Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư gan
2023-12-13T10:53:46+07:00 2023-12-13T10:53:46+07:00 https://songkhoe360.vn/ung-thu/dau-hieu-nhan-biet-som-ung-thu-gan-2980.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/dau-hieu-nhan-biet-som-ung-thu-gan-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/12/2023 17:03 | Ung thư
-
Ở giai đoạn ban đầu, ung thư gan có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ xuất hiện rất ít và khó nhận diện. Việc phát hiện sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả của quá trình điều trị.
Ung thư gan đứng đầu danh sách về tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Ở Việt Nam, ung thư gan đứng ở vị trí thứ ba trong số những bệnh ung thư phổ biến nhất. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn làm giảm khả năng điều trị và đồng thời gia tăng tỷ lệ tử vong.
Nếu có khả năng phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có cơ hội điều trị hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Mặc dù các triệu chứng của ung thư gan thường rất ít, mơ hồ và không rõ ràng, nhưng việc chú ý đến những dấu hiệu đặc thù trong giai đoạn đầu vẫn giúp nhận biết sự bất thường và tăng khả năng phát hiện bệnh.
Những biểu hiệu sớm nhất của ung thư gan giai đoạn đầu
Biểu hiện của ung thư gan giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:
Mệt mỏi: Đây là biểu hiện phổ biến nhất của ung thư gan. Mệt mỏi thường xuất hiện đột ngột và kéo dài, không có nguyên nhân rõ ràng.
Chán ăn: Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí buồn nôn và nôn. Sụt cân: Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư gan.
Đau bụng: Đau bụng hạ sườn phải, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
Rối loạn tiêu hóa: Khi chức năng gan giảm sút, việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn trở nên kém hiệu quả.
Vàng da: Vàng da là biểu hiện do bilirubin, một sắc tố mật, tăng cao trong máu. Vàng da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, lòng trắng mắt và da.
Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu sẫm màu cũng là một biểu hiện do bilirubin tăng cao.
Chảy máu cam: Chảy máu cam không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư gan di căn đến phổi.
Ngứa da: Khi chức năng lọc và loại bỏ độc tố của gan giảm sút, các chất độc tố này có thể tích tụ và được đào thải qua da, gây ra tình trạng ngứa, mẩn ngứa, và nổi mụn. Nếu cảm giác ngứa xuất hiện tại một khu vực rồi lan tỏa ra khắp cơ thể, kéo dài mà không giảm đi sau khi sử dụng thuốc, có khả năng cao là gan đã bị tổn thương.
Ung thư gan có chữa được không?
Ung thư gan có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, kích thước và vị trí của khối u, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và các phương pháp điều trị được lựa chọn. • Nếu bệnh nhân được phẫu thuật ở giai đoạn sớm khi kích thước khối u dưới 3cm và gan vẫn trong trạng thái mới xơ, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt từ 80-90%.
• Trong trường hợp ghép gan thực hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân cũng có khả năng sống tới 60-70% sau 5 năm.
• Khi kích thước khối u nằm trong khoảng 3cm đến 6cm, tỷ lệ sống giảm xuống khoảng 60%.
• Đối với các trường hợp khối u lớn hơn, từ 6cm trở lên, tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ dao động trong khoảng 10-15%, tùy thuộc vào quyết định điều trị của bác sĩ.
• Trong trường hợp kích thước khối u vượt quá 10cm hoặc có sự di căn, khả năng chữa khỏi bệnh là khó khăn, và các biện pháp điều trị thường chỉ hướng đến việc kéo dài tuổi thọ và giảm đau cho bệnh nhân.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư gan:
• Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho ung thư gan giai đoạn sớm. Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u hoặc gan hoàn toàn.
• Ghép gan: Ghép gan là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho ung thư gan giai đoạn sớm. Ghép gan có thể giúp người bệnh sống sót lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
• Xạ trị: Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
• Hóa trị: Hóa trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Tầm soát ung thư gan
Để phòng tránh và đối phó hiệu quả với tỷ lệ cao của bệnh ung thư gan tại Việt Nam, việc thực hiện kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư gan là rất quan trọng.
• Đối với người có nguy cơ cao như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan, nhiễm vi rút viêm gan B hoặc C, xơ gan do virus hoặc tác động của rượu, viêm gan B hay C mãn tính, hoặc thường xuyên tiêu thụ rượu, việc thực hiện kiểm tra ung thư gan định kỳ hàng 6 tháng một lần là cần thiết.
• Nếu chưa nhiễm vi rút viêm gan B, việc tiêm ngừa vắc xin cũng là một biện pháp quan trọng.
• Kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết hợp với các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay chụp cắt lớp, có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư gan.
• Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống khoa học cũng là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống ung thư gan.
Không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, ngay cả những biểu hiện nhỏ nhất, là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời và hiệu quả.
Nếu có khả năng phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có cơ hội điều trị hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Mặc dù các triệu chứng của ung thư gan thường rất ít, mơ hồ và không rõ ràng, nhưng việc chú ý đến những dấu hiệu đặc thù trong giai đoạn đầu vẫn giúp nhận biết sự bất thường và tăng khả năng phát hiện bệnh.
Những biểu hiệu sớm nhất của ung thư gan giai đoạn đầu
Biểu hiện của ung thư gan giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:
Mệt mỏi: Đây là biểu hiện phổ biến nhất của ung thư gan. Mệt mỏi thường xuất hiện đột ngột và kéo dài, không có nguyên nhân rõ ràng.
Chán ăn: Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí buồn nôn và nôn. Sụt cân: Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư gan.
Đau bụng: Đau bụng hạ sườn phải, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
Rối loạn tiêu hóa: Khi chức năng gan giảm sút, việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn trở nên kém hiệu quả.
Vàng da: Vàng da là biểu hiện do bilirubin, một sắc tố mật, tăng cao trong máu. Vàng da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, lòng trắng mắt và da.
Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu sẫm màu cũng là một biểu hiện do bilirubin tăng cao.
Chảy máu cam: Chảy máu cam không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư gan di căn đến phổi.
Ngứa da: Khi chức năng lọc và loại bỏ độc tố của gan giảm sút, các chất độc tố này có thể tích tụ và được đào thải qua da, gây ra tình trạng ngứa, mẩn ngứa, và nổi mụn. Nếu cảm giác ngứa xuất hiện tại một khu vực rồi lan tỏa ra khắp cơ thể, kéo dài mà không giảm đi sau khi sử dụng thuốc, có khả năng cao là gan đã bị tổn thương.
Ung thư gan có chữa được không?
Ung thư gan có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, kích thước và vị trí của khối u, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và các phương pháp điều trị được lựa chọn. • Nếu bệnh nhân được phẫu thuật ở giai đoạn sớm khi kích thước khối u dưới 3cm và gan vẫn trong trạng thái mới xơ, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt từ 80-90%.
• Trong trường hợp ghép gan thực hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân cũng có khả năng sống tới 60-70% sau 5 năm.
• Khi kích thước khối u nằm trong khoảng 3cm đến 6cm, tỷ lệ sống giảm xuống khoảng 60%.
• Đối với các trường hợp khối u lớn hơn, từ 6cm trở lên, tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ dao động trong khoảng 10-15%, tùy thuộc vào quyết định điều trị của bác sĩ.
• Trong trường hợp kích thước khối u vượt quá 10cm hoặc có sự di căn, khả năng chữa khỏi bệnh là khó khăn, và các biện pháp điều trị thường chỉ hướng đến việc kéo dài tuổi thọ và giảm đau cho bệnh nhân.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư gan:
• Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho ung thư gan giai đoạn sớm. Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u hoặc gan hoàn toàn.
• Ghép gan: Ghép gan là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho ung thư gan giai đoạn sớm. Ghép gan có thể giúp người bệnh sống sót lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
• Xạ trị: Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
• Hóa trị: Hóa trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Tầm soát ung thư gan
Để phòng tránh và đối phó hiệu quả với tỷ lệ cao của bệnh ung thư gan tại Việt Nam, việc thực hiện kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư gan là rất quan trọng.
• Đối với người có nguy cơ cao như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan, nhiễm vi rút viêm gan B hoặc C, xơ gan do virus hoặc tác động của rượu, viêm gan B hay C mãn tính, hoặc thường xuyên tiêu thụ rượu, việc thực hiện kiểm tra ung thư gan định kỳ hàng 6 tháng một lần là cần thiết.
• Nếu chưa nhiễm vi rút viêm gan B, việc tiêm ngừa vắc xin cũng là một biện pháp quan trọng.
• Kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết hợp với các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay chụp cắt lớp, có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư gan.
• Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống khoa học cũng là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống ung thư gan.
Không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, ngay cả những biểu hiện nhỏ nhất, là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời và hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng