp bình thường.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và khớp, và sự thiếu hụt nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề xương khớp, làm gia tăng cảm giác đau và cảm giác cứng. Do đó, bảo đảm cung cấp đủ vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung có thể giúp giảm nguy cơ và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu trong mùa đông.
2. Cách ngăn ngừa đau và cứng khớp
Duy trì hoạt động thể chất
Biện pháp này là vô cùng quan trọng vì sự bất động của cơ, gân và dây chằng trong mùa đông thường dễ dàng dẫn đến tình trạng căng trước, tạo điều kiện cho sự xuất hiện đau và cảm giác cứng khớp.
Để giữ cho cơ thể linh hoạt và giảm nguy cơ đau và cứng khớp, có thể thực hiện các hoạt động tập luyện trong nhà. Bài tập kéo giãn cơ và thường xuyên không chỉ giúp gia tăng tính linh hoạt của cơ bắp mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể của khớp.
Những hoạt động như này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và giữ cho cơ bắp linh hoạt, từ đó giảm bớt khả năng gặp phải tình trạng đau và cứng khớp trong mùa đông. Giữ ấm cơ thể kết hợp điều trị bằng nhiệt
Để đối phó với khí rét trong mùa đông, cần lựa chọn quần áo phù hợp để giữ cho cơ thể ấm. Dù hoạt động ngoài trời hay ở trong nhà, việc giữ ấm có thể giúp ngăn chặn tình trạng cứng khớp mà nhiệt độ lạnh gây ra. Đặc biệt, nên chú ý giữ ấm cho các khớp như khớp tay, khớp gối, nơi thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau và cứng khớp.
Ngoài ra, cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị bằng nhiệt để giảm bớt tình trạng đau và cứng khớp. Sử dụng nước ấm để tắm hoặc áp dụng miếng đệm sưởi, chườm nóng có thể giúp tăng cường lưu lượng máu đến các vùng khớp, làm nới lỏng các dây chằng và gân bị căng.
Uống trà xanh
Trà xanh không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn có khả năng giảm đau viêm khớp. Trong trà xanh, chứa nhiều loại flavonoid và catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), một hợp chất chống oxy hóa và chống vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có khả năng ngăn chặn các hóa chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm viêm khớp. Đặc biệt, EGCG được xem là một trong những thành phần chính giúp ức chế quá trình viêm nhiễm và có thể bảo vệ sụn khớp khỏi sự tổn thương do viêm khớp.
Việc tích hợp trà xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng khớp, đặc biệt là ở những người có vấn đề về viêm khớp. Sử dụng một số loại gia vị
Một số gia vị phổ biến như quế và nghệ được coi là biện pháp hỗ trợ giảm đau và cứng khớp nhờ vào khả năng chống viêm và chống nhiễm trùng.
Đối với quế, có thể tận dụng tính chất chống viêm bằng cách trộn một thìa cà phê bột quế vào một cốc nước ấm và uống hỗn hợp này mỗi ngày. Việc sử dụng quế có thể giúp giảm đau và cứng khớp, đồng thời mang lại hương vị tuyệt vời cho nước uống.
Nghệ cũng là một gia vị có tính chống viêm mạnh mẽ, thêm một thìa cà phê bột nghệ vào một ly sữa ấm, trộn đều và uống hàng ngày, thêm chút mật ong nêu thích.
Xoa bóp
Bằng cách thúc đẩy lưu thông khí huyết ở cân, cơ xương, xoa bóp giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp và giảm sưng đau do viêm nhiễm. Phương pháp xoa bóp có thể được áp dụng ở nhiều vị trí trên cơ thể, từ mặt và đầu, vai đến ngực, cánh tay, chân và lưng.
Các động tác xoa xát, miết và ấn vào các khu vực cần thiết giúp giảm triệu chứng cứng khớp và đau. Thời gian thực hiện mỗi lần xoa bóp nên kéo dài khoảng 20 phút.
Ngoài việc giảm đau và cứng khớp, xoa bóp cũng có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sự thoải mái trong cơ thể. Một số biện pháp khác
• Bổ sung vitamin D từ thực phẩm, bởi vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và khớp và thiếu hụt nó có thể gây đau và cứng khớp. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, trứng, nấm và thực phẩm bổ sung vitamin D.
• Uống đủ nước và các chất lỏng khá: Khi cơ thể có đủ nước sẽ tránh được tình trạng đau cơ và khớp, đồng thời hỗ trợ quá trình chống viêm và duy trì sự linh hoạt của khớp.
• Tắm nước ấm hàng ngày: Nước ấm giúp cơ bắp và khớp giữ ẩm, làm dịu nhẹ các vùng bị đau và tăng cường cảm giác thoải mái.
• Nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy chống hoặc đeo đai lưng để giảm đau và tăng sự ổn định. Cân nhắc sử dụng những phương tiện này khi thực hiện các hoạt động cần sức lực để giảm bớt tác động tiêu cực lên cơ thể.
Giảm nhiệt độ và thay đổi áp suất khí quyển
Nhiệt độ giảm thấp vào buổi sáng mùa đông là một trong những yếu tố chủ yếu gây ra cảm giác đau và cứng khớp. Để hiểu rõ hơn về tác động của thời tiết lạnh vào cơ thể, hãy tưởng tượng chất dịch khớp như dầu đặc. Giống như việc dầu đặc lại vào buổi sáng và cần phải đun nóng để trở thành chất lỏng, chất dịch trong khớp cũng trở nên đặc hơn và nhớt hơn khi nhiệt độ giảm xuống trong buổi sáng mùa đông.
Tuy nhiên, một khi cơ thể bắt đầu di chuyển hoặc hoạt động, độ nhớt của chất dịch khớp giảm, giúp tăng cường bôi trơn giữa các khớp. Điều này không chỉ giảm cảm giác cứng khớp mà còn cải thiện khả năng vận động và linh hoạt của cơ bắp.
Sự biến đổi áp suất không khí cũng có tác động lớn đến các mô khớp, làm cho cơ, gân, và dây chằng mở rộng và co lại, tăng thêm cơn đau đối với những người có tình trạng viêm khớp và độ nhạy khớp cao. Giảm hoạt động thể chất
Sandeep Yadav - một chuyên gia về xương khớp tại Ấn Độ đã chia sẻ rằng, thời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây cản trở và làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, dẫn đến việc các triệu chứng đau và cứng khớp trở nên trầm trọng hơn. Việc giảm cường độ hoạt động do thời tiết lạnh không chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp mà còn gây ra sự co bóp và cảm giác đau khó chịu trong các khớp.
Ngoài ra, thời gian mà người ta thường ở trong nhà nhiều hơn và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa đông có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin D. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung mà còn góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp, kể cả ở những người có xương khớp bình thường.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và khớp, và sự thiếu hụt nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề xương khớp, làm gia tăng cảm giác đau và cảm giác cứng. Do đó, bảo đảm cung cấp đủ vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung có thể giúp giảm nguy cơ và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu trong mùa đông.
2. Cách ngăn ngừa đau và cứng khớp
Duy trì hoạt động thể chất
Biện pháp này là vô cùng quan trọng vì sự bất động của cơ, gân và dây chằng trong mùa đông thường dễ dàng dẫn đến tình trạng căng trước, tạo điều kiện cho sự xuất hiện đau và cảm giác cứng khớp.
Để giữ cho cơ thể linh hoạt và giảm nguy cơ đau và cứng khớp, có thể thực hiện các hoạt động tập luyện trong nhà. Bài tập kéo giãn cơ và thường xuyên không chỉ giúp gia tăng tính linh hoạt của cơ bắp mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể của khớp.
Những hoạt động như này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và giữ cho cơ bắp linh hoạt, từ đó giảm bớt khả năng gặp phải tình trạng đau và cứng khớp trong mùa đông. Giữ ấm cơ thể kết hợp điều trị bằng nhiệt
Để đối phó với khí rét trong mùa đông, cần lựa chọn quần áo phù hợp để giữ cho cơ thể ấm. Dù hoạt động ngoài trời hay ở trong nhà, việc giữ ấm có thể giúp ngăn chặn tình trạng cứng khớp mà nhiệt độ lạnh gây ra. Đặc biệt, nên chú ý giữ ấm cho các khớp như khớp tay, khớp gối, nơi thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau và cứng khớp.
Ngoài ra, cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị bằng nhiệt để giảm bớt tình trạng đau và cứng khớp. Sử dụng nước ấm để tắm hoặc áp dụng miếng đệm sưởi, chườm nóng có thể giúp tăng cường lưu lượng máu đến các vùng khớp, làm nới lỏng các dây chằng và gân bị căng.
Uống trà xanh
Trà xanh không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn có khả năng giảm đau viêm khớp. Trong trà xanh, chứa nhiều loại flavonoid và catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), một hợp chất chống oxy hóa và chống vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có khả năng ngăn chặn các hóa chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm viêm khớp. Đặc biệt, EGCG được xem là một trong những thành phần chính giúp ức chế quá trình viêm nhiễm và có thể bảo vệ sụn khớp khỏi sự tổn thương do viêm khớp.
Việc tích hợp trà xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng khớp, đặc biệt là ở những người có vấn đề về viêm khớp. Sử dụng một số loại gia vị
Một số gia vị phổ biến như quế và nghệ được coi là biện pháp hỗ trợ giảm đau và cứng khớp nhờ vào khả năng chống viêm và chống nhiễm trùng.
Đối với quế, có thể tận dụng tính chất chống viêm bằng cách trộn một thìa cà phê bột quế vào một cốc nước ấm và uống hỗn hợp này mỗi ngày. Việc sử dụng quế có thể giúp giảm đau và cứng khớp, đồng thời mang lại hương vị tuyệt vời cho nước uống.
Nghệ cũng là một gia vị có tính chống viêm mạnh mẽ, thêm một thìa cà phê bột nghệ vào một ly sữa ấm, trộn đều và uống hàng ngày, thêm chút mật ong nêu thích.
Xoa bóp
Bằng cách thúc đẩy lưu thông khí huyết ở cân, cơ xương, xoa bóp giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp và giảm sưng đau do viêm nhiễm. Phương pháp xoa bóp có thể được áp dụng ở nhiều vị trí trên cơ thể, từ mặt và đầu, vai đến ngực, cánh tay, chân và lưng.
Các động tác xoa xát, miết và ấn vào các khu vực cần thiết giúp giảm triệu chứng cứng khớp và đau. Thời gian thực hiện mỗi lần xoa bóp nên kéo dài khoảng 20 phút.
Ngoài việc giảm đau và cứng khớp, xoa bóp cũng có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sự thoải mái trong cơ thể. Một số biện pháp khác
• Bổ sung vitamin D từ thực phẩm, bởi vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và khớp và thiếu hụt nó có thể gây đau và cứng khớp. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, trứng, nấm và thực phẩm bổ sung vitamin D.
• Uống đủ nước và các chất lỏng khá: Khi cơ thể có đủ nước sẽ tránh được tình trạng đau cơ và khớp, đồng thời hỗ trợ quá trình chống viêm và duy trì sự linh hoạt của khớp.
• Tắm nước ấm hàng ngày: Nước ấm giúp cơ bắp và khớp giữ ẩm, làm dịu nhẹ các vùng bị đau và tăng cường cảm giác thoải mái.
• Nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy chống hoặc đeo đai lưng để giảm đau và tăng sự ổn định. Cân nhắc sử dụng những phương tiện này khi thực hiện các hoạt động cần sức lực để giảm bớt tác động tiêu cực lên cơ thể.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng