Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ
2023-11-10T15:18:41+07:00 2023-11-10T15:18:41+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-me-va-be/tao-thoi-quen-an-uong-lanh-manh-cho-tre-tu-nho-2682.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/tao-thoi-quen-an-uong-lanh-manh-cho-tre-tu-nho-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
09/11/2023 16:31 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
-
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về câu nói “You are what you eat” - bạn là những gì mà bạn ăn. Một cách nói ví von để thể hiện mức độ quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đối với sức khỏe mỗi người.
Đặc biệt với trẻ em, đối tượng đang trong thời gian phát triển nhanh nhất của cuộc đời.
Với việc các bố mẹ xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ sớm sẽ giúp trẻ:
→ Phát triển toàn diện nhiều khía cạnh khác nhau của cơ thể như thể chất, trí tuệ, khả năng miễn dịch…
→ Định hình nên thói quen ăn uống, lối sống trong suốt quãng đời còn lại.
→ Giúp trẻ ăn được nhiều loại thức ăn hơn, bớt kén chọn hơn.
→ Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý, đặc biệt là bệnh mãn tính: có thể nói thực phẩm chính là loại thuốc đầu tiên mà cơ thể sử dụng. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ phát triển và mạnh khỏe, ngược lại dinh dưỡng không lành mạnh, dễ dẫn đến những bệnh lý như béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường,... về sau này.
Vậy làm sao để có thể khiến trẻ ăn uống lành mạnh ngay từ bé? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
Ăn uống cùng nhau như một gia đình
Các thói quen, dù tốt hay xấu đều ảnh hưởng rất nhiều tới hướng phát triển của trẻ. Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, đôi khi trẻ không có nhiều thời gian được ăn uống cùng với cha mẹ của mình, vì thế trẻ có thể ăn ít rau, hay quá nhiều bánh kẹo… mà không có ai nhắc nhở. Ăn cùng nhau là một thời điểm rất tốt để các bậc phụ huynh dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và cách cư xử đúng mực trên bàn ăn, cũng là một dịp rất tốt để bố mẹ và con cái hiểu thêm về nhau.
Tuy nhiên, hãy cố gắng làm bữa ăn trở nên dễ chịu hơn đối với trẻ, bằng cách cố gắng trò chuyện thật thoải mái và chia sẻ kinh nghiệm của mình, chứ không nên quát mắng hay tranh cãi gay gắt.
Ví dụ như bố mẹ quyết định trẻ ăn món gì, thì hãy để trẻ quyết định ăn một lượng bao nhiêu. Giải thích cho chúng đầy đủ tại sao thức ăn này tốt/hại cho sức khỏe thay vì chỉ đơn thuần bắt chúng ăn hay cấm chúng khỏi thức ăn nào đó.
Giới hạn thời gian 1 bữa ăn nhưng đừng quá eo hẹp cho trẻ, 30 phút cho mỗi bữa ăn có lẽ là một con số hợp lý
Nói không với kén ăn ngay từ sớm
Kén ăn là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, chúng chỉ muốn ăn đồ ngọt và những thứ chúng thích chứ không muốn trải nghiệm những thực phẩm khác. Bạn có thể cảm thấy gần như không thể giải quyết vấn đề này, nhưng hãy tin rằng với sự quyết tâm và nhẫn nại, thì không gì là không thể giải quyết.
Hãy là người quyết định xem thực đơn hôm nay gồm những gì. Và khi trẻ yêu cầu một món khác, bạn có thể giải thích rằng hôm nay gia đình chúng ta không ăn nó và đề nghị rằng món đó sẽ quay trở lại vào ngày hôm khác. Không nên suy nghĩ rằng phải chuẩn bị thức ăn riêng cho trẻ, mà hãy dạy chúng cách ăn những thứ mà mọi người trong gia đình ăn.
Bên cạnh đó hãy chuẩn bị cho tủ lạnh gia đình mình thật nhiều sự lựa chọn khác nhau, trong đó đương nhiên có những món ăn mà trẻ thích. Và trước khi trẻ ăn những món khoái khẩu, hãy yêu cầu chúng cắn 3 miếng cho mỗi món khác.
‘Trẻ có thể không thích, nhưng không sao. Bở quá trình lặp lại sẽ khiến chúng dần quen hơn những thực phẩm khác nhau. Đôi khi việc tạo ra khẩu vị chỉ là thử và sai, cho đến khi nào trẻ chấp nhận thì thôi.
Cho trẻ cùng tham gia lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn
Giống như người lớn, trẻ em thường thích có tiếng nói trong các sự lựa chọn và việc mình làm. Bạn nên giao một số công đoạn đơn giản trong nấu ăn cho trẻ làm, điều đó sẽ khiến chúng hào hứng hơn với bữa ăn.
Bạn có thể cho trẻ đi chợ cùng và chọn vài thứ mà chúng thích, chọn món rau mà tối nay gia đình sẽ ăn, làm một số nhiệm vụ đơn giản như rửa trái cây, gọt khoai tây, trộn nguyên liệu lại với nhau…để chúng trang trí món ăn theo ý thích. Chuẩn bị những bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe
Cơ thể trẻ em phát triển với một tốc độ rất nhanh, cộng thêm tính hiếu động nên không khó hiểu tại sao khi chúng luôn đói. Vì thế, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn vài bữa ăn nhẹ mỗi ngày để sẵn sàng dùng, thay vì để trẻ tìm đến những lựa chọn nhanh nhưng có hại cho sức khỏe khác như bánh kẹo, nước ngọt.
Ví dụ như những đãi trái cây đã được cắt sẵn, trứng đã luộc, bỏng ngô, bánh quy tự làm, sữa chua… Tuy nhiên nên đặt giới hạn cho trẻ về những bữa ăn này. Chỉ cho phép trẻ ăn 1 đến 2 bữa mỗi ngày vào những thời điểm cụ thể để tránh làm mất đi cảm giác thèm ăn đối với bữa chính.
Đảm bảo các con muốn ăn vì bản thân đói, chứ không phải dùng ăn như một cách để giết thời gian. Nếu quá rảnh rỗi, hay cho trẻ tham gia các trò chơi tập thể để tăng cường sức khỏe.
Đặt một số quy định cho trẻ
Bạn nên đặt ra một số quy định cho trẻ để rèn luyện cho chúng những thói quen tốt. Ví dụ như phải cố gắng ăn ít nhất 2 gắp rau, chỉ được ăn bánh kẹo và nước ngọt vào những tối cuối tuần, tập trung ăn thay vì xem các thiết bị điện tử…
Đương nhiên các quy định không nên quá khắt khe làm trẻ cảm thấy khó chịu, và chính các bậc cha mẹ cũng nên làm tấm gương cho trẻ, cố gắng biến mình thành hình mẫu để con cái noi theo.
Việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một đầu đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con. Những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí óc. Cùng với đó, việc giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc chọn lựa thực phẩm, hình thành nhận thức về ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ tự quản lý chế độ ăn của mình khi lớn lên.
Không chỉ vậy, việc nâng cao ý thức về việc chuẩn bị và thưởng thức bữa ăn cũng giúp trẻ hiểu rõ hơn về nguồn gốc thực phẩm, sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảm nhận hương vị của từng loại thức ăn.
Với những nỗ lực nhỏ hàng ngày, chúng ta đang chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp các con trở thành những người lớn có ý thức về sức khỏe và ăn uống lành mạnh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích ngay tại thời điểm hiện tại mà còn là đầu đề quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc trong tương lai.
Với việc các bố mẹ xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ sớm sẽ giúp trẻ:
→ Phát triển toàn diện nhiều khía cạnh khác nhau của cơ thể như thể chất, trí tuệ, khả năng miễn dịch…
→ Định hình nên thói quen ăn uống, lối sống trong suốt quãng đời còn lại.
→ Giúp trẻ ăn được nhiều loại thức ăn hơn, bớt kén chọn hơn.
→ Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý, đặc biệt là bệnh mãn tính: có thể nói thực phẩm chính là loại thuốc đầu tiên mà cơ thể sử dụng. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ phát triển và mạnh khỏe, ngược lại dinh dưỡng không lành mạnh, dễ dẫn đến những bệnh lý như béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường,... về sau này.
Vậy làm sao để có thể khiến trẻ ăn uống lành mạnh ngay từ bé? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
Ăn uống cùng nhau như một gia đình
Các thói quen, dù tốt hay xấu đều ảnh hưởng rất nhiều tới hướng phát triển của trẻ. Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, đôi khi trẻ không có nhiều thời gian được ăn uống cùng với cha mẹ của mình, vì thế trẻ có thể ăn ít rau, hay quá nhiều bánh kẹo… mà không có ai nhắc nhở. Ăn cùng nhau là một thời điểm rất tốt để các bậc phụ huynh dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và cách cư xử đúng mực trên bàn ăn, cũng là một dịp rất tốt để bố mẹ và con cái hiểu thêm về nhau.
Tuy nhiên, hãy cố gắng làm bữa ăn trở nên dễ chịu hơn đối với trẻ, bằng cách cố gắng trò chuyện thật thoải mái và chia sẻ kinh nghiệm của mình, chứ không nên quát mắng hay tranh cãi gay gắt.
Ví dụ như bố mẹ quyết định trẻ ăn món gì, thì hãy để trẻ quyết định ăn một lượng bao nhiêu. Giải thích cho chúng đầy đủ tại sao thức ăn này tốt/hại cho sức khỏe thay vì chỉ đơn thuần bắt chúng ăn hay cấm chúng khỏi thức ăn nào đó.
Giới hạn thời gian 1 bữa ăn nhưng đừng quá eo hẹp cho trẻ, 30 phút cho mỗi bữa ăn có lẽ là một con số hợp lý
Nói không với kén ăn ngay từ sớm
Kén ăn là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, chúng chỉ muốn ăn đồ ngọt và những thứ chúng thích chứ không muốn trải nghiệm những thực phẩm khác. Bạn có thể cảm thấy gần như không thể giải quyết vấn đề này, nhưng hãy tin rằng với sự quyết tâm và nhẫn nại, thì không gì là không thể giải quyết.
Hãy là người quyết định xem thực đơn hôm nay gồm những gì. Và khi trẻ yêu cầu một món khác, bạn có thể giải thích rằng hôm nay gia đình chúng ta không ăn nó và đề nghị rằng món đó sẽ quay trở lại vào ngày hôm khác. Không nên suy nghĩ rằng phải chuẩn bị thức ăn riêng cho trẻ, mà hãy dạy chúng cách ăn những thứ mà mọi người trong gia đình ăn.
Bên cạnh đó hãy chuẩn bị cho tủ lạnh gia đình mình thật nhiều sự lựa chọn khác nhau, trong đó đương nhiên có những món ăn mà trẻ thích. Và trước khi trẻ ăn những món khoái khẩu, hãy yêu cầu chúng cắn 3 miếng cho mỗi món khác.
‘Trẻ có thể không thích, nhưng không sao. Bở quá trình lặp lại sẽ khiến chúng dần quen hơn những thực phẩm khác nhau. Đôi khi việc tạo ra khẩu vị chỉ là thử và sai, cho đến khi nào trẻ chấp nhận thì thôi.
Cho trẻ cùng tham gia lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn
Giống như người lớn, trẻ em thường thích có tiếng nói trong các sự lựa chọn và việc mình làm. Bạn nên giao một số công đoạn đơn giản trong nấu ăn cho trẻ làm, điều đó sẽ khiến chúng hào hứng hơn với bữa ăn.
Bạn có thể cho trẻ đi chợ cùng và chọn vài thứ mà chúng thích, chọn món rau mà tối nay gia đình sẽ ăn, làm một số nhiệm vụ đơn giản như rửa trái cây, gọt khoai tây, trộn nguyên liệu lại với nhau…để chúng trang trí món ăn theo ý thích. Chuẩn bị những bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe
Cơ thể trẻ em phát triển với một tốc độ rất nhanh, cộng thêm tính hiếu động nên không khó hiểu tại sao khi chúng luôn đói. Vì thế, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn vài bữa ăn nhẹ mỗi ngày để sẵn sàng dùng, thay vì để trẻ tìm đến những lựa chọn nhanh nhưng có hại cho sức khỏe khác như bánh kẹo, nước ngọt.
Ví dụ như những đãi trái cây đã được cắt sẵn, trứng đã luộc, bỏng ngô, bánh quy tự làm, sữa chua… Tuy nhiên nên đặt giới hạn cho trẻ về những bữa ăn này. Chỉ cho phép trẻ ăn 1 đến 2 bữa mỗi ngày vào những thời điểm cụ thể để tránh làm mất đi cảm giác thèm ăn đối với bữa chính.
Đảm bảo các con muốn ăn vì bản thân đói, chứ không phải dùng ăn như một cách để giết thời gian. Nếu quá rảnh rỗi, hay cho trẻ tham gia các trò chơi tập thể để tăng cường sức khỏe.
Đặt một số quy định cho trẻ
Bạn nên đặt ra một số quy định cho trẻ để rèn luyện cho chúng những thói quen tốt. Ví dụ như phải cố gắng ăn ít nhất 2 gắp rau, chỉ được ăn bánh kẹo và nước ngọt vào những tối cuối tuần, tập trung ăn thay vì xem các thiết bị điện tử…
Đương nhiên các quy định không nên quá khắt khe làm trẻ cảm thấy khó chịu, và chính các bậc cha mẹ cũng nên làm tấm gương cho trẻ, cố gắng biến mình thành hình mẫu để con cái noi theo.
Việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một đầu đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con. Những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí óc. Cùng với đó, việc giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc chọn lựa thực phẩm, hình thành nhận thức về ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ tự quản lý chế độ ăn của mình khi lớn lên.
Không chỉ vậy, việc nâng cao ý thức về việc chuẩn bị và thưởng thức bữa ăn cũng giúp trẻ hiểu rõ hơn về nguồn gốc thực phẩm, sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảm nhận hương vị của từng loại thức ăn.
Với những nỗ lực nhỏ hàng ngày, chúng ta đang chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp các con trở thành những người lớn có ý thức về sức khỏe và ăn uống lành mạnh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích ngay tại thời điểm hiện tại mà còn là đầu đề quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng