Chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm thiết yếu giúp giảm nguy cơ đột quỵ

- Đột quỵ là một tình trạng bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở lứa tuổi, giới tính nào. Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu đến não bị tắc hoặc vỡ do một bướu máu hoặc cặn bã gây nghẽn đường máu.
Đột quỵ là một tình trạng y tế nghiêm trọng và rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị đột quỵ não sẽ không còn nhận được dưỡng chất và oxy, gây ra tổn thương nặng nề đến mô não và các chức năng hệ thần kinh. Nếu không được khắc phục kịp thời, đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người, suy nhược cơ thể, khó nói chuyện, đi lại và sinh hoạt hàng ngày, và một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Cách tốt nhất để tránh bị đột quỵ là có một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và có một lối sống lành mạnh.  
1. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ đột quỵ
• Ăn chế độ ăn dựa trên thực vật 
Chế độ ăn dựa trên thực phật giúp cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể, từ đó giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch, đồng thời cải thiện lưu lượng máu, hạn chế tình trạng đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy cứ 7 gam chất xơ bạn ăn mỗi ngày, bạn sẽ giảm gần 7% nguy cơ đột quỵ lần đầu.
Trung bình, thực phẩm thực vật chứa chất chống oxy hóa cao gấp 64 lần so với động vật. Do đó, hãy cố gắng ăn nhiều loại trái cây, rau, thảo mộc và gia vị trong mỗi bữa ăn, để cơ thể bạn có thể liên tục cung cấp nhiều loại chất chống oxy hóa đa dạng.
• Ăn thực phẩm chứa chất béo tốt: 
Chất béo không no trong các loại hạt như hạt chia, hạt lanh và dầu ô liu có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
• Ăn cá và các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3:
Omega-3 được coi là một chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch và là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy tăng cường bổ sung các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá thu, cá ngừ, đậu nành, quả óc chó và hạt lanh để ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm thiết yếu giúp giảm nguy cơ đột quỵ 1
2. Một số loại thực phẩm gây đột quỵ mà bạn nên tránh
• Thực phẩm giàu cholesterol
Cholesterol là chất béo cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường, nhưng khi nồng độ cholesterol tăng cao, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đột quỵ. Những thực phẩm giàu cholesterol bao gồm: thịt đỏ, trứng, gan, bơ, kem, phô mai và các sản phẩm từ sữa, … Do đó nên hạn chế các thực phẩm này, tuy nhiên, không nên loại bỏ hoàn toàn nếu không có thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác thay thế. 
• Thức ăn mặn
Thức ăn mặn có thể gây ra đột quỵ do tác động của natri trong muối đến huyết áp và các động mạch, có thể gây ra căn bệnh nhồi máu cơ tim và tăng  nguy cơ đột quỵ.
Các loại thực phẩm chứa natri, bao gồm các loại đồ ăn chế biến sẵn, rau củ quả đóng hộp, xúc xích, thịt ba chỉ, giăm bông, mì, snack và thức uống có ga. Do đó, đối với những người có nguy cơ đột quỵ cao, việc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này là rất quan trọng.
• Sản phẩm bơ sữa
Sản phẩm bơ sữa không gây ra đột quỵ trực tiếp, tuy nhiên, nó là một thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, những yếu tố đó được coi là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải được khuyến nghị để tránh nguy cơ đột quỵ.
Chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm thiết yếu giúp giảm nguy cơ đột quỵ 2
3. Các yếu tố lối sống khác giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
• Tập thể dục
Tập thể dục là liều thuốc nhất giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất một giờ, 5 ngày trên một tuần để năng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho cơ thể. 
• Giảm cân
Những người béo phì có nguy cơ cao hơn về các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, việc giảm cân sẽ giúp giảm khả năng đột quỵ ở những người bị thừa cân, béo phì. 
• Giấc ngủ tối ưu
Theo các nghiên cứu, người thiếu ngủ hoặc không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người có thời gian ngủ đủ giấc. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể có thể nghỉ ngơi và phục hồi từ những tác động của căng thẳng và các hoạt động hàng ngày. Do đó, nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, nên tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề này để tránh để lâu khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh. 
Chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm thiết yếu giúp giảm nguy cơ đột quỵ 3
Đột quỵ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó, việc phòng ngừa nó là vô cùng quan trọng. Để phòng tránh khả năng xảy ra đột quỵ, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, quản lý huyết áp và đường huyết, giữ mức cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, và tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm từ bên ngoài. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây