Thiếu vitamin C: Nguy hiểm thế nào? Bổ sung bao nhiêu là đủ?
2023-12-05T15:52:16+07:00 2023-12-05T15:52:16+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/thieu-vitamin-c-nguy-hiem-the-nao-bo-sung-bao-nhieu-la-du-2950.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/thieu-vitamin-c-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
05/12/2023 08:23 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Thiếu vitamin C làm cho da trở nên thô ráp, sần sùi, dễ bị bầm tím hơn, cơ thể mệt mỏi và rất nhiều biểu hiện đáng lo ngại khác cho sức khỏe mỗi người.
Vitamin C, hay còn được biết đến với cái tên axit ascorbic, là chất dinh dưỡng giúp cơ thể bạn hình thành nên các mạch máu, cơ bắp, xương và sụn khớp. Quá trình chữa bệnh của cơ thể cũng rất cần sự có mặt của vitamin C.
Đây cũng là một chất chống oxy hóa, nó sẽ giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của các gốc tự do - các phân tử được tạo ra liên tục trong đời sống, khi cơ thể bạn phân hủy thức ăn, tiếp xúc với khói thuốc lá, nhận bức xạ từ mặt trời, tia X hoặc rất nhiều nguồn khác.
Các gốc tự do đóng đã được biết đến với vai trò thúc đẩy bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác. Vitamin C cũng giúp cơ thể bạn tăng cường hấp thụ và dự trữ sắt. Vì thế, khi thiếu dưỡng chất này, các hoạt động trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng và gây ra hàng loạt các triệu chứng đa dạng khác nhau. 1. Các triệu chứng của thiếu vitamin C:
• Da thô ráp, sần sùi: Thiếu vitamin C làm tăng tích tụ keratin ở bên trong lỗ chân lông, đặc biệt là ở vùng đùi, mông, mặt sau cánh tay. Đó là tình trạng dày sừng nang lông, xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
• Lông tóc bị cong: Là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu vitamin C. Lông tóc mọc bị cong, cuộn là do khiếm khuyết trong quá trình hình thành cấu trúc protein.
• Móng tay hình thìa: Thiểu vitamin C có thể khiến cho móng tay chân của bạn trở nên lõm như chiếc thìa. Nếu tình trạng nặng hơn, có thể thấy các đốm đỏ hoặc đường thẳng màu đỏ trên giường móng, nguyên nhân là do mạch máu yếu và dễ vỡ.
• Dễ bị bầm tím: Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin C, bởi vì sản xuất collagen kém khiến thành mạch máu yếu và dễ vỡ. Các vết bầm tím có thể bao phủ các vùng rộng lớn trên cơ thể hoặc xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu tím dưới da. • Chậm liền vết thương: Quá trình hình thành collagen diễn ra chậm sẽ khiến vết thương liền sẹo chậm hơn. Cá biệt hơn có thể làm vết thương tái phát và nhiễm trùng trở lại. Đây là một dấu hiệu của thiếu trầm trọng vitamin C.
• Sưng đau các khớp: Vì khớp chứa nhiều mô liên kết giàu collagen nên chúng cũng có thể bị ảnh hưởng do thiếu vitamin C. Có thể nhẹ hoặc đủ nặng để khiến bệnh nhân đi lại khó khăn. Các mạch máu cũng dễ bị vỡ làm chảy máu nội khớp, làm sưng và đau thêm các khớp.
• Yếu xương: Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Bao gồm yếu và dễ gãy do quá trình tái tạo xương bị gián đoạn. • Chảy máu lợi (nướu): Lợi đỏ, sưng, chảy máu là một dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng thiếu vitamin C. Thậm chí lợi có thể chuyển màu tím và hoại tử nếu tình trạng nặng hơn.
• Thiếu máu: Ngoài việc dễ bị chảy máu hơn do thành mạch dễ vỡ, thiếu vitamin C còn làm gián đoạn quá trình hấp thu sắt - một nguyên liệu chính của quá trình sản xuất hồng cầu. Từ đó gây nên triệu chứng thiếu máu với các biểu hiện như da tóc khô, dễ gãy, xanh xao, nhanh mệt…
• Tăng cân không rõ nguyên nhân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin C và gia tăng mỡ thừa của cơ thể. Thậm chí đối với một người có cân nặng bình thường, thì lượng mỡ thừa, ví dụ như ở bụng, sẽ cao hơn nhiều so với bình thường nếu không được cung cấp vitamin C một cách đầy đủ.
• Bệnh Scorbut: Tổng hợp của các triệu chứng trên như suy nhược, thiếu máu dai dẳng, chảy máu bất thường, đau nhức xương khớp, sưng phù nhiều vị trí khác nhau được gọi là bệnh Scorbut, một chứng bệnh đặc trưng của việc thiếu vitamin C. 2. Bổ sung bao nhiêu vitamin C thì đủ?
Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 90 miligam đối với nam giới trưởng thành và 75 miligam đối với phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất được vitamin C như một số dưỡng chất khác, nên con đường duy nhất để bổ sung nó là thông qua ăn uống.
Một chế độ ăn uống lành mạnh với những loại thực phẩm như: cam quýt, quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, cải Brussels, bông cải xanh, rau chân vịt… sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết. Không nên sử dụng các chế phẩm cung cấp vitamin C nếu không thực sự cần thiết, vì nó sẽ vượt quá nhu cầu của cơ thể, có thể gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Có thể thấy vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật. Một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng sẽ đảm bảo nhu cầu vitamin C hằng ngày cho bạn.
Tuy nhiên cần lưu ý, nếu tình trạng thiếu vitamin C vẫn tiếp diễn, thì rất có thể còn nguyên nhân khác gây bệnh ngoài ăn uống. Và lúc này bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Đây cũng là một chất chống oxy hóa, nó sẽ giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của các gốc tự do - các phân tử được tạo ra liên tục trong đời sống, khi cơ thể bạn phân hủy thức ăn, tiếp xúc với khói thuốc lá, nhận bức xạ từ mặt trời, tia X hoặc rất nhiều nguồn khác.
Các gốc tự do đóng đã được biết đến với vai trò thúc đẩy bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác. Vitamin C cũng giúp cơ thể bạn tăng cường hấp thụ và dự trữ sắt. Vì thế, khi thiếu dưỡng chất này, các hoạt động trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng và gây ra hàng loạt các triệu chứng đa dạng khác nhau. 1. Các triệu chứng của thiếu vitamin C:
• Da thô ráp, sần sùi: Thiếu vitamin C làm tăng tích tụ keratin ở bên trong lỗ chân lông, đặc biệt là ở vùng đùi, mông, mặt sau cánh tay. Đó là tình trạng dày sừng nang lông, xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
• Lông tóc bị cong: Là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu vitamin C. Lông tóc mọc bị cong, cuộn là do khiếm khuyết trong quá trình hình thành cấu trúc protein.
• Móng tay hình thìa: Thiểu vitamin C có thể khiến cho móng tay chân của bạn trở nên lõm như chiếc thìa. Nếu tình trạng nặng hơn, có thể thấy các đốm đỏ hoặc đường thẳng màu đỏ trên giường móng, nguyên nhân là do mạch máu yếu và dễ vỡ.
• Dễ bị bầm tím: Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin C, bởi vì sản xuất collagen kém khiến thành mạch máu yếu và dễ vỡ. Các vết bầm tím có thể bao phủ các vùng rộng lớn trên cơ thể hoặc xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu tím dưới da. • Chậm liền vết thương: Quá trình hình thành collagen diễn ra chậm sẽ khiến vết thương liền sẹo chậm hơn. Cá biệt hơn có thể làm vết thương tái phát và nhiễm trùng trở lại. Đây là một dấu hiệu của thiếu trầm trọng vitamin C.
• Sưng đau các khớp: Vì khớp chứa nhiều mô liên kết giàu collagen nên chúng cũng có thể bị ảnh hưởng do thiếu vitamin C. Có thể nhẹ hoặc đủ nặng để khiến bệnh nhân đi lại khó khăn. Các mạch máu cũng dễ bị vỡ làm chảy máu nội khớp, làm sưng và đau thêm các khớp.
• Yếu xương: Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Bao gồm yếu và dễ gãy do quá trình tái tạo xương bị gián đoạn. • Chảy máu lợi (nướu): Lợi đỏ, sưng, chảy máu là một dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng thiếu vitamin C. Thậm chí lợi có thể chuyển màu tím và hoại tử nếu tình trạng nặng hơn.
• Thiếu máu: Ngoài việc dễ bị chảy máu hơn do thành mạch dễ vỡ, thiếu vitamin C còn làm gián đoạn quá trình hấp thu sắt - một nguyên liệu chính của quá trình sản xuất hồng cầu. Từ đó gây nên triệu chứng thiếu máu với các biểu hiện như da tóc khô, dễ gãy, xanh xao, nhanh mệt…
• Tăng cân không rõ nguyên nhân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin C và gia tăng mỡ thừa của cơ thể. Thậm chí đối với một người có cân nặng bình thường, thì lượng mỡ thừa, ví dụ như ở bụng, sẽ cao hơn nhiều so với bình thường nếu không được cung cấp vitamin C một cách đầy đủ.
• Bệnh Scorbut: Tổng hợp của các triệu chứng trên như suy nhược, thiếu máu dai dẳng, chảy máu bất thường, đau nhức xương khớp, sưng phù nhiều vị trí khác nhau được gọi là bệnh Scorbut, một chứng bệnh đặc trưng của việc thiếu vitamin C. 2. Bổ sung bao nhiêu vitamin C thì đủ?
Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 90 miligam đối với nam giới trưởng thành và 75 miligam đối với phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất được vitamin C như một số dưỡng chất khác, nên con đường duy nhất để bổ sung nó là thông qua ăn uống.
Một chế độ ăn uống lành mạnh với những loại thực phẩm như: cam quýt, quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, cải Brussels, bông cải xanh, rau chân vịt… sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết. Không nên sử dụng các chế phẩm cung cấp vitamin C nếu không thực sự cần thiết, vì nó sẽ vượt quá nhu cầu của cơ thể, có thể gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Có thể thấy vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật. Một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng sẽ đảm bảo nhu cầu vitamin C hằng ngày cho bạn.
Tuy nhiên cần lưu ý, nếu tình trạng thiếu vitamin C vẫn tiếp diễn, thì rất có thể còn nguyên nhân khác gây bệnh ngoài ăn uống. Và lúc này bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng