Nuôi dưỡng cơ thể bằng các vị thực phẩm

11/12/2022 11:00 | Sức khỏe dinh dưỡng
- Nhiều người chỉ nghĩ đến vị chua (điển hình như hình dung ra vị của một quả chanh) cũng đủ để tiết nước bọt nhiều hơn trong khoang miệng. Những món ăn có vị chua làm tăng axit trong dạ dày, do đó thường được khuyến cáo hạn chế đối với những người có bệnh viêm, loét dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng về sự cần thiết, các tác dụng và cả các ảnh hưởng không tốt của nó đối với cơ thể khi dùng quá mức cần thiết. Bài viết hôm nay, Sống khỏe 360 sẽ chia sẻ với quý bạn đọc về vị CHUA - một trong 6 vị thiết yếu bạn cần mỗi ngày để nạp dinh dưỡng cho cơ thể.

PHẦN 2: VỊ CHUA

Quá trình tiêu hóa của cơ thể bắt đầu từ miệng. Miệng càng được bôi trơn thì cơ thể bạn càng dễ tiêu hóa thức ăn. Vị chua được tiếp nhận và cảm nhận tại vị trí 2 bên cạnh lưỡi (gần răng hàm và cuống lưỡi). Vị chua là vị giúp khoang miệng tăng tiết nước bọt nhanh và nhiều nhất. Chất chua trong thức ăn chua làm tăng axit trong dạ dày, góp phần làm phân hủy thức ăn nhanh chóng cho quá trình tiêu hóa được kích thích dễ dàng hơn. Do đó, thực phẩm chua giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi.
 
NUÔI DƯỠNG CƠ THỂ BẰNG CÁC VỊ CỦA THỰC PHẨM 1 1

Vị chua có tính nóng, tăng tiết dịch và đồng thời làm cạn kiệt dịch trong cơ thể khi dùng quá nhiều; khiến cho cơ thể dễ ra mồ hôi, tiêu mỡ, giảm cân. Chúng ta cũng có thể hỗ trợ đẩy đờm, tiêu đờm bằng vị chua (ví dụ như món chanh muối, chanh ngâm mật ong…). Vị chua phù hợp với các món lạnh như salad, rau xào; các món ăn có nguồn gốc từ nước và có nhiều nước như hàu, ngao, cá sông…, các món súp, cháo, lẩu…

Chanh ta, lựu, bưởi, chanh leo… là một số thực phẩm có vị chua rất tốt vì chúng có đặc tính làm mát và chống viêm. Sữa chua cũng là một thực phẩm có vị chua thuộc nhóm lên men được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên sữa chua sẽ phù hợp với tùy đối tượng nhất định, không lạm dụng, và chúng ta cũng nên chọn những loại sữa chua men sống, lành mạnh hơn như sữa chua lên men từ con nấm kefir. Các loại giấm khi sử dụng với liều lượng nhỏ, hợp lý cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giấm táo.

Đa số các thực phẩm chua thường chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa (đặc biệt là các trái cây họ cam, quýt). Chúng mang lại sinh lực, tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, cải thiện sự lưu thông và khả năng chuyển hóa, giúp cơ thể dễ dàng chiết xuất các khoáng chất từ thức ăn của bạn, chẳng hạn như sắt.

Về mặt cảm xúc và tinh thần, ăn các thực phẩm có vị chua giúp làm tăng sự tỉnh táo, nhạy bén và khả năng tập trung. Tuy nhiên, quá chua lại có thể dẫn đến tính phán xét, chỉ trích, ghen tị và thù hận.

Không phải thực phẩm chua nào cũng được khuyên dùng cho sức khỏe của bạn, chẳng hạn như đa số các thực phẩm lên men đều không được khuyến khích do chúng có thể dẫn đến độ pH có tính axit và chứng ợ nóng. Quá nhiều thức ăn chua gây ra mụn trứng cá, tiết nhiều axit quá mức bình thường, khát nước quá mức, thậm chí có những trường hợp có thể bị tiêu chảy, sốt, chàm, ngứa, vẩy nến và loét… Lời khuyên đưa ra là chúng ta nên dùng một lượng nhỏ thực phẩm vị chua hoặc kết hợp lượng nhỏ vị chua trong các món ăn hàng ngày để tăng cường chức năng tiêu hóa, chuyển hóa cho cơ thể.

Một chế độ ăn uống hài hòa, hợp lý cần có đầy đủ tất cả các vị để có sự cân bằng về dinh dưỡng. Không kiêng khem, bài trừ quá mức một loại thực phẩm hay hương vị nào, nhưng cũng không lạm dụng quá mức. Mọi chế độ ăn đề cao tính cân bằng và phù hợp, nguồn gốc tự nhiên sẽ đem đến một nền tảng cơ thể có sức khỏe cân bằng trọn vẹn.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây