Làm thế nào nếu mẹ không đủ nguồn sữa cho con bú?

01/07/2023 09:42 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
- Nuôi con bằng sữa mẹ phương pháp tự nhiên và lâu dài nhất để nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng suôn sẻ bởi có những trường hợp mẹ không có đủ hoặc không cung cấp đủ sữa cho con.
Gần như tất cả phụ nữ đều gặp một số khó khăn khi cho con bú trong thời gian đầu, và thường tự hỏi liệu họ có cung cấp đủ sữa cho con mình hay không. Ngoài ra, một số phụ nữ phải vật lộn với vấn đề “nguồn sữa ít” và lo lắng không thể sản xuất đủ sữa cho con. 
Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì và làm cách nào để khắc phục nó? 
1. Làm thế nào để biết con có bú đủ sữa hay không?
Mặc dù mẹ không nhất thiết phải đo lường lượng sữa mà con uống, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy con nhận đủ sữa: 
• Má của bé đầy khi bú
• Em bé của bạn tự nhả ra khỏi vú của bạn hoặc ngủ thiếp đi và nhả ra
• Em bé vẻ vui vẻ và hài lòng sau khi bú
• Mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ sau khi cho con ăn
• Mẹ có thể nhìn/nghe thấy bé nuốt trong khi bú
• Ngực của mẹ mềm, không cứng sau khi cho bú
Làm thế nào nếu mẹ không đủ nguồn sữa cho con bú 3
2. Một số lầm tưởng về việc thiếu sữa
Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh có thể đòi bú nhiều lần trong ngày và điều này có thể khiến bạn cảm thấy như mình không sản xuất đủ sữa sau mỗi lần cho con bú. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì trẻ sơ sinh có xu hướng bú 8-12 lần mỗi ngày. Sau đây là một số dấu hiệu mẹ thường lầm tưởng rằng nguồn sữa của mình đang giảm, nhưng thực tế sẽ không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ có thể cung cấp: 
• Em bé của bạn muốn bú thường xuyên (cứ sau 1,5 - 2 giờ)
• Ngực không bị rỉ sữa hoặc đột ngột ngừng rỉ sữa 
• Ngực của mẹ mềm mại hơn trước đây (điều này là hoàn toàn tự nhiên khi nguồn cung cấp sữa đầy đủ)
• Không vắt được nhiều sữa (trẻ sơ sinh sẽ bú sữa mẹ hiệu quả hơn so với việc mẹ tự bơm sữa)
• Em bé của bạn đột ngột tăng tần suất bú 
3. Điều gì có thể gây ra vấn đề về nguồn sữa ít?
Đối với một số người có ít sữa, sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng giảm nguồn sữa ở mẹ như: 
• Uống thuốc tránh thai
• Cơ thể mẹ có ít ống dẫn sữa hơn bình thường (do phẫu thuật hoặc ung thư)
• Cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa mẹ đóng chai sau khi trẻ bú mẹ
• Sử dụng núm vú giả hoặc tấm chắn núm vú
• Các vấn đề về sức khỏe của mẹ (các vấn đề về sinh sản sau sinh như sót nhau thai; các vấn đề khác như thiếu máu)
• Uống rượu, hút thuốc lá
• Cắt ngắn các cữ bú của bé (thay vì để bé quyết định khi nào dừng ăn)
• Lên lịch cho ăn thay vì cho ăn theo nhu cầu
• Bé ngủ quá nhiều/suốt đêm (giảm tần suất bú)
Làm thế nào nếu mẹ không đủ nguồn sữa cho con bú 2
4. Làm thế nào để có thể tăng cường nguồn sữa của mình?
Nếu bạn đã được chẩn đoán là có ít hoặc đang giảm nguồn sữa, bạn có thể thử một số cách để giúp tăng nguồn sữa như: 
• Cho trẻ bú theo nhu cầu (hoặc nhiều hơn nếu trẻ không đòi bú nhiều)
• Cung cấp cả hai vú cho mỗi lần cho bé bú
• Chuyển nhiều lần từ bên này sang bên kia nếu trẻ mệt/ngủ quá nhanh
• Đảm bảo đủ tần suất bú (8-12 lần/24h, tối thiểu 3h/lần vào ban đêm)
• Một số loại thực phẩm và thảo mộc có thể giúp tăng nguồn sữa: cây thảo linh lăng, hạt mè, cháo bột yến mạch, …
• Tỏi, hành và bạc hà có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ do đó, hãy thận trọng và giảm bớt những món ăn này nếu bé không thích mùi vị đó.
• Hãy nghỉ ngơi thật nhiều bởi thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất sữa của mẹ.
• Uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu nước như rau, trái cây bởi nếu bị mất nước, mẹ sẽ tạo ra ít sữa hơn. 
• Cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc bởi khi cho con bú, mẹ sẽ cần thêm 300-500 calo mỗi ngày.
• Giảm mức độ căng thẳng để giúp cải thiện phản xạ xuống sữa giúp giải phóng sữa vào ống dẫn sữa dễ dàng hơn. 
• Tránh uống rượu và hút thuốc bởi chúng sẽ cản trở phản xạ xuống sữa và khiếm làm giảm nguồn sữa tổng thể của mẹ.
• Tập vắt tay/mát xa ngực
• Tập hút sữa (bơm giữa các lần bú)
Làm thế nào nếu mẹ không đủ nguồn sữa cho con bú 1
Trước khi bạn cố gắng bổ sung hoặc thử các biện pháp khác nhau để tăng nguồn sữa, như ăn một số loại thực phẩm/thảo dược, vắt sữa,…hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi tự chẩn đoán mình để đảm bảo chữa đúng bệnh và không gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và bé.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây