Nói tạm biệt với những thói quen ăn uống xấu của con: Ăn chậm, kén ăn, lười ăn,...
2023-06-22T14:29:19+07:00 2023-06-22T14:29:19+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-me-va-be/noi-tam-biet-voi-nhung-thoi-quen-an-uong-xau-cua-con-an-cham-ken-an-luoi-an-1508.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/noi-tam-biet-voi-nhung-thoi-quen-an-uong-xau-cua-con-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/06/2023 14:07 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
-
Việc trẻ em kén ăn, lười ăn là một vấn đề rất thường gặp và đôi khi gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc con. Nếu nhận thấy con kén ăn hoặc mối giờ ăn là một cuộc đấu tranh, hãy thử những lời khuyên sau đây để giúp con phát triển thói quen ăn uống tốt hơn.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu rèn luyện cho con có một thói quen ăn uống lành mạnh và thú vị hơn. Nhưng để tập cho con cách ăn uống đúng đắn, hãy chắc chắn việc rèn luyện chế độ ăn uống được thực hiện một cách đều đặn, nhất quán hàng ngày.
1. Vai trò của người chăm sóc bữa ăn cho trẻ
• Quyết định loại thức ăn và đồ uống cho bé trong các bữa ăn chính và phụ.
Là người chăm sóc và lên kế hoạch dinh dưỡng cho con, nếu thấy con kén ăn, đừng cho con những lựa chọn khác hoặc những món ăn yêu thích của chúng nếu chúng từ chối bữa ăn gia đình. Chỉ thưởng cho con những món ăn chúng thích nếu chúng ngoan ngoãn ăn uống cùng cả nhà.
• Quyết định khi nào thức ăn được phục vụ cho bé.
Phụ huynh cũng chính là người quyết định thời gian ăn của con, do đó để rèn luyện thời gian ăn uống điều độ cho bé, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé ăn cả bữa chính và bữa phụ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Từ đó, con bạn sẽ học được khi nào là đến giờ ăn và chúng sẽ tự giác đến bàn ăn dù có đói hay không.
• Quyết định nơi thức ăn được phục vụ cho bé.
Trẻ ăn ngon hơn khi cả gia đình cùng ngồi ăn với bé. Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý hạn chế những thứ gây sao nhãng như tivi, điện thoại trong giờ ăn. Đừng rèn cho con thói quen phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào trong giờ ăn vì đó sẽ trở thành thói quen xấu cho bé. 2. 8 lời khuyên cho cha mẹ khi chăm sóc bé kén ăn
• Ba mẹ nên là tấm gương cho con: con sẽ ăn ngon miệng hơn và sẵn sàng thử thức ăn mới hơn nếu chúng thấy những người khác trong bàn ăn cũng sử dụng cùng một loại thức ăn như vậy. Do đó, các thành viên trong gia đình đều là tấm gương quan trọng cho việc rèn luyện thói quen ăn uống của bé. • Ăn vào những thời điểm cố định: Chỉ cung cấp nước giữa các bữa ăn và bữa ăn nhẹ, tránh con ăn quá nhiều đồ ăn vặt và cảm thấy no trước giờ ăn chính thức.
• Nếu con tôi không chịu ăn thì sao: Nếu con không chịu ăn vào bữa phụ hoặc bữa chính, chỉ cho bé ăn vào thời gian đã định tiếp theo. Hãy cứng rắn và tuân thủ quy tắc này để trẻ không còn kén chọn hoặc bỏ lỡ giờ ăn hàng ngày nữa.
• Khiến thời gian ăn uống trở nên vui vẻ: con sẽ ăn ngon miệng hơn nếu chúng cảm thấy hào hứng và thích thú với giờ ăn. Do đó, khi ăn ba mẹ hãy tạo không khí vui vẻ thoải mái, thân mật và đừng ép bé ăn quá nhiều những thứ bé không muốn. Hãy từ từ và kiên nhẫn giới thiệu thức ăn mới cho trẻ. • Tránh xa những thứ gây phiền nhiễu trong bữa ăn: Giờ ăn là để ăn và tương tác với gia đình. Do đó, không nên để đồ chơi trên bàn hoặc trên khay của con để dạy con chỉ được làm những điều đó sau bữa ăn.
• Hãy lắng nghe con: Đảm bảo chuẩn bị món ăn với kết cấu và kích cỡ phù hợp cho con và tin tưởng rằng con biết khi nào chúng đói và no. Đừng ép buộc con quá nhiều khiến con cảm thấy giờ ăn không còn là khoảng thời gian vui vẻ nữa.
• Hãy kiên trì: Tiếp tục cung cấp thức ăn mới cho con ngay cả khi con đã nói không với chúng trước đó. Thử chuẩn bị những thực phẩm đó vào những ngày khác nhau và theo cách chế biến khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể mất tới 15 lần để một đứa trẻ thử một loại thức ăn và thích nó. Do đó, ba mẹ đừng bỏ cuộc khi thấy con kén ăn.
• Hạn chế thời gian ăn: Nếu con có thói quen ăn quá lâu, hãy thử hạn chế lại và chỉ cho phép con ăn tối đa 30-60 phút. Sau thời gian này, hãy cất thức ăn đi và để con rời khỏi bàn. Kéo dài thời gian ăn quá lâu sẽ không khiến trẻ thèm ăn hơn và cũng không tạo ra một môi trường ăn uống vui vẻ, lành mạnh cho bé. Hãy nhớ rằng, công việc của ba mẹ là quyết định loại thức ăn, thời điểm và địa điểm ăn của bé. Do đó, hãy tận dụng những điều này để rèn luyện dần dần thói quen ăn uống cho bé để có thể cải thiện những thói quen ăn uống không tốt của trẻ.
1. Vai trò của người chăm sóc bữa ăn cho trẻ
• Quyết định loại thức ăn và đồ uống cho bé trong các bữa ăn chính và phụ.
Là người chăm sóc và lên kế hoạch dinh dưỡng cho con, nếu thấy con kén ăn, đừng cho con những lựa chọn khác hoặc những món ăn yêu thích của chúng nếu chúng từ chối bữa ăn gia đình. Chỉ thưởng cho con những món ăn chúng thích nếu chúng ngoan ngoãn ăn uống cùng cả nhà.
• Quyết định khi nào thức ăn được phục vụ cho bé.
Phụ huynh cũng chính là người quyết định thời gian ăn của con, do đó để rèn luyện thời gian ăn uống điều độ cho bé, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé ăn cả bữa chính và bữa phụ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Từ đó, con bạn sẽ học được khi nào là đến giờ ăn và chúng sẽ tự giác đến bàn ăn dù có đói hay không.
• Quyết định nơi thức ăn được phục vụ cho bé.
Trẻ ăn ngon hơn khi cả gia đình cùng ngồi ăn với bé. Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý hạn chế những thứ gây sao nhãng như tivi, điện thoại trong giờ ăn. Đừng rèn cho con thói quen phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào trong giờ ăn vì đó sẽ trở thành thói quen xấu cho bé. 2. 8 lời khuyên cho cha mẹ khi chăm sóc bé kén ăn
• Ba mẹ nên là tấm gương cho con: con sẽ ăn ngon miệng hơn và sẵn sàng thử thức ăn mới hơn nếu chúng thấy những người khác trong bàn ăn cũng sử dụng cùng một loại thức ăn như vậy. Do đó, các thành viên trong gia đình đều là tấm gương quan trọng cho việc rèn luyện thói quen ăn uống của bé. • Ăn vào những thời điểm cố định: Chỉ cung cấp nước giữa các bữa ăn và bữa ăn nhẹ, tránh con ăn quá nhiều đồ ăn vặt và cảm thấy no trước giờ ăn chính thức.
• Nếu con tôi không chịu ăn thì sao: Nếu con không chịu ăn vào bữa phụ hoặc bữa chính, chỉ cho bé ăn vào thời gian đã định tiếp theo. Hãy cứng rắn và tuân thủ quy tắc này để trẻ không còn kén chọn hoặc bỏ lỡ giờ ăn hàng ngày nữa.
• Khiến thời gian ăn uống trở nên vui vẻ: con sẽ ăn ngon miệng hơn nếu chúng cảm thấy hào hứng và thích thú với giờ ăn. Do đó, khi ăn ba mẹ hãy tạo không khí vui vẻ thoải mái, thân mật và đừng ép bé ăn quá nhiều những thứ bé không muốn. Hãy từ từ và kiên nhẫn giới thiệu thức ăn mới cho trẻ. • Tránh xa những thứ gây phiền nhiễu trong bữa ăn: Giờ ăn là để ăn và tương tác với gia đình. Do đó, không nên để đồ chơi trên bàn hoặc trên khay của con để dạy con chỉ được làm những điều đó sau bữa ăn.
• Hãy lắng nghe con: Đảm bảo chuẩn bị món ăn với kết cấu và kích cỡ phù hợp cho con và tin tưởng rằng con biết khi nào chúng đói và no. Đừng ép buộc con quá nhiều khiến con cảm thấy giờ ăn không còn là khoảng thời gian vui vẻ nữa.
• Hãy kiên trì: Tiếp tục cung cấp thức ăn mới cho con ngay cả khi con đã nói không với chúng trước đó. Thử chuẩn bị những thực phẩm đó vào những ngày khác nhau và theo cách chế biến khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể mất tới 15 lần để một đứa trẻ thử một loại thức ăn và thích nó. Do đó, ba mẹ đừng bỏ cuộc khi thấy con kén ăn.
• Hạn chế thời gian ăn: Nếu con có thói quen ăn quá lâu, hãy thử hạn chế lại và chỉ cho phép con ăn tối đa 30-60 phút. Sau thời gian này, hãy cất thức ăn đi và để con rời khỏi bàn. Kéo dài thời gian ăn quá lâu sẽ không khiến trẻ thèm ăn hơn và cũng không tạo ra một môi trường ăn uống vui vẻ, lành mạnh cho bé. Hãy nhớ rằng, công việc của ba mẹ là quyết định loại thức ăn, thời điểm và địa điểm ăn của bé. Do đó, hãy tận dụng những điều này để rèn luyện dần dần thói quen ăn uống cho bé để có thể cải thiện những thói quen ăn uống không tốt của trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng