Mẹ bầu bị đau khớp háng phải làm sao?
2024-03-11T09:17:59+07:00 2024-03-11T09:17:59+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/me-bau-bi-dau-khop-hang-phai-lam-sao-3443.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_03/me-bau-bi-dau-khop-hang-phai-lam-sao-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
11/03/2024 08:54 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Việc mang thai là một thời kỳ hạnh phúc và đồng thời đầy thách thức đối với phụ nữ, và một trong những vấn đề thường gặp là đau khớp háng. Đau khớp háng không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng khi mang thai, từ thiếu canxi, magie đến các thay đổi trong cơ thể khi mang thai.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau khớp háng:
1. Thiếu canxi:
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu phải cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi, nếu không kịp thời bổ sung canxi, các khớp xương của mẹ sẽ bị đau nhức, điển hình là khớp háng.
2. Thiếu magie:
Magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất magie sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng, chuột rút cơ bắp hay đau dây thần kinh tọa.
3. Giãn dây chằng tròn:
Dây chằng tròn hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Ở một số trường hợp, cơ thể người mẹ sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. 4. Giãn tĩnh mạch:
Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo do sự tích tụ máu ở các chi dưới, điều này cũng góp phần làm cho bà bầu bị đau khớp háng.
5. Thay đổi nội tiết tố:
Việc thay đổi nội tiết tố khiến các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu mềm ra và có khả năng co giãn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh em bé. Quá trình này sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng và đau lưng.
6. Thay đổi trọng lượng cơ thể:
Tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng từ đó gây đau khớp háng ở bà bầu. Tình trạng đau khớp háng này hay gặp vào những tháng cuối của thai kỳ.
7. Thai nhi chuyển động:
Thai nhi chuyển động hay còn gọi là thai máy sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ và gây ra việc có bầu bị đau khớp háng. Tình trạng này sẽ ngày càng khó chịu hơn vào những tuần cuối của thai kỳ khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung.
8. Tiền sử tổn thương ở vị trí khớp háng:
Nữ giới có tiền sử mắc các căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu sẽ có nguy cơ cao bị đau khớp háng trở lại khi mang thai. 9. Do vận động nhiều:
Một số mẹ bầu không kiêng cữ mà vận động cơ thể nhiều, khiêng vác vật nặng trong khi mang thai sẽ dễ bị đau khớp háng. Việc vận động nhiều sẽ khiến cho vùng lưng, xương mu, xương chậu, hông, đùi và khớp háng của mẹ bầu bị đau nhức dữ dội.
10. Quá trình chuyển dạ:
Quá trình chuyển dạ làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều và làm viêm màng dính xương mu. Các mẹ bầu trong thời gian này thường cảm thấy đau ở khớp háng, cơn đau có thể lan lên lưng, vùng bẹn, hai bên hông, bên trong đùi.
Dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều biến đổi về cơ thể, trong đó có cả đau khớp háng. Đau khớp háng khi mang thai có thể gây ra không ít phiền toái và khó khăn cho phụ nữ mang thai.
Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu này, chúng ta cùng tìm hiểu qua từng giai đoạn của thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, rất nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy đau khớp háng khi thực hiện một số cử động như đi lại, nằm xuống hay đứng lên. Đau khớp háng ở giai đoạn này thường do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.
Trong một số trường hợp, đau khớp háng khi mang thai có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung, do sự căng tràn của tử cung khiến áp lực tác động lên các khớp háng. Giai đoạn 3 tháng giữa
Ở ba tháng giữa của thai kỳ, khi mẹ đứng lên, ngồi xuống đột ngột, uốn cong người, nâng đồ vật, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khớp háng. Nguyên nhân của cơn đau ở giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố, khi cơ thể phụ nữ mang thai phải sản xuất lượng hormone tăng gấp đôi so với bình thường để duy trì thai kỳ.
Điều này có thể gây ra sự lỏng lẻo và giãn nở của các mô liên kết và cấu trúc xương, dẫn đến cảm giác đau nhức ở vùng khớp háng.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà hiện tượng đau khớp háng diễn ra nhiều hơn. Mẹ sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương mu, hông đùi, xương chậu và cả hai khớp háng. Ở giai đoạn này, cơn đau khớp háng diễn ra nhiều hơn do thai nhi bắt đầu đổi ngôi thai, quay đầu xuống vùng xương chậu.
Cách giảm đau khớp háng cho mẹ bầu hiệu quả
Mẹ bầu có thể thử một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng có bầu bị đau khớp háng:
1. Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu bị đau khớp háng cần phải có chế độ nghỉ ngơi và ngồi thư giãn hợp lý. Việc phải đứng quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu và khớp háng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cả mẹ và thai nhi có một sức khỏe tốt, giảm thiểu các nguy cơ đau nhức xương khớp. Trong thực đơn, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa các chất sau đây:
- Canxi, magie có trong các loại cá béo, khoai lang, tôm, cua, sữa, hạnh nhân, sữa cho bà bầu như sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Enfa, sữa bầu Frisomum,... giúp hệ xương khớp của mẹ và thai nhi chắc khỏe hơn.
- Vitamin D có trong các loại ngũ cốc yến mạch, các chế phẩm từ đậu nành.
- Vitamin C có trong các loại rau có màu xanh đậm, quả chín màu vàng, đỏ như bông cải xanh, cam, quýt, bưởi. Những loại thực phẩm này giúp thai phụ tăng đề kháng, đẩy lùi các chứng bệnh.
- Sắt cho bà bầu có nhiều trong thịt bò, các loại đậu đỗ, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, đậu phụ. 3. Sử dụng đồ dùng hỗ trợ
Khi bụng càng lớn, mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. AVAKids gợi ý một số đồ dùng mà mẹ có thể sử dụng:
- Đai đỡ bụng: Đeo đai đỡ bụng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực cho vùng lưng dưới khi hoạt động, giảm đau lưng, đau vùng xương chậu và khớp háng.
- Gối hình chữ U hoặc J: Đây là loại gối được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu. Kiểu gối này giúp mẹ bầu kê lưng, giảm sức ép cho vùng hông và lưng khi nằm nghiêng, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.
- Dùng loại đệm nằm phù hợp: Đệm chuyên dụng cho mẹ bầu sẽ nâng đỡ cho các vùng bụng, lưng, chân, giúp điều chỉnh tư thế cho mẹ bầu và hạn chế những cơn đau nhức. Mẹ bầu cần chọn loại đệm mềm mại, có độ đàn hồi tốt, không quá cứng hay không làm võng lưng khi nằm.
- Sử dụng nẹp cho vùng khớp háng: Trong quá trình đi đứng, vận động hay tập luyện hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng thêm một chiếc nẹp xương chậu hoặc đai dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể.
4. Chườm nóng
Chườm nóng là một giải pháp hiệu quả giúp giảm đi việc có bầu bị đau khớp háng. Mẹ bầu có thể thử ngâm mình trong bồn nước nóng hay làm ấm cơ thể với một túi chườm. Nhiệt độ của túi chườm sẽ tác động vào các kinh lạc xung quanh vùng khớp bị đau và giúp giảm sưng đau.
5. Massage
Massage đều đặn giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. Massage không chỉ giúp cơ bắp được thả lỏng mà còn giúp mẹ giảm stress. Mẹ có thể liên hệ với chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ thực hiện các liệu pháp massage nhằm giảm đau và thư giãn.
6. Tập yoga
Tập yoga cũng là cách giúp mẹ bầu giảm đau vùng khớp háng. Mẹ bầu nên tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu để giảm thiểu các triệu chứng đau khớp háng cho vùng hông, xương chậu. 7. Bơi lội
Trong ba tháng cuối thai kỳ, việc đi lại hay đứng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, mẹ bầu đi bơi thay cho các hình thức tập luyện khác vì sức nâng của nước giúp loại bỏ áp lực lên khớp háng và giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.
Những biện pháp trên sẽ giúp mẹ bầu giảm đi tình trạng đau khớp háng khi mang thai một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp trên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi người phụ nữ mang thai.
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau khớp háng:
1. Thiếu canxi:
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu phải cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi, nếu không kịp thời bổ sung canxi, các khớp xương của mẹ sẽ bị đau nhức, điển hình là khớp háng.
2. Thiếu magie:
Magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất magie sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng, chuột rút cơ bắp hay đau dây thần kinh tọa.
3. Giãn dây chằng tròn:
Dây chằng tròn hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Ở một số trường hợp, cơ thể người mẹ sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. 4. Giãn tĩnh mạch:
Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo do sự tích tụ máu ở các chi dưới, điều này cũng góp phần làm cho bà bầu bị đau khớp háng.
5. Thay đổi nội tiết tố:
Việc thay đổi nội tiết tố khiến các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu mềm ra và có khả năng co giãn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh em bé. Quá trình này sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng và đau lưng.
6. Thay đổi trọng lượng cơ thể:
Tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng từ đó gây đau khớp háng ở bà bầu. Tình trạng đau khớp háng này hay gặp vào những tháng cuối của thai kỳ.
7. Thai nhi chuyển động:
Thai nhi chuyển động hay còn gọi là thai máy sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ và gây ra việc có bầu bị đau khớp háng. Tình trạng này sẽ ngày càng khó chịu hơn vào những tuần cuối của thai kỳ khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung.
8. Tiền sử tổn thương ở vị trí khớp háng:
Nữ giới có tiền sử mắc các căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu sẽ có nguy cơ cao bị đau khớp háng trở lại khi mang thai. 9. Do vận động nhiều:
Một số mẹ bầu không kiêng cữ mà vận động cơ thể nhiều, khiêng vác vật nặng trong khi mang thai sẽ dễ bị đau khớp háng. Việc vận động nhiều sẽ khiến cho vùng lưng, xương mu, xương chậu, hông, đùi và khớp háng của mẹ bầu bị đau nhức dữ dội.
10. Quá trình chuyển dạ:
Quá trình chuyển dạ làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều và làm viêm màng dính xương mu. Các mẹ bầu trong thời gian này thường cảm thấy đau ở khớp háng, cơn đau có thể lan lên lưng, vùng bẹn, hai bên hông, bên trong đùi.
Dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều biến đổi về cơ thể, trong đó có cả đau khớp háng. Đau khớp háng khi mang thai có thể gây ra không ít phiền toái và khó khăn cho phụ nữ mang thai.
Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu này, chúng ta cùng tìm hiểu qua từng giai đoạn của thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, rất nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy đau khớp háng khi thực hiện một số cử động như đi lại, nằm xuống hay đứng lên. Đau khớp háng ở giai đoạn này thường do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.
Trong một số trường hợp, đau khớp háng khi mang thai có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung, do sự căng tràn của tử cung khiến áp lực tác động lên các khớp háng. Giai đoạn 3 tháng giữa
Ở ba tháng giữa của thai kỳ, khi mẹ đứng lên, ngồi xuống đột ngột, uốn cong người, nâng đồ vật, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khớp háng. Nguyên nhân của cơn đau ở giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố, khi cơ thể phụ nữ mang thai phải sản xuất lượng hormone tăng gấp đôi so với bình thường để duy trì thai kỳ.
Điều này có thể gây ra sự lỏng lẻo và giãn nở của các mô liên kết và cấu trúc xương, dẫn đến cảm giác đau nhức ở vùng khớp háng.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà hiện tượng đau khớp háng diễn ra nhiều hơn. Mẹ sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương mu, hông đùi, xương chậu và cả hai khớp háng. Ở giai đoạn này, cơn đau khớp háng diễn ra nhiều hơn do thai nhi bắt đầu đổi ngôi thai, quay đầu xuống vùng xương chậu.
>>> Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có sao không? >>> Mẹ bầu ăn gì để thon gọn, thai nhi đủ dinh dưỡng? >>> Mẹ bầu cần làm gì để dự phòng tiền sản giật? |
Mẹ bầu có thể thử một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng có bầu bị đau khớp háng:
1. Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu bị đau khớp háng cần phải có chế độ nghỉ ngơi và ngồi thư giãn hợp lý. Việc phải đứng quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu và khớp háng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cả mẹ và thai nhi có một sức khỏe tốt, giảm thiểu các nguy cơ đau nhức xương khớp. Trong thực đơn, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa các chất sau đây:
- Canxi, magie có trong các loại cá béo, khoai lang, tôm, cua, sữa, hạnh nhân, sữa cho bà bầu như sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Enfa, sữa bầu Frisomum,... giúp hệ xương khớp của mẹ và thai nhi chắc khỏe hơn.
- Vitamin D có trong các loại ngũ cốc yến mạch, các chế phẩm từ đậu nành.
- Vitamin C có trong các loại rau có màu xanh đậm, quả chín màu vàng, đỏ như bông cải xanh, cam, quýt, bưởi. Những loại thực phẩm này giúp thai phụ tăng đề kháng, đẩy lùi các chứng bệnh.
- Sắt cho bà bầu có nhiều trong thịt bò, các loại đậu đỗ, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, đậu phụ. 3. Sử dụng đồ dùng hỗ trợ
Khi bụng càng lớn, mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. AVAKids gợi ý một số đồ dùng mà mẹ có thể sử dụng:
- Đai đỡ bụng: Đeo đai đỡ bụng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực cho vùng lưng dưới khi hoạt động, giảm đau lưng, đau vùng xương chậu và khớp háng.
- Gối hình chữ U hoặc J: Đây là loại gối được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu. Kiểu gối này giúp mẹ bầu kê lưng, giảm sức ép cho vùng hông và lưng khi nằm nghiêng, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.
- Dùng loại đệm nằm phù hợp: Đệm chuyên dụng cho mẹ bầu sẽ nâng đỡ cho các vùng bụng, lưng, chân, giúp điều chỉnh tư thế cho mẹ bầu và hạn chế những cơn đau nhức. Mẹ bầu cần chọn loại đệm mềm mại, có độ đàn hồi tốt, không quá cứng hay không làm võng lưng khi nằm.
- Sử dụng nẹp cho vùng khớp háng: Trong quá trình đi đứng, vận động hay tập luyện hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng thêm một chiếc nẹp xương chậu hoặc đai dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể.
4. Chườm nóng
Chườm nóng là một giải pháp hiệu quả giúp giảm đi việc có bầu bị đau khớp háng. Mẹ bầu có thể thử ngâm mình trong bồn nước nóng hay làm ấm cơ thể với một túi chườm. Nhiệt độ của túi chườm sẽ tác động vào các kinh lạc xung quanh vùng khớp bị đau và giúp giảm sưng đau.
5. Massage
Massage đều đặn giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. Massage không chỉ giúp cơ bắp được thả lỏng mà còn giúp mẹ giảm stress. Mẹ có thể liên hệ với chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ thực hiện các liệu pháp massage nhằm giảm đau và thư giãn.
6. Tập yoga
Tập yoga cũng là cách giúp mẹ bầu giảm đau vùng khớp háng. Mẹ bầu nên tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu để giảm thiểu các triệu chứng đau khớp háng cho vùng hông, xương chậu. 7. Bơi lội
Trong ba tháng cuối thai kỳ, việc đi lại hay đứng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, mẹ bầu đi bơi thay cho các hình thức tập luyện khác vì sức nâng của nước giúp loại bỏ áp lực lên khớp háng và giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.
Những biện pháp trên sẽ giúp mẹ bầu giảm đi tình trạng đau khớp háng khi mang thai một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp trên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi người phụ nữ mang thai.
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng