Thực phẩm giúp tăng nồng độ HDL trong máu, tốt cho tim mạch
2023-01-13T09:40:42+07:00 2023-01-13T09:40:42+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cham-soc-suc-khoe/thuc-pham-giup-tang-nong-do-hdl-trong-mau-tot-cho-tim-mach-425.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/thuc-pham-giup-tang-nong-do-hdl-trong-mau-tot-cho-tim-mach.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
13/01/2023 08:05 | Chăm sóc sức khoẻ
-
HDL là một loại cholesterol tốt cho cơ thể và có thể được bổ sung qua thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày để giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Cholesterol rất cần thiết cho cơ thể để thực hiện đúng các chức năng hàng ngày nhưng nếu vượt quá mức khuyến nghị thì có thể dẫn đến bệnh tim. Tuy nhiên, có một loại cholesterol đặc biệt mà nồng độ càng cao thì sẽ càng tốt cho cơ thể (không nên cao bất thường > 90 mg/dl). Đó là HDL - một loại cholesterol tốt giúp loại bỏ các cholesterol xấu trong máu bằng cách đưa chúng đến gan để đào thải ra khỏi cơ thể.
Dưới đây là một vài thực phẩm giúp tăng hàm lượng HDL trong cơ thể.
1. Quả bơ
Bơ là một trong những thực phẩm tốt nhất để tăng HDL. Chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và rất có lợi cho sức khỏe. Việc ăn bơ sẽ giúp làm sạch cholesterol LDL có trong máu và thay thế bằng HDL.
2. Quả mọng
Các loại quả mọng, có thể là dâu tây, mâm xôi, nam việt quất là những loại quả rất giàu hợp chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng sẽ giúp bổ sung cho cơ thể axit phenolic, anthocyanin, carotenoids, stilbenes, tannin, v.v., có liên quan trực tiếp đến hiệu quả chống viêm và việc tăng mức cholesterol khỏe mạnh.
3. Dầu ô liu
Một nguồn thực phẩm khác để tăng HDL là dầu ô liu bởi nó chứa một lượng lớn axit oleic - hợp chất chống viêm giúp giảm các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, hợp chất Elenolide trong dầu ô liu còn làm giảm nguy cơ cao huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ.
4. Ca cao hoặc socola đen
Đây là một trong những lựa chọn yêu thích của nhiều người để tăng mức HDL. Trên thực tế, socola đen không chỉ làm tăng mức HDL mà còn giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu. Tuy nhiên, nên sử dụng bột ca cao nguyên chất và socola đen 75% ca cao.
5. Các loại đậu
Một thành phần quan trọng để cải thiện mức HDL là chất xơ hòa tan và chất này có nhiều trong các loại đậu. Nó hấp thụ cholesterol xấu từ máu và giúp thiết lập sự cân bằng hợp lý giữa LDL và HDL.
6. Táo
Táo đóng vai trò là nguồn cung cấp pectin hàng đầu và giảm mức cholesterol xấu, cân bằng HDL và LDL trong cơ thể. Ngoài ra, táo còn chứa polyphenol giúp tim không bị tắc nghẽn và viêm nhiễm.
7. Cá béo
Cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích là một số loại cá béo chứa hàm lượng omega-3 cao. Những loại cá này cũng giúp làm tăng mức HDL một cách gián tiếp bằng cách giảm chất béo trung tính trong cơ thể. Ngoài ra, cá béo cũng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch bởi nó giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và giảm nguy cơ hình thành máu đông.
8. Quả óc chó
Các loại hạt cũng là thực phẩm có hàm lượng HDL cao do chúng chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, từ đó giúp giữ cho lượng cholesterol trong cơ thể ở mức khỏe mạnh. Vì vậy, những người ăn chay không thích ăn cá có thể cân nhắc sử dụng quả óc chó, tuy nhiên, chỉ nên ăn hai đến ba nắm quả óc chó mỗi ngày.
Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu là một chỉ số quan trọng giúp kiểm soát các bệnh về tim mạch. Hãy bổ sung những thực phẩm giúp cân bằng lượng Cholesterol trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim.
Dưới đây là một vài thực phẩm giúp tăng hàm lượng HDL trong cơ thể.
1. Quả bơ
Bơ là một trong những thực phẩm tốt nhất để tăng HDL. Chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và rất có lợi cho sức khỏe. Việc ăn bơ sẽ giúp làm sạch cholesterol LDL có trong máu và thay thế bằng HDL.
2. Quả mọng
Các loại quả mọng, có thể là dâu tây, mâm xôi, nam việt quất là những loại quả rất giàu hợp chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng sẽ giúp bổ sung cho cơ thể axit phenolic, anthocyanin, carotenoids, stilbenes, tannin, v.v., có liên quan trực tiếp đến hiệu quả chống viêm và việc tăng mức cholesterol khỏe mạnh.
3. Dầu ô liu
Một nguồn thực phẩm khác để tăng HDL là dầu ô liu bởi nó chứa một lượng lớn axit oleic - hợp chất chống viêm giúp giảm các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, hợp chất Elenolide trong dầu ô liu còn làm giảm nguy cơ cao huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ.
4. Ca cao hoặc socola đen
Đây là một trong những lựa chọn yêu thích của nhiều người để tăng mức HDL. Trên thực tế, socola đen không chỉ làm tăng mức HDL mà còn giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu. Tuy nhiên, nên sử dụng bột ca cao nguyên chất và socola đen 75% ca cao.
5. Các loại đậu
Một thành phần quan trọng để cải thiện mức HDL là chất xơ hòa tan và chất này có nhiều trong các loại đậu. Nó hấp thụ cholesterol xấu từ máu và giúp thiết lập sự cân bằng hợp lý giữa LDL và HDL.
6. Táo
Táo đóng vai trò là nguồn cung cấp pectin hàng đầu và giảm mức cholesterol xấu, cân bằng HDL và LDL trong cơ thể. Ngoài ra, táo còn chứa polyphenol giúp tim không bị tắc nghẽn và viêm nhiễm.
7. Cá béo
Cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích là một số loại cá béo chứa hàm lượng omega-3 cao. Những loại cá này cũng giúp làm tăng mức HDL một cách gián tiếp bằng cách giảm chất béo trung tính trong cơ thể. Ngoài ra, cá béo cũng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch bởi nó giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và giảm nguy cơ hình thành máu đông.
8. Quả óc chó
Các loại hạt cũng là thực phẩm có hàm lượng HDL cao do chúng chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, từ đó giúp giữ cho lượng cholesterol trong cơ thể ở mức khỏe mạnh. Vì vậy, những người ăn chay không thích ăn cá có thể cân nhắc sử dụng quả óc chó, tuy nhiên, chỉ nên ăn hai đến ba nắm quả óc chó mỗi ngày.
Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu là một chỉ số quan trọng giúp kiểm soát các bệnh về tim mạch. Hãy bổ sung những thực phẩm giúp cân bằng lượng Cholesterol trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng