Điều trị bệnh lý xương khớp với các bài thuốc từ dây gắm
2023-11-26T11:53:01+07:00 2023-11-26T11:53:01+07:00 https://songkhoe360.vn/cay-thuoc-quy-quanh-ta/dieu-tri-benh-ly-xuong-khop-voi-cac-bai-thuoc-tu-day-gam-2902.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/dieu-tri-benh-ly-xuong-khop-voi-cac-bai-thuoc-tu-day-gam-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
25/11/2023 11:47 | Cây thuốc quý quanh ta
-
Là một loại thảo dược có mặt từ lâu đời, xuất hiện ở rất nhiều vùng tại Việt Nam. Dây gắm có mặt trong nhiều bài thuốc Đông Y với tác dụng giúp điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là các vấn đề xương khớp.
Dây gắm là thực vật thân leo, mọc tựa và quấn theo thân và cành của các cây lớn với chiều dài từ 10 - 12m. Khác với các loài dây leo khác, thân của dây gắm khá to và nhiều mấu, ở các đốt thì phình lên. Lá gắm nhẵn và bóng, hình trái xoan, mọc đối xứng nhau. Từ phần kẽ lá thì hoa mọc lên ở đây thành từng nón.
Thời gian ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, và ra quả sau đó khoảng 4 tháng ̣̣(tháng 10 đến tháng 12 hằng năm). Trái khi chín sẽ có màu vàng, và chứa nhiều hạt to bên trong. Nó mọc ở khắp các vùng núi của nước ta, như ở Tuyên Quang, Hà Giang, Sapa…, và tùy từng nơi, nó có nhiều tên gọi khác nhau như Vương Tôn, dây mấu, dây sót.
1. Tác dụng của dây gắm
Thông thường người ta sẽ lấy phần thân và rễ của dây gắm để làm các vị thuốc. Hạt của dây gắm cũng có thể được thu hái và sử dụng làm thành các loại thuốc chữa đau nhức rất có hiệu quả.
Trong Đông Y, dây gắm là vị thuốc có vị đắng, tính mát, với các tác dụng như giải độc tiêu viêm, thư cân hoạt huyết, sát trùng. Nó xuất hiện trong các bài thuốc điều trị đau nhức, chữa chứng phong tê thấp, giải độc, chữa sốt và sốt rét, bệnh thống phong - còn được gọi là bệnh gout.
Một số công trình khoa học nhằm mục đích tìm ra các chất có trong dây gắm, đã phát hiện ra những hợp chất như trans-resveratrol, resveratroloside, isoharpontigenin. Đây có thể là những thành phần tạo nên tác dụng của dây gắm. 2. Một số bài thuốc từ dây gắm
• Bài thuốc giảm đau cho người bị phong tê thấp
Ngoài việc chuẩn bị 4 lạng rễ gắm, thì cần thêm 4 lạng cho các vị hy thiêm, thạch lựu, ngũ gia bì, ngưu tất, cốt toái bổ. Cùng với đó là 8 lạng cẩu tích, 5 lạng tỳ giải. Cuối cùng là 2,5 lạng lá ké, quán chúng.
Các vị thuốc trên được rửa sạch, sấy khô và nghiền thành bột, sau đó viên lại thành từng viên khác nhau. Khi cần sẽ dùng cùng với rượu, hoặc nước gừng.
• Bài thuốc hỗ trợ xử lý chứng đau nhức xương khớp
Vẫn là từ nguyên liệu rễ gắm, nhưng bài thuốc này chỉ dùng 80g. Cùng lượng với rễ dây gắm là ngũ gia bì, vỏ cây hoa giẻ, rễ rung rúc. Kèm theo là 40g cho mỗi loại rễ xích đồng, tầm gửi dâu, cây ô dược, rễ cỏ xước, tầm xuân, bạch đồng nữ, rễ bướm bạc và rễ bưởi bung. 2 nguyên liệu cuối cùng là cỏ roi ngựa và rễ chỉ thiên, mỗi thứ 20g.
Các dược liệu trên được rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ rồi ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng trong vòng 15 ngày là sử dụng được. Trước khi đi ngủ nên uống 1 chén nhỏ thứ rượu này. • Bài thuốc chữa chứng phong thấp
Bài thuốc này sử dụng các vị thuốc gồm rễ gắm, rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, rễ tầm xuân và dây đau xương. Sau khi chuẩn bị 20g mỗi vị thuốc trên thì đem sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml thì dừng.
Chia làm 2 phần bằng nhau dùng trong ngày. Bài thuốc này nên được sử dụng trong 15 ngày.
• Bài thuốc hỗ trợ điều trị Gout
Hãm 10g dây gắm khô cùng với 150ml nước sôi, và dùng nó như dùng trà bình thường.
Ngoài ra, dây gắm còn 1 số tác dụng như:
• Điều hòa kinh nguyệt cùng bài thuốc từ rễ gắm
9g rễ gắm, 6g nghệ đen, 10g bạch đồng nữ 10g, nhân trần 12g, 12g ích mẫu, và 10g lá đuôi lươn là 6 thành phần của thang thuốc này. Sắc chung chúng với nhau và sử dụng trong vòng 1 tháng, với lượng là 1 thang mỗi ngày. • Bài thuốc trị sốt rét
8g mỗi loại dây gắm, hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu tươi. Sắc chung với 8g cây chó đẻ, 4g dây cóc, 4g hạt cau, 4g ô mai trong 600ml nước. Dừng lại khi còn 200ml nước thuốc.
Sau đó dùng ngày 2 lần, mỗi lần 100ml. Nên sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 15 ngày.
Nhìn chung thì dây gắm là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những ai đang mắc chứng bệnh về xương khớp, hay đau nhức. Tuy nhiên dây gắm không phải vị thuốc chữa bệnh chính, và có tác dụng mau chóng bởi cần sử dụng lâu dài để đạt được hiệu quả mong muốn.
Chính vì thế trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc liên quan đến dây gắm, thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thời gian ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, và ra quả sau đó khoảng 4 tháng ̣̣(tháng 10 đến tháng 12 hằng năm). Trái khi chín sẽ có màu vàng, và chứa nhiều hạt to bên trong. Nó mọc ở khắp các vùng núi của nước ta, như ở Tuyên Quang, Hà Giang, Sapa…, và tùy từng nơi, nó có nhiều tên gọi khác nhau như Vương Tôn, dây mấu, dây sót.
1. Tác dụng của dây gắm
Thông thường người ta sẽ lấy phần thân và rễ của dây gắm để làm các vị thuốc. Hạt của dây gắm cũng có thể được thu hái và sử dụng làm thành các loại thuốc chữa đau nhức rất có hiệu quả.
Trong Đông Y, dây gắm là vị thuốc có vị đắng, tính mát, với các tác dụng như giải độc tiêu viêm, thư cân hoạt huyết, sát trùng. Nó xuất hiện trong các bài thuốc điều trị đau nhức, chữa chứng phong tê thấp, giải độc, chữa sốt và sốt rét, bệnh thống phong - còn được gọi là bệnh gout.
Một số công trình khoa học nhằm mục đích tìm ra các chất có trong dây gắm, đã phát hiện ra những hợp chất như trans-resveratrol, resveratroloside, isoharpontigenin. Đây có thể là những thành phần tạo nên tác dụng của dây gắm. 2. Một số bài thuốc từ dây gắm
• Bài thuốc giảm đau cho người bị phong tê thấp
Ngoài việc chuẩn bị 4 lạng rễ gắm, thì cần thêm 4 lạng cho các vị hy thiêm, thạch lựu, ngũ gia bì, ngưu tất, cốt toái bổ. Cùng với đó là 8 lạng cẩu tích, 5 lạng tỳ giải. Cuối cùng là 2,5 lạng lá ké, quán chúng.
Các vị thuốc trên được rửa sạch, sấy khô và nghiền thành bột, sau đó viên lại thành từng viên khác nhau. Khi cần sẽ dùng cùng với rượu, hoặc nước gừng.
• Bài thuốc hỗ trợ xử lý chứng đau nhức xương khớp
Vẫn là từ nguyên liệu rễ gắm, nhưng bài thuốc này chỉ dùng 80g. Cùng lượng với rễ dây gắm là ngũ gia bì, vỏ cây hoa giẻ, rễ rung rúc. Kèm theo là 40g cho mỗi loại rễ xích đồng, tầm gửi dâu, cây ô dược, rễ cỏ xước, tầm xuân, bạch đồng nữ, rễ bướm bạc và rễ bưởi bung. 2 nguyên liệu cuối cùng là cỏ roi ngựa và rễ chỉ thiên, mỗi thứ 20g.
Các dược liệu trên được rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ rồi ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng trong vòng 15 ngày là sử dụng được. Trước khi đi ngủ nên uống 1 chén nhỏ thứ rượu này. • Bài thuốc chữa chứng phong thấp
Bài thuốc này sử dụng các vị thuốc gồm rễ gắm, rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, rễ tầm xuân và dây đau xương. Sau khi chuẩn bị 20g mỗi vị thuốc trên thì đem sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml thì dừng.
Chia làm 2 phần bằng nhau dùng trong ngày. Bài thuốc này nên được sử dụng trong 15 ngày.
• Bài thuốc hỗ trợ điều trị Gout
Hãm 10g dây gắm khô cùng với 150ml nước sôi, và dùng nó như dùng trà bình thường.
Ngoài ra, dây gắm còn 1 số tác dụng như:
• Điều hòa kinh nguyệt cùng bài thuốc từ rễ gắm
9g rễ gắm, 6g nghệ đen, 10g bạch đồng nữ 10g, nhân trần 12g, 12g ích mẫu, và 10g lá đuôi lươn là 6 thành phần của thang thuốc này. Sắc chung chúng với nhau và sử dụng trong vòng 1 tháng, với lượng là 1 thang mỗi ngày. • Bài thuốc trị sốt rét
8g mỗi loại dây gắm, hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu tươi. Sắc chung với 8g cây chó đẻ, 4g dây cóc, 4g hạt cau, 4g ô mai trong 600ml nước. Dừng lại khi còn 200ml nước thuốc.
Sau đó dùng ngày 2 lần, mỗi lần 100ml. Nên sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 15 ngày.
Nhìn chung thì dây gắm là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những ai đang mắc chứng bệnh về xương khớp, hay đau nhức. Tuy nhiên dây gắm không phải vị thuốc chữa bệnh chính, và có tác dụng mau chóng bởi cần sử dụng lâu dài để đạt được hiệu quả mong muốn.
Chính vì thế trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc liên quan đến dây gắm, thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng